Các nhân tố ảnh hường đến việc thu hút khách Nhật tại công ty

Một phần của tài liệu thực trạng khai thác thị trường du lịch Việt Nam (Trang 29 - 33)

Kinh tế ổn định. Tình hình kinh tế trong nước ổn định các chính sách mở cửa thính hợp của nhà nước tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành du lịch. Ngoài ra tổng cục du lịch đã có nhiều chương trình quảng bá giới thiệu du lịch Việt Nam cho bạn bè trên thế giới tạo xu hướng phát triển mới cho du lịch. Bên cạnh đó các thủ tục hành chính cũng từng bước được đơn giản hoá tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch. Nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức cao trên 7%/năm, các ngành kinh tế bổ trợ cho ngành du lịch liên tục phát triển như: giao thông, xây dựng, bưu chính viễn thông, vận tải,…Do đó mức sống trung bình của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng yên Nhật Bản thấp, tạo một sức mua đồng tiền tương đối lớn, rất hấp dẫn đối với những người Nhật ưa mua sắm

Chính trị an toàn. Điều đầu tiên mà khách du lịch Nhật quan tâm là tìm hiểu về chế độ chính trị, an ninh nơi mà họ dự định đi du lịch. Đối với khách du lịch Nhật, điều quan tâm hàng đầu của họ là chế độ chính trị tại điểm đến và an toàn đối với bản thân. Đối với Việt Nam đây thực sự là một thuận lợi không chỉ cho ngành du lịch mà đối với các công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam. Đối với một thủ đô được công nhận là “Thành phố vì hoà bình” và được WTO công nhận Việt Nam là “Điểm đến an toàn và kỳ diệu”. Chính vì lẽ đó, khách du lịch cảm thấy yên tâm, nơi họ đến không có bạo loạn, khủng bố…

Công nghệ. Trong những yếu tố còn lại có những yếu tố quan trọng như mạng lưới giao thông, các phương tiện vận chuyển, mức độ an toàn tiện nghi của phương tiện vận chuyển. Trong năm 2002, cùng với việc mở thêm các đường bay thẳng tới Hà Nội từ các thành phố lớn của Nhật Bản như Tokyo, Osaka,…lượng khách Nhật vào nước ta và Hà Nội chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được mở rộng và nâng cấp tại khắp các vùng Bắc, Trung, Nam không những để phục vụ mục đích vận chuyển nội hạt mà tăng khả năng thu hút khách tại các điểm đến du lịch mới. Công nghệ bưu chính viễn thông nhanh, rẻ, thuận lợi nhờ sự cải tiến phương thức thanh toán, gọi quốc tế trực tiếp. Hệ thống ngân hàng phát triển giúp việc thanh toán của khách dễ dàng hơn nhờ thông quan các loại tín dụng quốc tế được chấp nhận hầu hết ở các cửa hàng phục vụ khách nước ngoà.

Tuy vậy, Việt Nam còn có nhiều thiếu sót trong việc thu hút khách Nhật. Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay tốc độ đường truyền của Internet của Việt Nam còn chậm mặc dù đã được cải tiến nhiều. Do vậy nó đã hạn chế số người truy cập mạng thông tin. Dẫn đến hạn chế số người biết đến Việt Nam. Mặt khách số lượng thông tin cũng như các trang Web giới thiệu về du lịch Việt Nam rất hạn chế trên mạng. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới quyết định đi du lịch và lựa chọn điểm đến của khách du lịch Nhật.

Ngoài ra thủ tục visa, hộ chiếu cho khách mặc dù đã được đơn giản nhưng còn phức tạp, mức phí visa còn cao so với các nước khác đây cũng là một khó khăn. Bên cạnh đó mức thuế mà nhà nước dành cho du lịch chưa hợp lý, mức thuế VAT đối với doanh nghiệp lữ hành là 20% và hệ thống giá đối với các dv vẫn áp dụng hệ thống hai giá: giá cho người Việt Nam và giá cho người nước ngòai.

Văn hóa. Việt Nam với các giá trị truyền thống (trong quan hệ gia đình, làng xóm, thầy trò…; các lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp…) đang được khôi phục; các di sản văn hóa vật chất đang được Nhà nước và nhân dân chú trọng tu bổ, tôn tạo. Nhiều hình thức hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú, sinh động đang thu hút và đáp ứng được phần nào nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân và khách du lịch. Văn hóa Việt Nam được bảo tồn nhờ sự quan tâm của toàn xã hội thể hiện trong khẩu hiệu: “Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Tài nguyên du lịch. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với hệ động thực vật phong phú và đa dạng, với những khu bảo tồn thiên nhiên cùng vớii những loài động vật quí đã

những nét đặc sắc từ sự tổng hợp văn hóa của 54 dân tộc anh em, cũng như các di tích lịch sử và văn hóa đã được UNESCO công nhận.

Trên đây chỉ là một số các ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch ra nước ngoài của người Nhật. Cho nên ngành du lịch Việt Nam nói chung và các công ty lữ hành nói riêng khi tuyên truyền quảng cáo cần để ý tới sao cho mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút khách du lịch là người Nhật.

III.3.2 Các nhân tố chủ quan

Sản phẩm chất lượng, đa dạng và phong phú. Một điều quan trọng đã quyết định đến uy tín của công ty trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế đó là công ty luôn luôn chú ý tới chất lượng của toàn bộ chương trình luôn đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất thoả mãn nhu cầu tối đa của khách hàng. Ngoài ra công ty luôn đầu tư vào việc xây dựng thiết kế các chương trình mới, thiết kế lại các chương trình sao cho phù hợp, đa dạng và phong phú đảm bảo khách hàng có thể lựa chọn theo yêu cầu. Theo xu hướng hiện nay khách du lịch Nhật rất thích các tour khám phá các vùng mới lạ với những nét văn hoá phong tục của những dân tộc ít người, những tour du lịch nghỉ biển đặc biệt là những tour khám phá đáy đại dương ở những nơi có cảnh đẹp hùng vĩ như Mũi Né, Nha Trang, Phú Quốc, việc thực hiện các tour này đối với công ty là điều không khó. Đối với công ty tại Hà Nội thì những tour về miền Tây Bắc, những vùng dân tộc thiểu số với những nét văn hoá độc đáo rất phù hợp với khách du lịch là người Nhật.

Giá cả linh hoạt. Trên cơ sở đánh giá mối tương quan giữa giá và chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, và sự đánh giá từ phía khách hàng công ty đưa ra hai mức giá chính, đó là mức giá dành cho khách đoàn và giá dành cho khách lẻ. Trong đó giá cho khách đoàn có các mức tùy theo số lượng của đòan (10-15 người, 16-20 người, 20-30 người, 30-40 người), cách định giá của công ty lựa chọn định giá theo mức giá hiện hành, nghĩa là có dựa trên giá của các đối thủ cạnh tranh kết hợp việc xác định mức giá cơ bản cộng 25% lợi nhuận:

Giá thành cho một khách z = b + A/N z: giá thành/khách

A: Tổng chi phí cố định N: Tổng chi phí biến đổi

Giá bán cho một khách: G = z + P + Cb + Ck + T

G: giá bán/khách

P: Khoản lợi nhuận dành cho công ty

Cb: Chi phí bán bao gồm hoa hồng cho đối tác, chi phí khuếch trương v.v..

Ck: Các chi phí khách như chi phí quản lý, phí thiết kế chương trình, chi phí dự phòng v.v..

T: Các khoản thuế

Công ty quy định P + Cb + Ck + T = 25%G trong đó P = 10% G

Và phần còn lại Cb + Ck + T = 15%G

Giá bán của công ty được tính theo công thức sau:

G = z + 0,25G G(1 – 0,25) = z G = z/0,75

Phân phối đồng bộ và hiệu quả. Công ty có trụ sở chính ở Thủ đô của cả nước với trung tâm đầu mối giao thông sẽ là điều kiện thuận lợi giúp công ty có những cơ hội để kinh doanh và phát triển một cách tốt nhất. Hơn nữa do có thời gian kinh doanh khá lâu trên thị trường, công ty là xây dựng và duy trì rất nhiều các mối quan hệ với các đối tác và nhà cung cấp. Điều này góp phần tạo nên uy tín của công ty đối với khách Nhật nói riêng và mối quan hệ lâu dài trong kinh doanh của công ty nói chung.

Uy tín và danh tiếng của công ty. Qua gần 7 năm hoạt động và phát triển (1998-2005) công ty đã tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với khách, củng cố được uy tín và nâng cao được vị thế của mình trong nước và trên thế giới. Công ty đã được các tổ chức du lịch lớn biết đến thông qua các tổ chức du lịch trên thế giới mà công ty đã từng tham gia là thành viên như: ASTA, JATA, PATA. Những mối quan hệ tốt đẹp này là một điều kiện thuận lợi giúp giới thiệu về công ty cũng như các sản phẩm du lịch đối với các bạn hàng quốc tế, tạo dựng lòng tin, nâng cao uy tín đối với họ. Đây thực sự là một thuận lợi lớn của công ty.

Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức của công ty và chi nhánh được bố trí hợp lý với đội ngũ

ngữ đã giúp cho công ty thành công hơn trong việc tạo ra các ấn tượng tốt đẹp đối với khách.

Trên đây là một số chủ quan và khách quan tác động đến việc khai thác thị trường nói chung và thị trường khách du lịch Nhật nói riêng của công ty. Qua đó, công ty cần nhận ra được những thuận lợi và khó khăn để phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn nhằm khai thác tốt nguồn khách Nhật cũng như các đối tượng khách khác.

Một phần của tài liệu thực trạng khai thác thị trường du lịch Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)