Lý thuyết áp dụng

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội của sinh viên Khoa Luật – Đại học Huế về hôn nhân đồng giới Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Lý thuyết áp dụng

Trong Xã hội học có nhiều cách giải thích khác nhau về sự sai lệch, trong đó có lý thuyết dán nhãn. Howard Becker là tác giả đầu tiên đưa ra lý thuyết dán nhãn. Ông đã lập luận rằng hành vi sai lệch là do xã hội tạo ra,

“các nhóm xã hội tạo ra hành vi sai lệch bằng cách đưa ra các quy tắc mà những ai vi phạm sẽ bị coi là sai lệch và áp dụng quy tắc này cho những cá nhân đặc thù, dán nhãn cho họ những kẻ ngoài cuộc”. Từ góc độ đó thì sai lệch không phải là chất lượng của một hành động mà một người thực hiện, mà nó là hậu quả của việc áp dụng các quy tắc đó: “hành vi sai lệch là hành vi mà người ta bị dán nhãn”. Lý thuyết dán nhãn giải thích nguyên nhân tại sao có

hành vi sai lệch và nó dựa trên hành vi của cá nhân để dán nhãn. Bởi theo lý thuyết này, hành vi của một cá nhân lệch lạc hay không là do sự phản ứng của các cá nhân khác nhiều hơn là do tự thân hành vi đó biểu hiện và là do các cá nhân khác gán cho anh ta cái nhãn là lệch lạc. Các nhà lý thuyết dán nhãn đã không nhìn nhận những tên tội phạm như những kẻ xấu, liên quan hoặc tham gia các hành động sai trái mà xem họ như những cá thể bị hệ thống pháp luật và cộng đồng lớn dán lên họ cái mác tội phạm.

Lý thuyết dán nhãn cho rằng, một cá nhân khi dán nhãn cho một hành vi của cá nhân khác là lệch lạc thì người đó liên tưởng đến những lý lẽ của nhãn đó, thậm chí trong nhiều trường hợp người ta quan tâm đến cái nhãn của cá nhân hơn là những hành vi thực tế của cá nhân đó.

Ở đây người đồng tính bị gán cho những cái nhãn “xấu” như “pê đê”,

“bóng”, “bệnh hoạn”, “biến thái”. Kết quả bêu riếu của nhãn hiệu sẽ đặt những người lệch lạc bên ngoài những nhóm quy ước và khuấy động một ý thức về sự không chắc chắn trong họ. Họ cảm thấy bị gán cho là lệch lạc bất chấp những phủ nhận của họ và trở thành xấu xa vì họ bị xác định là xấu xa.

Kết quả lâu dài của quá trình dán nhãn là khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình hoặc sự nghiệp sai lệch bằng cách đóng lại những cơ hội và buộc họ dựa vào những nhóm xã hội mà qua những nhóm đó họ sẽ kéo dài mãi lệch lạc của họ. Từ đó củng cố và xác định một cương vị “người ngoài cuộc” và một hình ảnh - tự thân tiêu cực và ngăn ngừa khả năng lánh xa sự sai lệch của họ. Xã hội đã tạo nên sự sai lệch do việc gán các nhãn lệch lạc và có thể sản sinh ra nhiều sự lệch lạc hơn là ngăn chặn nó.

Có thể coi hành vi lệch lạc sơ cấp là cái dẫn đến sự dán nhãn, còn hành vi lệch lạc thứ cấp là kết quả của sự dán nhãn.

Hành vi lệch lạc sơ cấp

Hành vi lệch lạc sơ cấp liên quan đến việc xác định, chuẩn đoán trạng thái, hành vi của người có hành vi sai lệch, đó là một quá trình xem xét căn bệnh cho các cá nhân, phân loại theo đó các cá nhân bị dán nhãn là ốm hay khỏe mạnh. Sự dán nhãn như là một phương thức tạo ra các căn bệnh chứ không phải nguyên nhân của các căn bệnh. Ở đây, đồng tính là một căn bệnh mà dù đã được Tổ chức Y tế Thế giới xem không phải là một loại bệnh nhưng xã hội vẫn đang có sự kỳ thị đối với những người đồng tính. Mọi người trong xã hội chưa có những kiến thức hiểu biết về người đồng tính mà xem người đồng tính như là một sự sai lệch xã hội, như một căn bệnh. Họ không biết và cũng không cần biết đến nguyên nhân của đồng tính mà cứ chăm chăm nhìn vào vẻ bề ngoài, cách biểu hiện của những người đồng tính để gán cho những các mác như “pê đê”, “ái nam ái nữ”, “xăng pha nhớt”… Xã hội xem đồng tính là một thứ bệnh hoạn, do ăn chơi đua đòi chứ không phải là nguyên nhân bẩm sinh.

Như vậy, sự dán nhãn ở xu hướng lệch lạc sơ cấp là một phương thức theo đó trạng thái bình thường được xác nhận lại và người có xu hướng lệch lạc được nhận diện. Sự dán nhãn theo nghĩa này nhằm giúp vạch ra ranh giới của những gì được coi là giá trị xã hội và hành vi xã hội bình thường. Từ tiền đề này thì sự chuẩn đoán là một quá trình của sự dán nhãn ở xu hướng lệch lạc sơ cấp, mà quá trình này cho phép xác định ranh giới của trạng thái xã hội bình thường, đặc biệt là trong đó chính các loại bệnh thể hiện các sự đánh giá đó.

Hành vi lệch lạc thứ cấp

Hành vi lệch lạc thứ cấp đề cập đến sự thay đổi trong hành vi mà sự thay đổi này xảy ra như là kết quả của việc dán nhãn. Những áp lực xã hội mạnh mẽ có xu hướng thúc đẩy hành vi cho phù hợp với cái nhãn và sự dán nhãn do đó trở thành “sự tự đáp ứng trước”( self-fulfilling prophecy). Những áp lực lên các bệnh nhân nhằm làm thay đổi hành vi của họ xuất phát từ ý nghĩa xã hội và tầm quan trọng của cái nhãn mà bác sĩ đã áp dụng. Những

khuôn mẫu đặc biệt này có thể ảnh hưởng đến cả sự nhận thức của chính bản thân bệnh nhân và phản ứng của bạn bè và họ hàng đối với anh ta.

Sự dán nhãn trong một thời gian dài sẽ trở thành “cái khóa” các cá nhân vào vai trò sai lệch. Có nghĩa là, kết quả lâu dài của quá trình dán nhãn đã khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình của sự sai lệch đó. Sự dán nhãn đã dẫn đến sự kỳ thị xã hội đối với người đồng tính, đóng lại những cơ hội. Họ bị mất việc làm, bị đánh chửi, đuổi ra khỏi nhà…Tất cả mọi cơ hội trong cuộc sống bị khép lại bởi vì họ bị xem là những người lệch lạc.

Những người đồng tính không xấu nhưng xã hội gán cho họ một các nhãn “xấu”, những nhóm không bình thường trong khuôn mẫu giới. Từ đó họ cư xử như những người không bình thường, sống khép mình, không công khai hoặc bị kỳ thị bị đuổi việc, bị xua đuổi buộc phải dẫn đến có hành vi phạm tội để kiếm sống.

Việc gán một nhãn hiệu lệch lạc có ảnh hưởng quan trọng đến việc cá nhân được người khác nhận biết thế nào và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa họ với những người khác, bởi lẽ khi bị gán cho là lệch lạc hay tội phạm thì cá thể và nhóm xã hội xung quanh họ phải thích nghi với bản sắc bị tước đoạt. Khi đó họ không còn nhận được thái độ “bình thường” của những người xung quanh mà đã có sự phân biệt đối xử.

Vận dụng lý thuyết dán nhãn vào nghiên cứu này cho thấy, một số nhóm trong xã hội xem những hành vi của người đồng tính là lệch lạc. Xã hội gán cho người đồng tính những cái nhãn và đặt những người đó bên ngoài nhóm quy ước. Chính việc dán nhãn tiêu cực này sẽ gây áp lực lên các cá nhân, gây ảnh hưởng tâm lý đến họ. Định kiến xã hội sẽ khiến các cá nhân cảm thấy mình như một người không bình thường, luôn sống trong “bóng tối”, sống trong cái bọc là người bình thường. Nếu người đồng tính bộc lộ mình là người đồng tính thì gia đình, bạn bè sẽ xa lánh, không tôn trọng ý kiến và những người xung quanh sẽ tìm cách ngăn cản con cái họ không được

tiếp xúc với người đồng tính. Nếu tình trạng này kéo dài họ sẽ cảm thấy bất mãn và rất dễ dẫn đến các hình thức phạm tội.

1.2.2. Lý thuyết xã hội hoá vai trò giới

Theo nhà Xã hội học Mỹ Neil Smelser: “Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình”.

[3, tr.258]. Một phần quan trọng của quá trình xã hội hóa là việc học tập cách thể hiện vai trò giới. Vì vậy, xã hội hoá vai trò giới là việc các thành viên trong xã hội học các hành vi phù hợp với giới tính của mình. Mỗi giới sẽ có vai trò khác nhau, xã hội mong đợi mỗi giới thực hiện các khuôn mẫu hành vi theo quy định của xã hội. Những khuôn mẫu này có từ trước khi đứa trẻ ra đời. Quá trình xã hội hóa qua các môi trường sẽ giúp trẻ dần xác định được bản sắc giới của mình, thấm nhuần các chuẩn mực và kỳ vọng xã hội tương ứng. Trẻ sẽ biết được rằng, mỗi giới sẽ có một “bản sắc” về cách ăn mặc, cử chỉ, phẩm chất và nếu đã thuộc về giới này thì không được có những “bản sắc” của giới kia. Người lớn sẽ cung cấp cho trẻ những khuôn mẫu hành vi thích hợp, con trai phải như thế nào? Con gái phải ra sao? Con trai được dạy phải mạnh mẽ, dũng cảm, nam tính, con gái phải nhẹ nhàng, khéo léo…Đồ chơi cho các bé cũng có sự khác nhau, con trai thì chơi súng, ô tô, con gái thì búp bê, đồ chơi nấu ăn. Từ quá trình xã hội hóa qua các môi trường, trẻ nhận ra, hai giới có cách ứng xử khác nhau. “Các nhà chức năng luận cho rằng các bé trai và bé gái học các vai trò giới cùng bản sắc nam và nữ (nam tính, nữ tính) đi kèm các vai trò đó” [2, tr.70].

Vận dụng lý thuyết xã hội hóa vai trò giới để giải thích việc tại sao hiện nay nhiều người trong xã hội vẫn đang có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tình, bởi những khuôn mẫu mang tính định kiến về giới và tình dục đã tồn tại lâu đời trong xã hội và đã được các thành viên trong xã hội

“lĩnh hội” ngay từ khi mới chào đời.

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội của sinh viên Khoa Luật – Đại học Huế về hôn nhân đồng giới Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)