CHƯƠNG 2: DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ VỀ VIỆC HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI
2.2. Thực trạng dƣ luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới
2.2.2. Dư luận xã hội của sinh viên về quan hệ sống chung đồng giới
2.2.2.1. Thái độ của sinh viên đối với việc hai người đồng giới chung sống với nhau như vợ chồng
Trong những năm gần đây, do sự hội nhập với thế giới, xã hội Việt Nam ngày càng cởi mở hơn, vì vậy nhiều người đồng tính đã không ngần ngại công khai giới tính thật. Nhiều người trong số họ đã sống chung như vợ chồng với bạn tình của mình. Bên cạnh đó, trong thời gian này, Bộ Tư pháp đang tiến hành khảo sát lấy ý kiến của người dân về việc hợp pháp hóa HNĐG đã khiến SV chú ý nhiều hơn đến việc người đồng tính chung sống với nhau. Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 66,8% SV biết đến việc “hai người cùng giới chung sống với nhau như vợ chồng”. Đây chính là thực tế của cuộc sống, bởi người đồng tính cũng là con người, họ cũng mong muốn được yêu thương, được sống với người yêu trong môi trường gia đình. Tuy nhiên, do ở Huế người đồng tính còn ít hoặc họ có thể họ không dám bộc lộ mình là người đồng tính. Kết quả nghiên cứu của ISEE hợp tác với Học viện Báo chí tuyên truyền cũng cho thấy có 60,66% người đồng tính
cư trú tại TP.HCM, 12,17% tại Hà Nội và còn lại là những tỉnh khác. Do vậy, phần lớn SV chủ yếu tiếp cận thông tin này qua các “phương tiện truyền thông đại chúng” (chiếm 92,6%) và qua “bạn bè” (53,3%), chỉ một số ít sinh viên được biết đến hiện tượng này qua “người đồng tính” (5,3%).
Bảng 2.5: Kênh cung cấp thông tin về việc hai người đồng giới chung sống với nhau như vợ chồng
Kênh cung cấp thông tin
Tần suất (người)
Tỷ lệ (%)
Phương tiện truyền thông đại chúng 226 92,6
Các hoạt động ngoại khóa 39 16,0
Người thân 24 9,8
Bạn bè 130 53,3
Thầy/cô 33 13,5
Người đồng tính 13 5,3
Khác 1 0,4
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)
Việc SV biết đến hiện tượng hai người đồng giới chung sống với nhau như vợ chồng sẽ phần nào giúp SV hiểu hơn về thực tế cuộc sống của người đồng tính, giúp họ hình thành nên những thái độ đối với người đồng tính. Dù có hơn hai phần ba số SV trong mẫu khảo sát biết đến hiện tượng này nhưng chỉ có 22,2 % SV đã “từng chứng kiến hai người cùng giới chung sống với nhau như vợ chồng”, còn lại 77,8 % “chưa từng chứng kiến”. Nguyên nhân này được SV giải thích, do ở Huế khá kín đáo, nên nếu là người đồng tính sẽ rất ngại bộc lộ mình vì sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử, thậm chí là bạo lực: “Vì như vùng ở đây, vùng Huế, nhiều người họ nghĩ là họ theo truyền thống của mình. Việc mà chung sống như thế thì họ khó chấp nhận. Còn như ở những vùng như chỗ em thì vì nhiều nơi khác đến, họ có nhìn nhận thoáng hơn một chút thì có thể họ thấy việc đó là bình thường”. (Nữ, sinh viên năm 4).
Biểu đồ 2.3: Thái độ của SV đối với việc hai người đồng giới chung sống với nhau như vợ chồng
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)
Trong số 22,2% SV được hỏi “từng chứng kiến hai người cùng giới chung sống như vợ chồng” thì thái độ của SV là “không quan tâm” đến việc này (chiếm 30,9%). Bên cạnh đó tỷ lệ SV rất đồng tình, đồng tình (25,9%) gần như tương đồng với tỷ lệ SV rất không đồng tình (24,7%).
Con số này cho thấy, dù đã chứng kiến việc hai người cùng giới chung sống với nhau nhưng một số SV vẫn có thái độ không đồng tình và khó có thể chấp nhận ngay được. Kết quả từ thông tin định tính cũng phù hợp với kết quả trên: “đầu tiên thì lạ, nói thì nói thế thôi chứ cũng thấy lạ lạ. Ví dụ hai người phụ nữ, hoặc hai người đàn ông ở với nhau, chung sống như vợ chồng, ôm ấp nhau thì nhìn khó chịu lắm. Em nói thiệt. Nói thì nói khoa học mình nhìn nhận như thế còn nếu mình áp vô thực tiễn thì ban đầu nhìn rất là khó chịu” (Nam, sinh viên năm 2).
2.2.2.2. Thái độ của sinh viên đối với việc hai người đồng giới tổ chức đám cưới
Bên cạnh hiện tượng hai người đồng giới chung sống với nhau như vợ chồng thì thời gian gần đây ở nước ta xuất hiện khá nhiều đám cưới đồng tính. Đám cưới đồng tính đầu tiên được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 07/4/1997 giữa một cặp đôi đồng tính nam. Tiếp sau đó, truyền
4.9%
21.0%
9.9%
30.9%
22.2%
2.5%
8.6%
0.0%
5.0%
10.0%
15.0%
20.0%
25.0%
30.0%
35.0%
1
Rất đồng tình Đồng tình Lưỡng lự Không đồng tình Rất không đồng tình Không quan tâm Không biết/không trả lời
thông đại chúng liên tục đăng tải những hình ảnh về những đám cưới đồng tính như: đồng tính nữ (tháng 12/2010, Hà Nội), đồng tính nam (6/2011, TP.Hồ Chí Mình), đồng tính nữ (2012, Cà Mau), đồng tính nam (tháng 5/2012, Kiên Giang), đồng tính nữ (tháng 7/2012, Bình Dương). Những đám cưới này gây khá nhiều sự chú ý của dư luận.
Theo kết quả xử lý số liệu định lượng, có 68,5% SV trong mẫu khảo sát biết đến “việc hai người cùng giới tính tổ chức đám cưới”. Điều này chứng tỏ đồng tính và cuộc sống của những người đồng tính đang được SV hết sức quan tâm. Thông tin từ phỏng vấn sâu cũng phần nào làm rõ điều này: “Khi em đọc báo thì thấy rất là nhiều, như vừa rồi ở Hà Nội thì có sự kiện các cặp đồng giới cùng tổ chức đám cưới, hay ở Hà Nội lần đầu tiên có đám cưới của 1 cặp đồng giới nữ. Mặc dù có những ý kiến tiêu cực có, tích cực có nhưng theo em thì đó là xu thế tất nhiên của xã hội nên về vấn đề đó thì mình cũng nên có cách nhìn thoáng”. (Nam, sinh viên năm 4)
Theo SV, hình thức tổ chức đám cưới được nhiều người đồng tính thực hiện là “tổ chức một bữa tiệc nhỏ ra mắt người thân và bạn bè”. Bởi vì: “đám cưới đó thì phần lớn chỉ có một bên gia đình tham dự hoặc mời những bạn bè, họ hàng thân thiết. em cũng rất khâm phục nhưng cặp đồng tính đó vì họ dám khẳng định mình, sống đúng với giới tính của mình. Họ không che dấu hay kiếm cớ để che đậy vấn đề đó”. (Nam, sinh viên năm 4)
Bảng 2.6: Hình thức tổ chức đám cưới
Hình thức tổ chức đám cưới
Tần suất (người)
Tỷ lệ (%) Tổ chức theo nghi lễ của đám cưới truyền thống 99 39,6 Tổ chức một bữa tiệc nhỏ ra mắt người thân và bạn bè 145 58,0
Khác 6 2,4
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)
Với sự quan tâm đặc biệt đối với người đồng tính, SV khoa Luật – Đại học Huế không chỉ chú ý đến hình thức tổ chức đám cưới của những cặp đôi đồng tính
mà họ còn quan tâm đến việc những đám cưới này có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình hay không? Chính quyền địa phương có xử phạt hành chính những đám cưới này không? Đây được xem như là “bệnh nghề nghiệp” bởi họ là SV được đào tạo chuyên sâu về Luật, vì thế họ cần phải biết đến các vấn đề này nhằm có những nhìn nhận đánh giá việc thực thi pháp luật ở Việt Nam.
Dù kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 21,1% SV được hỏi cho rằng, chính quyền địa phương có đến xử phạt hành chính khi các cặp đôi đồng tính tổ chức đám cưới, nhưng vấn đề này cũng đặt ra một câu hỏi: Liệu chính quyền địa phương đã nắm rõ Luật hay chưa? Bởi vì theo pháp luật Việt Nam, việc tổ chức đám cưới không có giá trị pháp lý như đăng ký kết hôn. Pháp luật chỉ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” [7] chứ không được phép can thiệp vào những nghi thức này, vì việc tổ chức lễ cưới không vi phạm luật Hôn nhân và Gia đình. Việc chính quyền địa phương xử phạt là do cách hiểu sai về khái niệm “kết hôn” và “đám cưới”, dẫn đến áp dụng sai luật. Nếu chính quyền địa phương xử phạt, người đồng tính có thể khiếu nại đối với quyết định xử phạt đó. Vấn đề này đã được TS. Nguyễn Văn Cừ (Phó Chủ nhiệm khoa Luật Dân sự, ĐH Luật Hà Nội) khẳng định: “Nhiều người vẫn cho rằng chung sống hay tổ chức lễ cưới giữa những người đồng giới là vi phạm pháp luật là không phải. Chẳng có điều nào của Luật HN&GĐ hay luật khác cấm tổ chức lễ cưới của những người đồng giới” [19].
Dù pháp luật hiện hành “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng việc chung sống và tổ chức đám cưới của các cặp đôi đồng giới vẫn diễn ra ở Việt Nam. Thực tiễn này cho thấy, nhu cầu kết hôn của người đồng tính là hoàn toàn có cơ sở. Vì vậy cần phải tôn trọng mối quan hệ của họ và đưa vấn đề hợp pháp hóa HNĐG ra nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc để có những giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người đồng tính.