Dư luận xã hội của sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội của sinh viên Khoa Luật – Đại học Huế về hôn nhân đồng giới Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 52 - 76)

CHƯƠNG 2: DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ VỀ VIỆC HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI

2.2. Thực trạng dƣ luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới

2.2.3. Dư luận xã hội của sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Hiện nay, vấn đề hợp pháp hóa HNĐG đang được cộng đồng xã hội quan tâm và thảo luận sôi nổi. Thực tiễn cho thấy, sau một thời gian dài áp dụng, Luật HN&GĐ năm 2000 đã bộc lộ nhiều bất cập, chứng tỏ các quy định của pháp luật đã và đang không bắt kịp với sự phát triển của cuộc sống. Nhằm nỗ lực cải thiện quyền cơ bản của người đồng tính, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HN&GĐ năm 2000 đã có một sự thay đổi trong hành lang pháp lý cho những người đồng tính, đó là: bỏ cụm từ “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” thành “không thừa nhận quan hệ hôn nhân của những người cùng giới tính”.

2.2.3.1. Sự quan tâm của sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Sự chủ động tìm hiểu thông tin của sinh viên về việc Việt Nam hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Để có được thái độ của mình đối với việc hợp pháp hóa HNĐG, SV đã chủ động tìm hiểu những thông tin cần thiết về HNĐG. Kết quả phân tích số liệu định lượng cho thấy, có đến 75,1% SV tìm hiểu thông tin về việc hợp pháp hóa HNĐG. Điều này cho thấy sự quan tâm của SV đối với vấn đề này.

Trong đó, kênh tìm hiểu được SV lựa chọn nhiều nhất là “phương tiện truyền thông đại chúng” (74,8%), “bạn bè” (34,8%). Dù có nhiều kênh để SV lựa chọn tìm hiểu thông tin nhưng kênh được SV sử dụng nhiều nhất là “phương tiện truyền thông đại chúng” (74,8%). Thông tin từ phỏng vấn sâu sinh viên khẳng định: “Lúc dự thảo sửa đổi thì tụi em cũng có tìm hiểu thông qua sách báo, trang web của bộ tư pháp,của chính phủ, mình cũng thấy được dự thảo về vấn đề thừa nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam” (Nam, sinh viên năm 4).

Em cũng có đọc trên báo và xem thử họ sửa đổi như thế nào, nhìn nhận như thế nào về hôn nhân đồng giới để cho mình biết thêm chút thông tin, chút kiến thức” (Nữ, sinh viên năm 4)

Truyền thông đại chúng là cơ sở cho nhiều người biết về việc hợp pháp hóa HNĐG bởi trong thời gian đưa ra dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số

điều của Luật HN&GĐ năm 2000, đã có rất nhiều các bài báo, các cuộc trưng cầu ý kiến người dân và các cuộc vận động của cộng đồng LGBT tại Việt Nam kêu gọi ủng hộ HNĐG. Kết quả này lại một lần nữa khẳng định sức lan tỏa của truyền thông đại chúng đối với SV trong xã hội hiện đại. Bên cạnh

phương tiện truyền thông đại chúng”, SV cũng chủ động tìm hiểu thông tin qua “bạn bè” của họ (34,8%). Kết quả này khá phù hợp bởi đối với SV, bạn bè là đối tượng SV tiếp xúc nhiều hơn cả gia đình, đặc biệt là đối với SV xa nhà. Vì vậy, việc tiếp xúc, tìm hiểu, trao đổi với bạn bè cũng giúp SV có được những thông tin cần thiết về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Trong quá trình hình thành DLXH, chính kênh giao tiếp cá nhân này cũng sẽ ảnh hưởng đến quan điểm, thái độ của SV về vấn đề này.

Đánh giá của sinh viên về sự thay đổi của dự thảo Luật HN&GĐ Sự quan tâm, chủ động tìm hiểu thông tin của SV về HNĐG đã giúp SV có thêm nhiều hiểu biết và thể hiện quan điểm của mình về các nội dung sửa đổi của Luật HN&GĐ. Dự kiến, dự thảo Luật này sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 5 năm 2014.

Đánh giá được SV khoa Luật lựa chọn nhiều nhất, là “bước đệm tích cực trong tiến trình công nhận HNĐG” (52,6%). Đánh giá này được xem là thể hiện sự tích cực trong việc thay đổi của dự thảo Luật. Dưới góc độ của những nhà làm Luật trong tương lai, cộng với kiến thức, cách nhìn nhận về quan điểm của xã hội hiện nay, việc SV đánh giá sự thay đổi này là “bước đệm tích cực trong tiến trình công nhận HNĐG” là điều đáng ghi nhận. Bởi không thể một sớm một chiều có thể công nhận kết hôn đồng giới mà phải là một quá trình chuẩn bị tư tưởng cho người dân có thể thích nghi dần với thực tế tồn tại của những cặp đôi sống chung cùng giới. Theo SV, cách thay đổi từ

cấm” sang “không thừa nhận” cũng nhẹ nhàng, dễ nghe hơn: “Nếu mình sử dụng từ cấm thì mình cảm thấy nặng nề hơn. Khi vấn đề có đi kèm với từ

“cấm” thì vấn đề rất nặng nề. nhưng với từ “ không thừa nhận” thì nó nhẹ hơn và xét về mặt thuật ngữ thì “cấm” thì họ cấm tuyệt đối, khi bắt gặp có thể

bị xử phạt nhưng “không thừa nhận” thì ở một góc độ nào đó thì họ đã chấp nhận một giới hạn cho chúng ta chung sống như vợ chồng. Theo em đây là một trong những bước để thay đổi dần dần. vì đây là vấn đề nhạy cảm nên không thể thay đổi ngay lập tức. (Nam, sinh viên năm 4). Từ “không thừa nhận” chuyển sang “thừa nhận” sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với “cấm”. Đây được xem là bước đệm mà các nhà soạn thảo Luật đưa ra để tiến tới việc công nhận HNĐG trong thời gian tiếp theo.

Bảng 2.7: Đánh giá của SV về dự thảo Luật Đánh giá về dự thảo sửa đổi Luật Tần suất

(người)

Tỷ lệ (%)

Ngôn từ mơ hồ, khó hiểu 87 23,8

Không thay đổi gì 78 21,4

Bước đệm tích cực trong tiến trình công nhận HNĐG 192 52,6

Khác 8 2,2

Tổng 365 100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)

Tuy nhiên theo số liệu bảng 2.7, vẫn có 23,8% SV tham gia khảo sát cho rằng ngôn từ trong dự thảo Luật “mơ hồ, khó hiểu” và 21,4% đánh giá là “không thay đổi gì”. Theo quan điểm của SV, việc sử dụng ngôn từ trong dự thảo Luật khá mơ hồ, khó hiểu, nếu không phải chuyên ngành Luật thì họ sẽ không thể hiểu được bản chất của từ “không thừa nhận”. Kết quả thu được từ thông tin định tính cũng thể hiện đánh giá này: “Khó hiểu, nếu quy định rõ ràng hơn thì những người không theo chuyên ngành luật thì họ sẽ hiểu hơn”. (Nam, sinh viên năm 1). Bên cạnh đó, đánh giá dự thảo Luật HN&GĐ về hôn nhân đồng giới

không thay đổi gì” cũng là điều đáng lưu ý, bởi theo cách nghĩ thông thường của nhiều người, “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

cũng không khác gì là “cấm”.

2.2.3.2. Thái độ của sinh viên đối với việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Thái độ chính là cốt lõi của DLXH. Sự hình thành thái độ phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái định hình của thái độ xã hội mà vấn đề nó đề cập đến. Từ những hiểu biết của SV về hợp pháp hóa HNĐG đã giúp SV có những nền tảng kiến thức để hình thành thái độ. Nếu SV hiểu rõ về HNĐG có thể giúp cho họ có thái độ khách quan hơn đối với việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Hiểu biết của sinh viên về khái niệm hôn nhân đồng giới

Trước tiên để có thể hình thành thái độ của SV về việc hợp pháp hóa HNĐG, SV cần phải hiểu khái niệm “hôn nhân đồng giới” là gì? Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 74,3% SV trả lời đúng khái niệm hôn nhân đồng giới:

Là hình thức kết đôi có đăng ký với Nhà nước, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn với đầy đủ tất cả những quyền, nghĩa vụ và sự công nhận pháp lý như những cặp khác giới”. Đây là con số thể hiện sự hiểu biết của SV về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn có 24,4% SV có cách hiểu sai về khái niệm này.

Bảng 2.8: Hiểu biết của sinh viên về khái niệm “hôn nhân đồng giới”

Hiểu biết của sinh viên về khái niệm HNĐG

Tần suất (người)

Tỷ lệ (%) Là hình thức kết đôi tự nguyện giữa 2 người, không

đăng ký với Nhà nước 88 24,1

Là hình thức kết đôi có đăng ký với Nhà nước, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn với đầy đủ tất cả những quyền, nghĩa vụ và sự công nhận pháp lý

như những cặp khác giới 271 74,3

Khác 6 1,6

Tổng 365 100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)

Xét tương quan giữa yếu tố “năm học” với cách hiểu của SV về “hôn nhân đồng giới”, số liệu cho thấy SV từ năm thứ hai trở lên có cách hiểu đúng khái niệm “hôn nhân đồng giới” hơn so với SV năm thứ nhất. Hệ số Cramer‟s V = 0.337 với mức ý nghĩa Approx.Sig = 0.000 cho phép khẳng định mối quan hệ tương quan giữa hai biến số. (Xem biểu đồ 2.4)

Kết quả này khá phù hợp với thực tế, bởi ở khoa Luật, SV bắt đầu được học các môn chuyên ngành từ năm học thứ hai, đặc biệt trong đó có học phần Luật HN&GĐ, vì thế, các bạn SV từ năm thứ hai trở lên đã được học các kiến thức chuyên sâu liên quan đến “hôn nhân”. Thông tin từ phỏng vấn sâu cũng đã khẳng định: “Năm 2 em mới được học chuyên ngành thì việc sửa đổi của luật đó là mình phải biết, bởi vì nó liên quan đến môn sau. Trong quá trình học người ta cũng giới thiệu, cũng tổ chức hội thảo về đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Hôn nhân & Gia đình” (Nam, sinh viên năm 2)

Biểu đồ 2.4: Tương quan giữa năm học với cách hiểu về HNĐG

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014) Đây là học phần trang bị kiến thức chuyên sâu cho SV về Luật Hôn nhân và Gia đình. Từ đó, SV năm thứ hai sẽ có được cơ hội tiếp cận các khái niệm, cùng trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến hôn nhân, trong đó có hôn nhân đồng giới. Các bạn sẽ được cùng nhau tranh luận để đưa ra các ý kiến dựa trên nền tảng kiến thức đã được trang bị.

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

120.00%

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Là hình thức kết đôi tự nguyện giữa 2 người, không đăng ký với Nhà nước Là hình thức kết đôi có đăng ký với Nhà nước, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Khác

Đánh giá của sinh viên về khó khăn của người đồng tính nếu không đƣợc công nhận hôn nhân đồng giới

Việt Nam hiện có khoảng 1,65 triệu người đồng tính và song tính trong độ tuổi từ 15-59 và thực tế cho thấy người đồng tính tham gia vào tất cả các ngành nghề trong xã hội, họ đã có những đóng góp cống hiến cho đất nước.

Nếu không được pháp luật công nhận và bảo vệ, họ sẽ không dám bộc bản thân mình. Theo số liệu từ cuộc khảo sát về mối quan hệ đồng giới do Trung tâm nghiên cứu về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới cho thấy, việc không thừa nhận kết đôi đồng giới sẽ tác động đến những người đồng tính ở các khía cạnh: sự kỳ thị xã hội tiếp tục tiếp diễn (87%), người đồng tính có thể bị trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc bạo lực học đường (87,8%), không dám bộc lộ xu hướng tính dục (95,5%), nhiều người kết hôn dị tính giả (89%), không được đảm bảo quyền yêu thương và kết đôi (94%), không được đảm bảo sức khoẻ tinh thần (93,9%), không có được đời sống và sức khoẻ tình dục viên mãn (92,5%). [15] Kết quả nghiên cứu này cũng khá tương đồng với quan điểm của SV trong việc đánh giá khó khăn của người đồng tính nếu không được công nhận HNĐG.

Bảng 2.9: Khó khăn của người đồng tính nếu HNĐG không được công nhận Khó khăn của người đồng tính Tần suất

(người)

Tỷ lệ (%) Không được sự công nhận từ gia đình và xã hội 261 71,5

Sự kỳ thị xã hội tiếp tục gia tăng 262 71,8

Nạn nhân của bạo lực 47 12,9

Không dám bộc lộ xu hướng tính dục 77 21,1

Không có được đời sống và sức khỏe tình dục viên mãn 87 23,8

Khác 3 0,8

Không quan tâm 6 1,6

Không biết/không trả lời 8 2,2

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)

Kết quả từ bảng 2.9 cho thấy, theo SV Khoa Luật, khó khăn nhiều nhất mà người đồng tính gặp phải đó là “sự kỳ thị xã hội tiếp tục gia tăng

(71,8%); “không nhận được sự công nhận từ gia đình và xã hội” (71,5%).

Pháp luật được xem là chuẩn mực cao nhất của xã hội. Nếu pháp luật không công nhận hôn nhân giữa những người đồng tính càng khiến xã hội nghĩ rằng người đồng tính là người “không bình thường”, vì vậy càng tăng sự kỳ thị của xã hội đối với người đồng tính. Việc pháp luật không công nhận cũng sẽ khiến người đồng tính không dám bộc lộ mình vì sợ bị kỳ thị, không thoải mái tham gia các hoạt động xã hội, có thể làm tăng các bệnh liên quan đến đường tình dục. Bởi vì: “Việc người ta không chung sống với nhau, về mặt nhân thân thì họ gặp khó khăn trong vấn đề, ví dụ giờ họ muốn chung sống như vậy, nhưng mà luật không cho thì chắc chắn người cũng sẽ không ở được với nhau, có ở thì cũng lén lút, đặt ngoài vòng pháp luật, không được pháp luật bảo vệ, quyền và lợi ích của họ không được pháp luật bảo vệ. Họ không chung sống được với nhau đó là một cái thiệt thòi của họ. Họ sẽ bị tổn thương về mặt tinh thần, yêu mà không được chung sống với người mình yêu, giờ nếu họ muốn lấy vợ hoặc lấy chồng thì họ vẫn lấy được nhưng liệu cuộc sống của họ có hạnh phúc hay không là một câu chuyện khác. Rồi vấn đề là họ bị kỳ thị, đối xử không bình thường như những người bình thường. (Nam, sinh viên năm 2)

Các nghiên cứu về thái độ của người dân đối với người đồng tính cũng cho thấy, hiện người đồng tính đang chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử nặng nề.

Kết quả nghiên cứu của ISEE được tiến hành trên 3.000 người đồng tính nam và 2.000 người đồng tính nữ trong 2 năm (2009-2010) cho thấy, có tới 95%

người đồng tính nam được hỏi đã từng nghe người khác nói người đồng tính là không bình thường bằng những lời nói cay độc, 20% đã bị mất bạn khi “để lộ” thân phận thật của mình; 15% số người đồng tính bị gia đình bạo lực, đánh đập, hành hạ. Nghiêm trọng hơn, 4,5% đã bị tấn công ngoài cộng đồng,

4,1% bị đuổi khỏi chỗ ở và 6,5% người đồng tính bị mất việc khi “bị phát hiện thân phận thật của họ là người đồng tính [18].

Số liệu bảng 2.9 cũng cho thấy, nếu pháp luật không công nhận HNĐG thì người đồng tính sẽ “không có được đời sống và sức khỏe tình dục viên mãn”. Do những định kiến xã hội mà người đồng tính không dám bộc lộ xu hướng tình dục của mình. Họ phải tạo ra cho mình những vỏ bọc hoàn hảo nên người đồng tính vẫn phải lấy vợ/chồng khác giới. Từ đó, họ không được thỏa mãn nhu cầu tình dục. Trong khi đó, theo tháp nhu cầu của nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow, nhu cầu tình dục là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Đây là nhu cầu không thể thiết hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ, họ sẽ không có được cuộc sống viên mãn:

“Em thấy có những trường hợp vì sự bắt ép của gia đình mà nam phải lấy nữ và nữ phải lấy nam, sau một thời gian thì chia tay. Bởi vì trong cuộc sống gia đình, vấn đề tình dục cũng là một yếu tố để giữ gia đình trọn vẹn và nhiều người đã ly hôn, sau đó họ tìm đến chính bản thân mình. Họ phải sống với một người họ không có tình cảm, không thỏa mãn vấn đề tình dục, nếu không được ly hôn họ sẽ bị bế tắc, nhiều người có thể tự tử, nhiều người có thể ẩn mình, giấu mình”. (Nữ, sinh viên năm 3)

Với sự thấu hiểu, cảm thông với người đồng tính, SV đã có cái nhìn nhân văn hơn với người đồng tính. Theo SV nếu HNĐG không được công nhận ở Việt Nam, cuộc sống của người đồng tính sẽ gặp khó khăn về mọi mặt. Họ sẽ không có cơ hội được sống thật với chính mình, bị kỳ thị, bị hạn chế khả năng tiếp cận quyền và lợi ích của người đồng tính.

Thái độ của sinh viên đối với việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam

Hôn nhân giúp xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa các cặp đôi. Từ những hiểu biết của SV về nguyên nhân đồng tính; thực tiễn quan hệ chung

sống đồng giới; những khó khăn của người đồng tính nếu HNĐG không được công nhận;… những yếu tố này đã ảnh hưởng đến việc hình thành thái độ, ý kiến của SV về việc hợp pháp hóa HNĐG.

Biểu đồ 2.5: Thái độ của SV đối với việc hợp pháp hóa HNĐG ở VN

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)

Kết quả xử lý số liệu khảo sát cho thấy, trong mẫu khảo sát có 49,9 % SV “rất ủng hộ” và “ủng hộ việc hợp pháp hóa HNĐG”, 7,4% “lưỡng lự”, 37,8% “rất không ủng hộ” và “không ủng hộ”. Điều đáng mừng là tỷ lệ SV

ủng hộ việc hợp pháp hóa HNĐG” nhiều hơn so với tỷ lệ “không ủng hộ”. Kết quả này khá logic với nhận thức của phần lớn SV về nguyên nhân của đồng tính là “do bẩm sinh”. Theo SV, không ai lựa chọn được xu hướng tình dục của mình, con người có quyền sống thật với bản chất của mình, họ cũng được hưởng những quyền như những người dị tính khác. Việc công nhận HNĐG sẽ

đảm bảo quyền mưu cầu hạnh phúc”(90,7%), “giảm định kiến xã hội đối với người đồng tính” (54,1%) và “thể hiện tính nhân văn của pháp luật” (38,3%).

Phương án được lựa chọn nhiều nhất là “đảm bảo quyền mưu cầu hạnh phúc” (90,7%) phần nào thể hiện sự am hiểu của SV về quyền của người đồng tính. Quyền được mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, chủng tộc, địa vị xã hội,… Với SV, người đồng tính cũng là con người, họ cũng có quyền được yêu, được mưu

43.6%

33.7%

4.1% 3.8%

1.1%

6.3% 7.4%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

45.0%

50.0%

1

Rất ủng hộ Ủng hộ Lưỡng lự Không ủng hộ Rất không ủng hộ Không quan tâm Không biết/không trả lời

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội của sinh viên Khoa Luật – Đại học Huế về hôn nhân đồng giới Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 52 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)