CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Khoa Luâ ̣t – Đa ̣i ho ̣c Huế ra đời cách đây 55 năm, trải qua các thời kỳ xây dựng và phát triển (năm 1957) Luâ ̣t Khoa thuô ̣c Viê ̣n Đa ̣i ho ̣c Huế , sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất , ngày 27/10/1976, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết đi ̣nh số 426/CP thành lập Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c – Đa ̣i ho ̣c Huế).
Ngày 19/11/1990, Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Huế ban hành Quyết định số 304/TCCB thành lập Tổ Pháp lý, sau đó đổi tên thành Bộ môn pháp lý, tiếp đến, ngày 26/01/2000 Giám đốc Đại học Huế ra Quyết định số 020/QĐ-ĐHH-TCNS thành lập Khoa Luật thuộc Trường Đại học Khoa học, trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Pháp lý, cơ cấu khoa Luật có ba bộ môn: Luật Hành chính - Nhà nước, Luật Tư pháp - Dân sự và Luật Kinh tế - Quốc tế. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa Luật đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
Theo nhu cầu của xã hô ̣i trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay , để đào tạo nguồn nhân lực pháp lý có chất lượng cao phu ̣c vu ̣ kịp thời sự phát triển kinh tế xã
hô ̣i khu vực miền Tru ng, Tây Nguyên và cả nước , sự hô ̣i nhâ ̣p Quốc tế sâu rô ̣ng của đất nước , ngày 19 tháng 8 năm 2009, Giám đốc Đại học Huế ban hành Quyết định số 868/QĐ-ĐHH-TCNS tái thành lâ ̣p Khoa Luâ ̣t trực thuô ̣c Đa ̣i ho ̣c Huế trên cơ sở tách ra từ Khoa Luật Trường Đại học Khoa học, đây là
tiền đề cơ sở cho viê ̣c xây dựng đề án thành lâ ̣p Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t - Đại học Huế trước năm 2015.
* Về tổ chức bộ máy bao gồm: Ban chủ nhiê ̣m Khoa ; 03 Phòng chức năng (Đào tạo - CTSV, Tổ chức - Hành chính, Khoa học công nghệ - HTQT -
Đào tạo SĐH); 04 Bộ môn chuyên môn (Luật Hành chính - Nhà nước, Luật Hình sự, Luật Dân sự , Luật Kinh tế - Quốc tế), Trung tâm Tư vấn và thực hành pháp luật và Văn phòng thực hành Luật (Hue - CLE).
Trong chiến lược phát triển, Khoa quan tâm phát triển đội ngũ CBGD, cán bộ đầu ngành và cán bộ có học vị tiến sĩ. Hiện nay, Khoa có 87 cán bộ, trong đó, 64 giảng viên, 02 PGS, 05 tiến sĩ, 08 giảng viên chính, 42 thạc sĩ; 14 cán bộ đang NCS trong và ngoài nước (chiếm khoảng 76% trên tỷ lệ CBGD có trình độ sau đại học), dự kiến đến năm 2015, số cán bộ đang NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, nâng cán bộ có học vị tiến sĩ lên 16 người.
* Về công tác đào tạo:
Đào tạo đại học ,02 ngành: Ngành Luật học, gồm 04 chuyên ngành:
Luật Hành chính - Nhà nước, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Kinh tế - Quốc tế; Ngành Luật Kinh tế, gồm 02 chuyên ngành: Luật hợp đồng, Luật tổ chức kinh doanh.
Hiện nay Khoa đang đào tạo 2.441 sinh viên hệ chính quy. Hàng năm tuyển gần 800 sinh viên hệ chính quy; thi tuyển 3 khối (A,A1,C,D1,D2,D3), đào tạo bằng 2, VLVH tại khoa và liên kết , ...Trong công tác đào ta ̣o , gắn lý luận với thực tiễn, thông qua văn phòng thực hành Luật và Trung tâm tư vấn pháp luật của Khoa, hợp đồng với các cơ quan tư pháp, tòa án của địa phương để tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động giúp cho sinh viên có cơ hội tham dự trực tiếp các phiên tòa.
Đào tạo cao học: Thạc sỹ Luật Kinh tế (Mã số: 60.38.01.07). Hàng năm tuyển sinh 2 đợt theo kế hoạch chung của Đại học Huế.
* Về NCKH và Hợp tác quốc tế: Thực hiện hàng chục đề tài cấp Bộ trọng điểm, cấp Bộ, cấp cơ sở ĐH Huế và cấp Khoa có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội. Tham gia ký kết và thực hiện nhiều dự án hợp tác
với các đối tác quốc tế như: Tổ chức quốc tế Pháp ngữ; Tổ chức JICA (Nhật Bản) ; tổ chức DANIDA (Đan Mạch) ; tổ chức CIDA (Canada) ; Trường Luật Schulich – Đại học Dalhousie (Canada) ; tổ chức Những nhịp cầu Đông Nam Á (BABSAE CLE) ; chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ; tổ chức JUSSBUSS (Na Uy) ; trường Luật Newcastle – Đại học Newcastle (Úc) ; trường Luật – Đại học Kinh tế-Tài chính Bắc Kinh (Trung Quốc).
* Về cơ sở vật chất: Khuôn viên của Khoa Luật nằm trong tổng thể khu Quy hoạch của Đại học Huế, phường An tây, thành phố Huế, với diện tích 8,40 ha; cơ sở hạ tầng của Khoa Luật đã được quy hoạch thiết kế xây dựng tổng thể (dài hạn, trung hạn) một cách có hệ thống, đồng bộ, thông thoáng theo mô hình trường Đại học hiện đại về Khu hiệu bộ, sân bóng đá cỏ nhân tạo, sân bóng chuyền, hội trường đa năng, nhà học, thư viện, khu thực hành Luật và khu công viên,...
Mục tiêu Sứ mạng: Khoa Luật - Đại học Huế là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học về lĩnh vực pháp luật, nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; tổ chức các dịch vụ pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học, dịch vụ pháp lý có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.