CHƯƠNG 2: DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ VỀ VIỆC HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI
2.2. Thực trạng dƣ luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới
2.2.1. Dư luận xã hội của sinh viên về đồng tính
2.2.1.1. Nhận thức của sinh viên về đồng tính Về nguyên nhân của đồng tính
Đồng tính là một vấn đề hiện nay được rất nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của đồng tính nhằm có những giải pháp đảm bảo sự công bằng cho cuộc sống của những người đồng tính. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân của đồng tính không chỉ xuất phát từ sinh học mà còn có những nhân tố xã hội ảnh hưởng đến. SV là nhóm có trình độ học vấn cao, là tầng lớp kế cận đất nước trong tương lai, vì vậy họ cần phải có những hiểu biết nhất định về người đồng tính và tránh để bị lôi kéo, dụ dỗ.
Kết quả khảo sát hiểu biết của SV về đồng tính cho thấy, có ba nguyên nhân được SV lựa chọn nhiều nhất là “bẩm sinh” (73,1%), “nhiễm lối sống và môi trường sống” (59,6%) và “bệnh rối loạn tâm thần” (40,4%). Trong ba nguyên nhân này có hai nguyên nhân xuất phát từ tự nhiên và một nguyên nhân do ảnh hưởng bởi xã hội. Điều đáng mừng là, phần lớn SV trong mẫu khảo sát cho rằng, nguyên nhân của đồng tính là do bẩm sinh, thể hiện sự hiểu biết của SV về vấn đề này. Đây chính là những trường hợp “người đồng tính thật”, bởi ngay từ khi sinh ra họ đã là đồng tính. Người đồng tính cũng là nam giới hoặc nữ giới như những người dị tính, tuy nhiên thay vì yêu người khác giới thì họ lại yêu người cùng giới. Thông tin thu thập được qua phỏng vấn sâu cũng khẳng định điều này: “Người đồng tính có nghĩa là về mặt cấu tạo sinh học là họ cấu tạo như mình, nam là nam, nữ là nữ nhưng họ không thích người khác giới”. (Nam, sinh viên năm 2).
Biểu đồ 2.2: Hiểu biết của sinh viên về nguyên nhân của đồng tính
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)
Đồng tính là một xu hướng tính dục bẩm sinh và không thể lựa chọn, đó là điều có sẵn và hoàn toàn không phải là một căn bệnh: “Em chỉ biết là xu hướng tình dục của họ là trai thích trai, gái thích gái. Bên ngoài thì họ vẫn là một người bình thường, và đó không được xem là bệnh. Bề ngoài họ vẫn là nam nhưng thiên hướng tình dục lại thích cùng giới” (Nữ, sinh viên năm 3).
Vấn đề này cũng đã được Hiệp hội tâm thần học Mỹ (American Psychological Association - APA) khẳng định, đồng tính hoàn toàn không phải là một sự rối loạn tâm sinh lý mà là một hiện tượng sinh học tự nhiên, chịu sự tác động qua lại của các yếu tố di truyền và yếu tố tử cung trong giai đoạn đầu của thai nhi.
Vì vậy,“bẩm sinh” là cách giải thích nguyên nhân tương đối chính xác, gần nhất với kiến thức khoa học về xu hướng tình dục đồng tính. Việc SV có được hiểu biết đúng đắn về vấn đề này sẽ giúp SV có được cái nhìn nhân văn hơn đối với người đồng tính.
Lựa chọn thứ hai của SV về nguyên nhân của đồng tính là “do nhiễm lối sống và môi trường sống” (59,6%). Nguyên nhân này không phải là bệnh lý mà là do tác động của môi trường sống. Theo quan điểm của nhiều người, đồng tính còn thể hiện sự bất thường, một hiện tượng lệch chuẩn. Nó không chỉ xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên mà còn do bị nhiễm lối sống và môi trường sống. Môi trường sống là môi trường mà các thành viên trong xã hội
40.4%
59.6%
9.9% 8.0%
1.1%
73.1%
23.6%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
80.0%
1
Bẩm sinh
Bệnh rối loạn tâm thần Nhiễm lối sống và môi trường sống
Gia đình, nhà trường không quan tâmĐua đòi, thể hiện sự sành điệu
Lúc nhỏ bị người cùng giới lạm dụng
Khác
phải trãi qua trong suốt cuộc đời của mình. Nếu cá nhân trãi qua môi trường sống tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của cá nhân.
Trong một xã hội với đầy rẫy những xấu xa, cám dỗ, nếu không bản lĩnh thì chắc chắn sẽ bị nhiễm lối sống của các đối tượng khác. SV phần lớn sống trong các môi trường bên ngoài gia đình như nhà trọ, ký túc xá (chiếm 79,5%) là những môi trường dễ bị ảnh hưởng từ người khác nên đây cũng chính là lý do mà SV chọn phương án này nhiều, bởi họ đặt người đồng tính vào hoàn cảnh giống như mình. Bên cạnh đó, tính cách của người Việt Nam cũng rất tò mò nên nhiều lúc sẽ dễ bắt chước theo các đối tượng đồng tính sống cùng trong môi trường sống của mình. Về nguyên nhân này, thông tin từ phỏng vấn sâu SV cũng khẳng định: “Nguyên nhân thứ hai là do môi trường sống đặc biệt là đặt mình đang bình thường như vậy, đặt mình vào môi trường toàn là người đồng tính thì nhiều mình cũng phải ảnh hưởng, đó là điều chắc chắn, đặc biệt giới trẻ hiện nay là có xu hướng ca sĩ, dân nghệ sĩ thì em thấy là vấn đề đồng tính của họ rất là cao”. (Nam, sinh viên năm 2). Thêm vào đó, nhiều người nghĩ rằng, việc một người tiếp xúc quá nhiều với người cùng giới tính trong môi trường sống cũng chính là nguyên nhân của đồng tính: “Theo em nghĩ có thể là do quá trình từ nhỏ, họ lớn lên họ tiếp xúc, ví dụ con trai tiếp xúc với con trai quá nhiều, con gái tiếp xúc với con gái quá nhiều, chơi thân hoặc cùng hợp về sở thích, về phong cách thời trang hoặc là nhiều cái vấn đề sinh hoạt khác. Dần dần khi lớn lên bị thích người cùng giới tính với mình. Về vấn đề biến đổi sinh lý thì em cũng không rõ. Do môi trường sống là chính, tiếp xúc với người cùng giới nhiều quá”. (Nữ, sinh viên năm 3). Đây chính là những yếu tố xã hội tác động đến các cá nhân trong quá trình sống. Tuy nhiên, sự thật là con người không thể “trở thành” những người đồng tính.
Nguyên nhân thứ ba theo quan điểm của SV, đồng tính là “bệnh rối loạn tâm thần” (40,4%). Mặc dù, ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới đã loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các bệnh tâm thần, nhưng hiện
nay phần lớn mọi người đều ngộ nhận rằng đây là một loại bệnh tâm thần, có thể chữa trị được. Chính sự thiếu hiểu biết và quan niệm sai lầm đã dẫn đến việc 40,4% SV lựa chọn phương án cho rằng đồng tính là “bệnh rối loạn tâm thần”. Nhận thức này của SV về nguyên nhân của đồng tính cũng dễ hiểu hiện nay một số nhà tâm thần học vẫn tin tưởng một cách sai lầm khi cho rằng đồng tính tự bản chất có bệnh tâm thần. Như Thạc sĩ Nguyễn Thanh Mỹ đã có phát biểu gây tranh cãi: “Trào lưu quan hệ đồng tính hiện nay đang phát triển và cô thấy cũng rất mạnh… Đó là một căn bệnh… Và sau đó cô cũng nói với em đó là: Em hãy suy nghĩ. Em hãy coi như là cái sự việc bị hãm hiếp đó là một tai nạn ngoài ý muốn của em. Và cuộc đời thì ai cũng có tai nạn hết. Có những người gặp tai nạn rồi sau đó quên tai nạn đi và sống bình thường.
Cũng có những người gặp tai nạn rồi cũng chính tai nạn đó giết chết cuộc đời của người đó luôn. Nên cô không muốn em giống như vậy” [25]. Chính quan niệm này có thể dẫn đến việc xem người đồng tính như một người bị tâm thần và có sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với họ.
Về biểu hiện của người đồng tính
Từ nhận thức của SV về nguyên nhân của đồng tính luyến ái, SV đã dựa vào cơ sở đó để nhận ra ai là người đồng tính xung quanh họ. Biểu hiện của người đồng tính được sinh viên lựa chọn nhiều nhất đó là “bề ngoài giống với giới tính nhưng chỉ quan hệ với người cùng giới” (chiếm 58,7%).
Bảng 2.2: Quan điểm của sinh viên về biểu hiện của người đồng tính
Biểu hiện của người đồng tính
Tần suất (người)
Tỷ lệ (%)
Bề ngoài khác với giới tính 148 40,5
Bề ngoài giống với giới tính nhưng chỉ quan hệ
với người cùng giới 214 58,7
Khác 3 0,8
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)
Thực tế cho thấy, chính quan điểm cho rằng chỉ những người khác giới mới quan hệ, chơi với nhau, nên chỉ cần thấy một người dù có bề ngoài bình thường nhưng lại thích chơi với người cùng giới thì SV đã đánh giá họ là người đồng tính: “Biểu hiện bạn đồng tính nam là biểu hiện bên ngoài thân thiết quá mức với các bạn nam”. (Nam, sinh viên năm 1)
Đây có thể là một cách nhìn nhận chưa đầy đủ bởi có thể một số người ngại tiếp xúc với người khác giới. Hoặc họ sống trong một số môi trường chỉ có người cùng giới, ví dụ: nam giới trong môi trường quân đội. Tuy nhiên, rất khó để chỉ ra ai là người đồng tính. Biểu hiện này chỉ đúng nếu như việc
“quan hệ với người cùng giới” ở đây được hiểu là họ chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng giới.
Biểu hiện thứ hai được sinh viên lựa chọn có tỷ lệ không chênh lệch so với biểu hiện đầu tiên (chiếm 40,5%) là “bề ngoài khác với giới tính”. Thật ra với biểu hiện bề ngoài không thể biết được ai là đồng tính hay không. Tuy nhiên, phần lớn mọi người trong xã hội lại khẳng định một người có phải là đồng tính hay không qua vẻ bề ngoài, từ cách ăn mặc đến cử chỉ. Người ta mặc nhiên quy định rằng con trai phải mạnh mẽ, ăn mặc phải gọn gàng, nam tính, tránh chọn những màu sắc lòe loẹt. Con gái thì nhẹ nhàng, nữ tính, có thể chọn cho mình những trang phục màu hồng, màu vàng,... Đây là những quan niệm được xem là chuẩn mực của xã hội, thế nên nếu mọi người nhìn thấy một người đàn ông tính cách hơi ẻo lã, ăn mặc màu mè, chải chuốt, quá chú trọng đến vẻ bề ngoài, họ sẽ khẳng định ngay người đó là đồng tính. Bởi vì: “Mặc dù là đồ nam nhưng thiên hướng về màu sắc như màu hồng, màu vàng những màu mà các bạn nữ thích mặc thôi. Cách trang trí trang phục, mang áo màu hồng đính thêm nơ, những vật dụng thiên về nữ hay các bạn trang bị những vật dụng như vòng tay mà các bạn nữ hay dùng, rồi giày dép,
màu áo sặc sỡ. hoặc các bạn thích mùi nước hoa, thông thường nam giới thích mùi nước hoa mạnh mẽ, cá tính nhưng mùi nước hoa của các bạn này đôi khi lại rất là thoáng, nhẹ” (Nam, sinh viên năm 4).
Thế nhưng việc một người có điệu bộ, cử chỉ, cách ăn mặc khác với giới tính chưa hẳn đã là người đồng tính. Những người không thấy thoải mái với giới tính của mình, chẳng hạn như một người sinh ra là đàn ông nhưng cảm thấy họ muốn là một phụ nữ hoặc ngược lại thì được gọi là “người chuyển giới tính”. Và một trong số họ cũng có thể là người đồng tính. Chính vì vậy, việc xác định một người có phải là đồng tính hay không, không phải nhìn biểu hiện bề ngoài thì có thể biết được mà phải xem xét về mặt sinh học.
Bởi vì, người đồng tính chỉ khác người dị tính chủ yếu ở xu hướng tình dục (hấp dẫn người cùng giới), họ cũng có cấu trúc gen, hình thể, bản sắc giới, vai trò giới như những người dị tính.
Về cách sinh viên gọi người đồng tính
Bên cạnh nguyên nhân, biểu hiện của đồng tính, việc sử dụng ngôn ngữ cũng thể hiện sự hiểu biết của SV về người đồng tính. Kết quả xử lý số liệu định lượng cho thấy, có đến 76,4% SV được hỏi sử dụng từ “gay, lesbian” khi nói đến người đồng tính. Đây là cách sử dụng ngôn ngữ tích cực, thể hiện đúng bản chất của đồng tính. Những tên gọi này có thể được xem là không kỳ thị. Chính vì được tiếp xúc với các kiến thức cơ bản trong các môn học chuyên ngành mà SV Luật đã có những cách gọi khá chính xác: “Hồi nhỏ tụi em không hiểu rõ lắm nên gọi chung là pê đê nhưng khi sau này tụi em vào học luật thì có biết như gay, les, người đồng tính, người đồng tính luyến ái chỉ sử dụng những thuật ngữ mọi người hay dùng phổ biến nhưng phù hợp”.
(Nam, sinh viên năm 4)
Bảng 2.3: Cách sinh viên gọi người đồng tính
Cách sinh viên gọi người đồng tính
Tần suất (người)
Tỷ lệ (%)
Gay, lesbian 279 76,4
Pê đê 178 48,8
Ô môi 21 5,8
Hifi 16 4,4
Xăng pha nhớt 53 14,5
Thế giới thứ 3/giới tính thứ 3 111 30,4
Đồng cô bóng cậu 62 17
Khác 5 1,4
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)
Ngôn ngữ gọi tên tiếp theo được sinh viên sử dụng nhiều là “pê đê”
(48,8%), “thế giới thứ ba/giới tính thứ ba” (30,4%). “Pê đê là từ hàm ý kỳ thị mà nhóm tình dục dị tính thường sử dụng để chỉ đồng tính nam” [5]. Đây là cách gọi tên mà nhiều người vẫn hay sử dụng để gọi tên những người đồng tính, kể cả SV cũng hay dùng từ này khi nhắc đến người đồng tính:“ngoài ra em có biết cụm từ gay và les hoặc cụm từ thế giới thứ ba thì có nghe. Nhưng cụm từ hay sử dụng nhất là pê đê”. (Nữ, sinh viên năm 3). Pê đê là cách gọi khỏ phổ biến, được gần ẵ số SV trong mẫu khảo sỏt sử dụng khi nhắc đến người đồng tính, dù họ gọi như một thói quen, không có ý miệt thị người đồng tính nhưng thật ra đây là từ mang nghĩa tiêu cực, kỳ thị. Thông tin từ phỏng vấn sâu cũng cho thấy, SV đã biết được ý nghĩa của từ này nên hạn chế sử dụng để tránh gây tổn thương đến người đồng tính: “Em có nghe đến từ pê đê nhưng không sử dụng vì những từ này cảm giác là kỳ thị, phân biệt đối với họ”. (Nữ, sinh viên năm 3). Bên cạnh “pê đê”, “thế giới thứ ba/giới tính thứ ba” cũng là cách được 30,4% SV trong mẫu khảo sát lựa chọn. Đây là cách
gọi nói tới cả đồng tính nam và nữ. Ở Việt Nam, cụm từ này hiện còn gây nhiều tranh cãi bởi người đồng tính cho rằng đây là tên gọi miệt thị, xúc phạm đến cộng đồng người đồng tính. Điều này cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, đồng tính không phải là giới tính mà là một xu hướng tình dục, nên không thể sử dụng cụm từ “giới tính thứ ba/thế giới thứ ba”.
Nói tóm lại, sinh viên khoa Luật – Đại học Huế đã có những nhận thức tương đối chính xác về nguyên nhân của đồng tính. Xu hướng tình dục mang tính tự nhiên, bẩm sinh, không phải là bệnh và không thể bị nhiễm hay hay đua đòi để trở thành người đồng tính được. Về vấn đề này, ThS. Lê Quang Bình – Viện trưởng ISEE khẳng định: “đồng tính không phải là bệnh, vì thế không thể chữa và không cần chữa. Đây cũng không phải là tệ nạn, đua đòi hay liên quan đến vấn đề đạo đức như nhiều người trong xã hội quan niệm” [20].
2.2.1.2. Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính
Sinh viên là những người có trình độ tri thức cao, được thường xuyên tiếp cận với tri thức khoa học nên đã giúp SV có được những kiến thức nền tảng về đồng tính luyến ái. Việc sinh viên có nhận thức như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với người đồng tính.
Bảng 2.4: Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính
Thái độ của SV đối với người đồng tính
Tần suất (người)
Tỷ lệ (%)
Chế giễu, coi thường 8 2,2
Xa lánh 31 8,5
Cô lập 27 7,4
Vẫn tiếp tục quan hệ 157 43,0
Gần gũi, quan tâm 88 24,1
Không quan tâm họ là ai 133 36,4
Khác 25 6,8
Tổng 365 100
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)
Kết quả khảo sát cho thấy, ba phương án mà SV lựa chọn nhiều nhất là:
“vẫn tiếp tục quan hệ” (43%), “không quan tâm họ là ai” (36,4%) và “gần gũi, quan tâm” (24,1%). Đây là ba phương án thể hiện thái độ mang xu hướng tích cực của SV đối với người đồng tính. Mặc dù, ở Việt Nam hiện nay, nhiều người đã có cái nhìn cởi mở hơn với người đồng tính nhưng phần lớn cộng đồng người đồng tính vẫn đang chịu sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Tuy nhiên, điều đáng mừng là SV trong mẫu khảo sát đã có thái độ đúng đắn đối với người đồng tính. Bởi họ nhận thức được rằng, không ai có thể lựa chọn được xu hướng tình dục của mình. Nếu “gần gũi, quan tâm” sẽ giúp người đồng tính dám sống thật với giới tính của mình, tự tin vươn lên để được cộng đồng xã hội công nhận. Bởi vì: “đây là điều họ không mong muốn, bẩm sinh họ đã là người đồng tính, nên em sẽ cảm thông, chia sẻ với họ để họ được sống thật với bản thân mình”. (Nam, sinh viên năm 1)
Bên cạnh thái độ tích cực của SV đối với người đồng tính, thì vẫn còn đến 8,5% SV tham gia khảo sát “xa lánh” và 7,4 % số SV “cô lập” người đồng tính. Thái độ này là không đúng bởi ai cũng có quyền thể hiện xu hướng tình dục của mình, họ có quyền được sống như mình mong muốn, miễn là không ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội. Việc “xa lánh” và “cô lập”
người đồng tính sẽ khiến họ không dám bộc lộ bản thân và mất niềm tin vào cuộc sống. Thái độ này của SV đối với người đồng tính cũng có thể hiểu được bởi hiện nay, xã hội vẫn còn kỳ thị với người đồng tính. Kết quả nghiên cứu của ISEE về sự kỳ thị đồng tính nam cho thấy: “1,5% bị đuổi học khi bị phát hiện là người đồng tính; 4,1% bị kỳ thị về vấn đề nhà ở; 4,5% từng bị tấn công và đánh đập; 15,1% bị gia đình chửi mắng” [14].
Xét mối liên hệ giữa “thái độ của SV đối với người đồng tính” và việc SV “có biết/quen với người đồng tính” cho thấy, không có mối liên hệ giữa yếu tố “biết/quen” với “thái độ của SV đối với người đồng tính”. Bởi vì,