Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A- Nam Định) (Trang 21 - 25)

8.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Đây là phương pháp được sử dụng trong luận văn nhằm khai thác những tài liệu sẵn có trên các báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề “vai trò của CLB NCT”, “mô hình CSSK NCT” và “CSSK NCT tại cộng đồng”. Những tài liệu này sẽ giúp cho tác giả có được cái nhìn tổng quan về những nghiên cứu đi trước trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Những công trình nghiên cứu này bao gồm cả tài liệu trong nước và cả tài liệu nước ngoài. Việc phân tích đó sẽ giúp cho chúng ta có thể đưa ra những so sánh tương quan giữa các hình thức hoạt động khác nhau của các quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh đó là phân tích những số liệu thống kê, báo cáo hoạt động của Chi hội GDCSSKCĐ Đông A- Nam Định như Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2012, Báo cáo tổng kết năm 2012, Tài liệu hướng dẫn luyện tập dưỡng sinh…Việc phân tích những báo cáo sơ kết, tổng kết sẽ giúp cho tác giả có được cái nhìn tổng quan về chi hội với cách thức tổ chức hoạt động, kết quả đạt được là gì, có những điểm nào cần phát huy, điểm nào cần khắc phục. Ngoài ra, những tài liệu hướng dẫn luyện tập dưỡng sinh sẽ giúp cho tác giả hiểu được những bài tập rèn luyện sức khỏe được chi hội sử dụng và hướng dẫn cho mọi người.

8.2. Phương pháp quan sát

Đây là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách quan sát, ghi chép lại những thông tin về hoạt động của câu lạc bộ và chi hội trưởng trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu. Quá trình quan sát được diễn ra trong suốt thời gian nghiên cứu tại cộng đồng từ 19h- 20h30 tại sân tập của câu lạc bộ. Đặc thù hoạt động của các câu lạc bộ dành cho là thường tập luyện vào các buổi tối bởi vì đối với người cao tuổi thì buổi tối sẽ có nhiều thời gian để tham gia hoạt động hơn, còn buổi sáng thì có người còn giúp con cháu nên không tham gia được. Trong quá trình này, tác giả đã quan sát cách thức giao tiếp, không khí sinh hoạt, nội dung hoạt động của câu lạc bộ... Những nội dung này sẽ giúp cho tác giả nắm bắt được hoạt

22

động của câu lạc bộ một cách đầy đủ và phong phú hơn. Cách thức quan sát được kết hợp giữa quan sát tham dự và quan sát không tham dự.

8.3. Phương pháp thảo luận nhóm

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thảo luận 2 nhóm với thành viên của 2 câu lạc bộ được chọn để nghiên cứu. Một thảo luận nhóm được tiến hành từ 19h45‟- 21h00‟ ngày 1/2/2013 với 17 thành viên câu lạc bộ Tân An tham gia.

Một thảo luận nhóm được tiến hành từ 19h30‟- 20h30‟ ngày 5/2/2013 với 25 thành viên của câu lạc bộ Hạ Long tham gia. Hoạt động thảo luận nhóm được tiến hành trước để cho tất cả các thành viên có thể đưa ra ý kiến của mình về hoạt động của câu lạc bộ. Sau đó, dựa trên kết quả thảo luận nhóm, tác giả chọn lọc những ý chính và tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu.

8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân

Trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, tác giả đã định hướng trước những nội dung cần hỏi và những nội dung này đã được hỏi một cách linh hoạt đối với từng trường hợp. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả đặt câu hỏi cho đối tượng khảo sát, sau đó ghi âm lại thông tin đã thu thập được và sau đó tiến hành gỡ băng ghi âm để có được thông tin dạng văn bản. Đây là công cụ hữu hiệu để có được những thông tin định tính giúp tác giả nắm được bản chất của vấn đề và nhận thức sâu hơn về đối tượng nghiên cứu. Để có được thông tin nhiều chiều, ngoài việc phỏng vấn đối tượng cần nghiên cứu còn phải phỏng vấn các đối tượng khác có liên quan.

Phỏng vấn sâu được tiến hành với các đối tượng là lãnh đạo chi hội, cán bộ địa phương, quản lý câu lạc bộ, thành viên câu lạc bộ và người dân tại cộng đồng.

Số mẫu phỏng vấn sâu được thực hiện là: 1 lãnh đạo chi hội, 2 cán bộ địa phương, 2 quản lý câu lạc bộ, 10 người cao tuổi tham gia câu lạc bộ và 3 người dân tại cộng đồng.

Việc phỏng vấn sâu lãnh đạo chi hội sẽ giúp cho tác giả tìm hiểu được quá trình thành lập, triển khai hoạt động của Chi hội và những đánh giá của họ về hoạt động của các câu lạc bộ trực thuộc và phương hướng hoạt động trong thời gian tới

23

của Chi hội. Những thông tin này cung cấp cho tác giả cái nhìn tổng quan về chương trình hoạt động của Chi hội trong suốt thời gian vừa qua.

Tiếp theo, phỏng vấn lãnh đạo địa phương nơi có 2 câu lạc bộ đang triển khai hoạt động. Với 2 cuộc phỏng vấn này thì tác giả có thể tìm hiểu về cách nhìn nhận, theo dõi, giám sát hoạt động của CLB của chính quyền địa phương và từ đó đánh giá về chương trình hoạt động của các CLB, những tác động của CLB đối với NCT nói riêng, cộng đồng nói chung. Bên cạnh đó, tác giả cũng có thể thu thập được tình hình người cao tuổi tại địa phương đó như thế nào để có cái nhìn tổng quan về vấn đề người cao tuổi tại địa phương.

Cuộc phỏng vấn sâu với hai quản lý câu lạc bộ sẽ giúp cho nhà nghiên cứu tìm hiểu về quá trình hình thành, hoạt động của câu lạc bộ, đánh giá mức độ tham gia hoạt động CLB của thành viên và đánh giá hiệu quả hoạt động của CLB đối với thành viên, cộng đồng. Đây là những thông tin cơ bản mà chúng ta có thể có được khi phỏng vấn quản lý câu lạc bộ bởi vì họ là những người nắm rõ nhất về hoạt động của câu lạc bộ mình.

Đối tượng, chủ thể chính thức của các câu lạc bộ này hướng tới là chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ngay tại cộng đồng. Do đó, việc thu thập thông tin từ chính những người cao tuổi là thành viên của câu lạc bộ không thể thiếu được. Do luận văn được nghiên cứu tại 2 câu lạc bộ nên tác giả sẽ lựa chọn phỏng vấn mỗi câu lạc bộ 5 người. Với những mẫu phỏng vấn người cao tuổi này, tác giả có thể tìm hiểu về quan điểm, thái độ của mọi người về hoạt động của câu lạc bộ; đánh giá hiệu quả hoạt động: ưu điểm, hạn chế, sự thỏa mãn và mong đợi của mình khi tham gia câu lạc bộ và nhìn nhận vai trò của câu lạc bộ trong giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người cao tuổi tại cộng đồng.

Cuối cùng là mẫu phỏng vấn sâu của người dân tại cộng đồng. Việc các hoạt động của câu lạc bộ được triển khai như thế sẽ thu được sự chú ý của người dân và việc phỏng vấn sâu họ sẽ giúp cho tác giả tìm hiểu được mức độ quan tâm của người dân đối với câu lạc bộ, những đánh giá về hoạt động của câu lạc bộ và mong muốn của họ trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại địa phương.

24 9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung chính của luận văn gồm có 2 chương với các nội dung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm 8 nội dung: khái niệm vai trò, khái niệm câu lạc bộ, khái niệm sức khỏe, khái niệm người cao tuổi, khái niệm cộng đồng, khái niệm công tác xã hội, khái niệm nhân viên công tác xã hội, hoạt động của câu lạc bộ dưới góc nhìn của lý thuyết vai trò, hoạt động của câu lạc bộ theo quan điểm của lý thuyết nhu cầu và tổng quan về câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe tại Nam Định.

Chương 2: Kết quả nghiên cứu với 2 nội dung chính thực tiễn hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng (bao gồm hoạt động CSSK thể chất, CSSK tinh thần, câu lạc bộ với gia đình người cao tuổi, câu lạc bộ với đời sống cộng đồng, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong quá trình hoạt động của câu lạc bộ) và vai trò nhân viên công tác xã hội của Chi hội trưởng trong hoạt động của câu lạc bộ (với các vai trò người quản lý/ tổ chức, người giáo dục, người tạo điều kiện và người kết nối nguồn lực)

Một phần của tài liệu Vai trò của câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A- Nam Định) (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)