Khái niệm nhân viên công tác xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A- Nam Định) (Trang 32 - 52)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.7. Khái niệm nhân viên công tác xã hội

Nhân viên công tác xã hội (Social worker) được Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp Quốc tế IASW định nghĩa: “Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống, tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa các cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”.

“Nhân viên công tác xã hội với các kĩ năng được đào tạo về chuyên môn và các kinh nghiệm nghề nghiệp là người trực tiếp làm việc để đạt được các mục đích được định rõ và do nghề công tác xã hội đặt ra bằng cách vận dụng các phương pháp, kĩ năng cơ bản trong công tác xã hội để làm cho đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu, giải quyết điều chỉnh những vấn đề đang đặt ra của mình cho phù hợp với sự thay đổi mô hình xã hội” [31, tr.2].

Như vậy, nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo một cách bài bản về mặt chuyên môn và các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Nhân viên công tác xã hội không chỉ hướng vào các nhóm đối tượng yếu thế mà còn xây dựng những chương trình, những giải pháp chiến lực nhằm bảo vệ cả cộng đồng dân cư. Họ luôn luôn đặt lợi ích của thân chủ lên cao nhất và cố gắng giúp đỡ thân chủ đạt được mục đích mà họ đặt ra. Tuy nhiên, nhân viên công tác xã hội chỉ là người cùng thảo luận và giải thích các phương án có điểm nào tốt, điểm nào hạn chế, còn quyết định cuối cùng vẫn thuộc về thân chủ chứ nhân viên không làm hộ làm thay.

33

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đi tìm hiểu và phân tích vai trò của Chi hội trưởng như là một nhân viên công tác xã hội trong hoạt động của câu lạc bộ hay của nhóm. Từ chính những hoạt động cụ thể mà Chi hội trưởng triển khai trong câu lạc bộ sẽ giúp cho tác giả thấy được dáng dấp của một nhân viên công tác xã hội từ đó.

1.8. Hoạt động của câu lạc bộ dưới góc nhìn của Lý thuyết vai trò

Mỗi xã hội có cơ câu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác nhau.

Lý thuyết về vị trí – vai trò xã hội cho rằng mỗi một cá nhân có một vị trí xã hội là vị trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội. Nó được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác. Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và những quyền hạn kèm theo. Vị thế chính “ là bất kỳ vị trí ổn định nào trong một hệ thống xã hội với những kỳ vọng quyền hạn và nghĩa vụ đặc thù”. Các quyền và nghĩa vụ này thường tương ứng với nhau. Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội, vì luôn biến đổi trong các xã hội khác nhau, qua các nhóm xã hội khác nhau. Tương ứng với từng vị thế sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội [31, tr.14].

Theo thuyết này, trong công tác xã hội, việc tìm hiểu những nhận thức cũng như hành động của cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng phụ thuộc nhiều vào chính vị trí mà họ được thừa nhận trong gia đình và xã hội. Nếu như họ được coi trọng, được có tiếng nói riêng của mình, được bình đẳng như mọi người trong gia đình và ngoài xã hội thì họ sẽ làm tốt hơn vai trò của mình, đáp ứng được nhiều hơn những mong đợi của mọi người và ngược lại [31,tr.14].

Để xác định được vai trò của cá nhân thì phải đặt cá nhân đó trong sự tương quan với một nhóm xã hội nhất định. Do đó sự tương tác giữa các nhóm và giữa các cá nhân bao gồm cả sự tương tác giữa các vi trí, giữa các vai trò này. Mỗi người có một khoảng cho cá nhân của mình, khoảng này gắn với vị trí, với vai trò và có

34

những tương tác với nhau để dẫn đến bản sắc xã hội nhất định, Trong tương tác này, mỗi người có một kết cấu cá nhân, mỗi người có ý tưởng riêng của mình về một sự vật, sự kiện nhất định và họ trao đổi nhau, tương tác với nhau từ những kết cấu này.

Thuyết vai trò được áp dụng ở đây để chỉ ra rằng trong nhóm tồn tại những vị trí khác nhau và các vị trí này được phân cho các thành viên trong nhóm. Mỗi vị trí thể hiện chi tiết các vai trò bao gồm các chuỗi chức năng cần thiết. [19, tr.90]. Như vậy, chúng ta có thể tìm hiểu được mô hình hành vi của mỗi cá nhân thông qua vai trò của họ. Trong luận văn này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu vai trò của Chi hội trưởng trong hoạt động của câu lạc bộ để thấy được những hoạt động mà Chi hội trưởng đã triển khai như thế nào và điều đó tương ứng với vai trò gì.

Ngoài việc nghiên cứu về vai trò cá nhân thì chúng ta cũng có thể tìm hiểu về vai trò của các tổ chức đoàn thể ra sao ví dụ như vai trò của hội phụ nữ, vai trò của đoàn thanh niên…Và ở đây, vì các hoạt động của CLB được xác định như là của một nhóm xã hội cho nên CTXH với hoạt động của các CLB cũng giống như CTXH với nhóm. Qua đó chúng ta cũng có thể nhìn thấy mối tương quan giữa CLB với các tổ chức xã hội khác và cộng đồng. Từ đó, chúng ta cũng có thể xác định vai trò của CLB trong các hoạt động tại cộng đồng. Trong luận văn này sẽ chỉ ra vai trò của câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng đối với cá nhân người cao tuổi và gia đình người cao tuổi nói riêng và đối với cộng đồng nói chung cũng như vai trò của Chi hội trưởng như là một nhân viên công tác xã hội trong hoạt động của câu lạc bộ.

1.9. Hoạt động của câu lạc bộ theo quan điểm của Lý thuyết nhu cầu Maslow đã đưa ra bậc thang nhu cầu cho con người gồm 5 bậc đó là:

Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (hoặc nhu cầu sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người [14, tr.119].

35

Nhu cầu về an toàn: Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần [14, tr.120].

Nhu cầu về xã hội (nhu cầu giao lưu tình cảm): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …[14, tr.121].

Nhu cầu về được tôn trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân [14, tr.121].

Nhu cầu được thể hiện bản thân/ tự hoàn thiện: Đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội [14, tr.122].

Dựa trên những nội dung về nhu cầu của Maslow, ứng dụng với lứa tổi người cao tuổi thì chúng ta có thể nhận thấy họ sẽ có những thay đổi về mặt sinh lý, tâm lý và những nhu cầu cơ bản của họ cũng khác so với chúng ta.

Trước tiên là những thay đổi về mặt sinh lý: Phần lớn người cao tuổi sức khoẻ giảm sút do sự thoái hoá tự nhiên của các tế bào dẫn tới quá trình đồng hoá, dị hoá giảm, hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ quan tuần hoàn, nội tiết, tiêu hoá...) giảm sút; cơ bắp bị nhão; xương do bị vôi hoá nhiều nên dòn dẫn tới dễ gẫy khiến cho người cao tuổi đi lại khó khăn; dễ bị nhiễm bệnh, mắc bệnh mãn tính như: bệnh đãng trí, bệnh mất trí; chất lượng hoạt động của các cơ quan cảm nhận bị suy yếu: mắt kém, tai nghe kém. Đặc biệt là trí nhớ của người cao tuổi cũng thay đổi rõ rệt, trí nhớ ngắn hạn thì giảm sút trong khi đó trí nhớ dài hạn lại ở mức độ

36

cao. Họ có thể quên ngay điều họ vừa nói, vừa thấy nhưng những chuyện xảy ra trong quá khứ thì họ lại nhớ đến từng chi tiết nhỏ. Hoạt động phản xạ thần kinh của người cao tuổi phần nào cũng bị chậm lại, vì vậy mà các hoạt động tư duy để đưa ra quyết định có phần chậm hơn trước, nhưng không có nghĩa là họ không thể đưa ra quyết định. Vì họ có nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm xã hội cho nên quyết định của họ cũng chín chắn hơn lớp trẻ [34, tr.1,2].

Chính những biến đổi về sinh lý trên đã tác động không nhỏ tới tâm lý của người cao tuổi. Trải qua quá trình lao động và cống hiến, người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và nhiều trải nghiệm xã hội nên họ rất khó thay đổi để thích nghi với điều kiện sống mới. Với những người làm trong các cơ quan thì việc thay đổi này càng khó khăn hơn. Họ đang đi làm có thu nhập đều đặn hằng tháng, có nhiều mối quan hệ xã hội. Khi nghỉ hưu về, họ mất đi một khoản thu nhập, những mối quan hệ xã hội của họ cũng bị thu hẹp lại. Và với những người cao tuổi không làm trong các cơ quan thì việc thích nghi của họ sẽ tốt hơn nhiều. Sự thay đổi trong cuộc sống của họ là không đáng kể. Trong điều kiện hiện nay, cuộc sống có nhiều thay đổi, con cái thường bận rộn với công việc chăm lo cho cuộc sống riêng mà không có nhiều thời gian thăm hỏi ông bà, cha mẹ, không có sự quan tâm đúng mực sẽ khiến cho người cao tuổi cảm thấy cô đơn, trống vắng. Ngoài ra, người cao tuổi cũng có những phản ứng tâm lý với cái chết. Về vấn đề này, có hai khái niệm:

người cao tuổi nghĩ về cái chết gần kề của bản thân mình và người cao tuổi nhìn những người bạn cùng lứa tuổi, người thân của mình chết [34, tr.3].

Cuối cùng đó chính là những nhu cầu mà người cao tuổi cần được đáp ứng.

Cũng như ở mọi lứa tuổi, người già cần phải được đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần cần thiết. Song bên cạnh đó còn có những nhu cầu đặc biệt cần được quan tâm hơn tới nhu cầu xã hội (nhu cầu giao lưu tình cảm) của họ. Đối với người cao tuổi thì nhu cầu được giao lưu tình cảm, được thấy mình thuộc về tổ chức nào đó luôn là quan trọng nhất. Trong suốt cuộc đời mình, họ đã tham gia sinh hoạt tại các tổ chức khác nhau, khi về hưu các hoạt động đó đột nhiên không còn nữa sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tinh thần của họ. Cho nên họ mong muốn tham gia vào

37

các hoạt động xã hội để bù đắp khoảng trống đó. Dựa trên nhu cầu này mà chúng ta xác định được mong muốn tham gia hoạt động vào câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng của các thành viên tại Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A- Nam Định trong luận văn này.

1.10. Tổng quan về câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe tại Nam Định 1.10.1. Giới thiệu Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A

Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều hoạt động câu lạc bộ dành cho người cao tuổi. Những hoạt động này được triển khai rộng rãi với nội dung phong phú và đa dạng đã thu hút được nhiều người cao tuổi tham gia hoạt động. Tại Nam Định cũng có nhiều loại hình câu lạc bộ được triển khai như câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ đi xe đạp…Các loại hình câu lạc bộ này đã góp phần làm phong phú thêm đời sống của người cao tuổi tại cộng đồng rất nhiều. Tuy nhiên, các loại hình câu lạc bộ trên mới chỉ thiên về một mảng hoặc là CSSK thể chất, hoặc là CSSK tinh thần mà chưa có sự kết hợp của cả 2 bình diện trong cùng hoạt động.

Bên cạnh đó, hoạt động của các câu lạc bộ trực thuộc Chi hội Đông A đã cho thấy sự kết hợp giữa hai mảng đó. Các hoạt động vừa hướng tới việc CSSK thể chất vừa CSSK tinh thần cho các thành viên trong câu lạc bộ. Chính từ đó mà tác giả lựa chọn Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A làm địa bàn nghiên cứu về vai trò của câu lạc bộ đối với người cao tuổi tại cộng đồng.

1.10.1.1. Cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Chi hội

Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A- Nam Định chính thức thành lập theo quyết định số 68/ QĐ- TWH ngày 26/11/2011 của Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam. Trụ sở đặt tại số 49- Đường Phùng Chí Kiên- Khu Đô thị mới Hòa Vượng- TP. Nam Định. Chi hội là một tổ chức quần chúng, tự nguyện tham gia tập hợp các CLB có phong trào dưỡng sinh thể dục thể thao. Chi hội có 11 thành viên trong ban chấp hành, có 1 chi hội trưởng và 2 chi hội

38

phó, chia làm 3 tiểu ban: tiểu ban phong trào, tiểu ban huấn luyện và tiểu ban tài chính. Ba tiểu ban này sẽ phụ trách những mảng hoạt động khác nhau trong Chi hội và sẽ góp phần giúp cho hoạt động của Chi hội diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả hơn [5, tr.1].

Các câu lạc bộ được gọi là các phân chi, đơn vị chân rết của chi hội đã duy trì hoạt động tích cực như Câu lạc bộ Dưỡng sinh Đông A Lộc Hoà, Câu lạc bộ Mỹ Hà, Câu lạc bộ Mỹ Tân, Câu lạc Thái cực trường sinh đạo phường Hạ Long - thành phố Nam Định, Câu lạc bộ xã An Ninh - Bình Lục - Hà Nam. Gắn liền với hoạt động của Chi hội là tuyên truyền hoạt động phong trào dưỡng sinh mở rộng ngày một lớn mạnh như kết nạp thêm hội viên của CLB Thiên Trường, CLB Thái cực trường sinh đạo Nam Định, Hội đồng nghiệp May xuất khẩu Nam Định, CLB võ thuật thanh thiếu niên thành phố Nam Định [5, tr.1]...Sau hơn 1 năm hoạt động Chi hội đã quy tụ 9 CLB trực thuộc. Số hội viên đóng hội phí Trung ương hội là 110 người. Số hội viên chi hội đến nay có trên khoảng 1000 người gồm các câu lạc bộ liên kết [6, tr.2]

Chi hội đã phân công ban thường trực xây dựng lại quy chế của chi hội trên cơ sở Điều lệ hoạt động của hội và quy chế cũ. Quy chế mới có 7 chương và 15 điều đã báo cáo và thông qua Ban chấp hành 2 lần để lấy thêm ý kiến trước khi ban hành chính thức. Các Tiểu ban cũng xây dựng chương trình công tác của mình có nội quy và các quy định của tiểu ban để làm căn cứ hoạt động đúng mục đích của chi hội

“Tất cả vì sức khoẻ cộng đồng”.[4]

1.10.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi hội

Chi hội tập trung vào việc giáo dục chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh tật cho mình và góp phần vào việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bài trừ các tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan và phòng chữa bệnh. Chi hội thực hiện việc hướng dẫn và duy trì phong trào tập luyện các môn dưỡng sinh truyền thống có nguồn gốc có xuất sứ có nhiều tác dụng về phòng bệnh cùng các phương pháp tập luyện khác mà trong thực tiễn có lợi cho sức khoẻ cộng đồng. Thực hiện việc kết hợp và giao lưu với các

Một phần của tài liệu Vai trò của câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A- Nam Định) (Trang 32 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)