Ưu điểm và hạn chế trong quá trình hoạt động của câu lạc bộ

Một phần của tài liệu Vai trò của câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A- Nam Định) (Trang 73 - 82)

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Thực tiễn hoạt động của câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe cho người

2.1.5. Ưu điểm và hạn chế trong quá trình hoạt động của câu lạc bộ

Hoạt động của CLB đã góp phần nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho người cao tuổi. Những bài tập luyện dưỡng sinh, hoạt động tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh và xoa bóp bấm huyệt đã đem lại cho NCT một sức khỏe tốt hơn nhiều. Chính những NCT tham gia hoạt động sẽ nhận rõ được ưu điểm của hoạt động này dành cho mình. Theo như chia sẻ của một thành viên câu lạc bộ cho rằng:

ưu điểm thứ nhất mà hoạt động trong câu lạc bộ đem lại là mang lại sức khỏe cho các cụ tươi tắn, da dẻ khỏe mạnh. Nói chung vui vẻ rồi giúp đỡ cho gia đình, con

74

cháu được nhờ, cơm nước, chợ búa cho nó. Đối với chị em thì vui vẻ, đoàn kết trong hội, thoải mái, có gì thì phát biểu xong lại thôi, không có thù hằn gì nhau. Tối tối đến là cười đùa vui vẻ…

Theo đánh giá của Phó chủ nhiệm câu lạc bộ Hạ Long thì tiêu chí “sống vui, sống khỏe, sống có ích” mà câu lạc bộ đặt ra đã hoàn toàn đạt được. Cô chia sẻ rằng:

“Nói chung là vào CLB này thì nói thật nhiều chị em cũng bảo là trông tươi trẻ, chị nào cũng trẻ trung ra rất nhiều. Thứ hai là sức khỏe đảm bảo được toàn bộ các bệnh xương khớp là chúng tôi đỡ nhiều. Ví dụ như thần kinh tọa là cũng đỡ bởi vì khi tập thì cột sống cần phải giữ thẳng, bản thân xoay các đốt sống làm cho các đốt sống nó mềm ra và không bị vôi hóa. Như thế là tôi thấy không bị thần kinh tọa nữa mà anh nào tập đúng, tấn đúng nữa thì khớp nó đỡ. Cái cơ bản nhất là vấn đề xương, khớp chứ nói thực ra bảo tập là sút cân thì những người gầy ai dám tập nhưng tập là để dẻo dai sức khỏe, giúp cho mọi người vui vẻ lên. Ra đây nhiều khi cảm thấy là để giao lưu chia sẻ, nó quên hết những mệt nhọc ban ngày, quên hết những lo toan, tính toán thường ngày giống như là nơi xả stress của phụ nữ. Bởi vì ở nhà thì họ phải lo toan mọi công việc mà ra đây được giao lưu, chia sẻ thì nó làm giảm đi áp lực công việc trong gia đình. Nói chung là chị em ra đây đều vui vẻ, trẻ trung ra rất nhiều, bảy tám mươi mà ra đây cứ như lúc trẻ ấy, già mà cứ như trẻ con ấy, lúc nào cũng vui chơi, chí chóe nhau rồi có những sinh hoạt cộng đồng rất là vui. Đấy mới là cái quan trọng” (PVS PCN CLB Hạ Long).

Qua chia sẻ này của cô, chúng ta nhận thấy được rằng sức khỏe của người cao tuổi khi tham gia hoạt động đã được cải thiện đáng kể. Những người mắc bệnh thần kinh tọa, đau xương khớp đều có những biến chuyển tốt hơn, những người không mắc bệnh thì sức khỏe ngày càng dẻo dai. Sinh hoạt câu lạc bộ cũng là nơi để mọi người giao lưu, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống với nhau và họ luôn cảm thấy được sự vui vẻ trong suốt quá trình tham gia hoạt động này. Bản thân tác giả khi quan sát hoạt động tại câu lạc bộ cũng cảm thấy được không khí sinh hoạt vô

75

cùng thân thiện, cởi mở và vui vẻ giữa các thành viên câu lạc bộ. Khi có người đến sớm hay khi giải lao giữa giờ tập, họ ngồi lại với nhau chia sẻ những chuyện thú vị trong ngày của mình, họ trêu đùa nhau một để rồi cùng cười vui vẻ. Khi trong câu lạc bộ có người bị ốm, các thành viên sẽ nghỉ tập sớm hơn và đến thăm hỏi, động viên thành viên đó để họ mau khỏi bệnh và ra sân tập cùng mọi người. Như vậy, khi tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người cao tuổi đều được cải thiện và nâng cao hơn trước rất nhiều. Từ chính những lợi ích đó đã khiến cho hoạt động của câu lạc bộ càng ngày càng thu hút được nhiều người cao tuổi trong cộng đồng tham gia sinh hoạt cùng.

Bên cạnh đó, hoạt động của các CLB triển khai luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ chính quyền địa phương và cũng nhận được sự đánh giá cao từ lãnh đạo địa phương về hoạt động của mình. Cán bộ phường Hạ Long cho rằng: “Sân tập của mình thì cô thấy là cũng được đánh giá là 1 trong những đơn vị của thành phố làm tốt đấy, phát triển được hội viên. Hội viên ở đây thì các bà, các chị ở trong toàn phường, có người còn ở khu Đông Y của Lộc Hạ, bị cắt về Lộc Hạ nhưng vẫn về đây tập đấy. Cũng rất là gắn bó, cũng thăm hỏi ốm đau. Nói chung là quan tâm đến nhau lắm. Nói thật là tối đến không đi được thì thôi chứ đi ra đến đây thì vui lắm.

Đấy các bà già, chân tay lắm khi còn tập tễnh nhưng vẫn đến tập. Mỗi tối chỉ tập 1 tiếng thôi mà từ 7h- 8h là các bà nghỉ. Nói chung là phát huy được, nâng cao sức khỏe, nói chung là tốt (PVS Cán bộ văn hóa xã hội phường Hạ Long).

Thông tin này cho thấy, hoạt động của câu lạc bộ Hạ Long đã nâng cao được sức khỏe của người cao tuổi, các thành viên trong câu lạc bộ quan tâm đến nhau, tinh thần thoải mái khi ra đến sân tập. Hiệu quả hoạt động được phản ánh qua việc nhiều thành viên mặc dù đã chuyển sang địa bàn khác nhưng vẫn về sinh hoạt tại câu lạc bộ.

Còn câu lạc bộ Tân An cũng được chính quyền địa phương đánh giá cao.

CLB này được Đảng ủy, HĐND, UBND đánh giá rất cao và ghi nhận công lao của CLB. NCT chúng tôi cũng đánh giá CLB rất tốt vì mang lại niềm vui và sức khỏe

76

cho nhiều lứa tuổi, nhiều lứa tuổi thì rất thích hoạt động của CLB này (PVS CT hội NCT xã Lộc Hòa). Thông tin phỏng vấn sâu này cho thấy hoạt động của câu lạc bộ Tân An đã mang lại không chỉ là sức khỏe mà còn là niềm vui cho những người tham gia hoạt động. Hoạt động của câu lạc bộ cũng đã thu hút được nhiều lứa tuổi tham giao sinh hoạt cùng.

Bên cạnh đó, cả 2 CLB đều được lãnh đạo Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A đánh giá rất cao. Đặc biệt là hai vị chủ nhiệm CLB đã làm rất tốt các công việc của mình và đem lại lợi ích thiết thực cho NCT trong CLB.

“CLB phường Hạ Long, bà S làm chủ nhiệm thì bà ấy hoạt động thực sự là bằng cái tâm. Phong trào của bà hoạt động giờ đến 50 người có khi còn lên tới 100 người. Nói chung là CLB phường Hạ Long là 1 đơn vị rất tích cực.

CLB Tân An- Lộc Hòa là CLB đầu tiên của Chi hội do ông Đ làm chủ nhiệm.

CLB này thì bộ máy tổ chức rất là quy mô, cũng ban bệ đàng hoàng, ông Đ cũng hoạt động bằng cái tâm. Hoạt động của CLB thì chuyên về văn nghệ nhiều hơn dưỡng sinh.

Nói chung 2 đơn vị này là nơi cô đặt niềm tin lắm, quan trọng nhất là người nòng cốt. Người chủ nhiệm mà tâm huyết thì ắt duy trì được lâu cũng có CLB hoạt động rồi lại lắng đi. Gây dựng lên CLB trực thuộc chi hội thì rất dễ nhưng còn duy trì được mới là khó” (PVS Chi hội trưởng Chi hội GDCSSKCĐ Đông A).

Thực tế nghiên cứu tại câu lạc bộ Hạ Long cho thấy: Mặc dù chỉ toàn nữ giới tham gia sinh hoạt tại CLB nhưng mọi hoạt động của CLB luôn nhận được đánh giá cao từ các tổ chức đoàn thể so với các CLB khác. Được hội NCT đánh giá là 1 trong những CLB hoạt động đều đặn và tốt nhất trong các CLB của phường. Các CLB cầu lông, bóng bàn cũng không bằng CLB này. Mặc dù CLB chưa thu hút được nam mà hoàn toàn phụ nữ thôi nhưng lại là CLB đoàn kết nhất trong các CLB. Đến đây là sân chơi vui vẻ. Chủ nhiệm câu lạc bộ cũng được các thành viên đánh giá là người tận tâm với công việc của mình, luôn quan tâm tới đời sống của các thành

77

viên và có hướng phát triển hoạt động của câu lạc bộ để giúp đỡ được nhiều người cao tuổi trên địa bàn phường nhiều hơn.

Đối với CLB Tân An thì do Hội NCT nhận thức được lợi ích của hoạt động này nên đã tiến hành triển khai rộng rãi trên địa bàn toàn xã. Không những thế, họ còn có phương hướng tổ chức giao lưu giữa các CLB để mọi người có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Vai trò của CLB dưỡng sinh đối với NCT là rất tốt bởi vì đảm bảo sức khỏe cho NCT và là sân chơi bổ ích, vui khỏe. Hiện nay trên địa bàn xã Lộc Hòa thì Hội NCT xã đã triển khai rộng trên toàn xã các CLB tập luyện dưỡng sinh.

Sang năm 2013 sẽ tiến hành tổ chức giao lưu giữa các CLB trong xã. Có được thành công này cũng phải kể đến công lao của chủ nhiệm câu lạc bộ khi đã cố gắng triển khai các hoạt động và cùng với các thành viên khác chứng minh được lợi ích khi tham gia câu lạc bộ như thế nào cho mọi người thấy. Chính từ đó mà câu lạc bộ đã dành được những quan tâm như ngày hôm nay.

Thực tế nghiên cứu đã cho thấy rằng, hoạt động của các câu lạc bộ đã đem lại những hiệu quả to lớn cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người cao tuổi. Hoạt động của 2 câu lạc bộ này đã nhận được đánh giá cao của chính quyền địa phương cũng như của Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A.

2.1.5.2. Hạn chế

Thực tế nghiên cứu tại cả 2 câu lạc bộ đều cho thấy hạn chế đầu tiên phải kể đến đó chính là vấn đề kinh phí hoạt động của các CLB. Nhận biết được điều đó, chủ nhiệm CLB Tân An khi đi họp cùng Trung ương hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam cũng đã đề xuất đến nhưng cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Chủ nhiệm câu lạc bộ Tân An cho biết rằng hôm bác đi họp trên Hà Nội đã nói luôn về kinh phí rồi nhưng mà ngay Trung ương hội cũng không có kinh phí. CLB muốn hoạt động cho tốt thì phải tự túc vì Trung ương hội cũng là một tổ chức tự nguyện thì lấy đâu ra kinh phí để trợ giúp.

Theo kết quả TLN CLB Hạ Long thì: “Về tài chính thì CLB phải tự lo.

Chúng tôi đã có các quỹ mà tự hội viên đóng. Mỗi năm chúng tôi thu 5 chục mỗi chị

78

trong đó có tiền thăm hỏi ốm đau, tiền loa, băng luyện tập. Mọi thứ là chị em hoàn toàn phải tự giác chứ phường chỉ hỗ trợ mấy trăm 1 năm để gặp mặt. Năm 2011 được dự án của WO tài trợ 10.000.000 cho CLB để mua sắm thiết bị và tạo thành vốn”.

Những thông tin trên cho thấy rằng, CLB đều hoạt động một cách tự nguyện cho nên kinh phí hoạt động chủ yếu là do các thành viên trong CLB đóng góp và một phần là xin tài trợ được. Mặc dù xã tận tâm giúp đỡ nhưng không được nhiều mà CLB phải tự thân vận động để trang trải cho các hoạt động của mình. Với số tiền 50.000/1 người/1 năm thì số quỹ thu được của mỗi câu lạc bộ cũng không nhiều. Trong khi đó có rất nhiều hoạt động cần dùng tới tiền trong đó có thể kể đến hoạt động văn nghệ:

“Khó khăn về kinh phí hoạt động, đẻ ra văn nghệ thì cần có đạo cụ ít nhất là cũng có cái quần cái áo. Vừa rồi cô cũng phải đi liên hệ để mượn quần áo cho các cụ mặc biểu diễn trong các dịp khác nhau như Gặp mặt đầu xuân, 8/3, 20/10…Mỗi người bây giờ cũng phải 3 bộ quần áo dành riêng cho mỗi bài tập. Các cô toàn tự bỏ tiền túi ra may đấy chứ” (PVS nữ, 56 tuổi, CLB Tân An).

Hạn chế thứ hai đó chính là địa điểm tập của các CLB: Theo Chủ nhiệm CLB Tân An thì địa điểm tập rất quan trọng. Nếu nó ở khu trung tâm thì sẽ thu hút được nhiều người đến tham gia hơn. Còn khi tập ở một nơi xa khu dân cư sẽ khiến cho NCT ngại phải đi lại nhiều để tham gia hoạt động. Bất kể là hoạt động nào trong cuộc sống, vị trí, địa điểm luôn đóng vai trò quyết định xem có nên tham gia hoạt động hay không? Nếu xa xôi quá thì đi lại sẽ khó khăn và làm nhụt ý chí của mọi người. Có nhiều người cao tuổi rất mong muốn được tham gia hoạt động cùng câu lạc bộ nhưng do địa điểm tập quá xa, đi lại có phần khó khăn bất tiện cho nên đã không thể đến tham gia cùng mọi người được. Theo ước tính của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ Tân An thì phải có hơn chục người nữa muốn tham gia sinh hoạt nhưng ở xa quá nên đành thôi:

79

“Nếu mà điều kiện địa điểm tốt nữa thì còn đông nữa, hơn chục người nữa cơ. Hôm nọ còn muốn tách ra làm 2 tổ nhưng mà nếu tách ra làm 2 thì có khi tan.

Nếu về bên xóm 3 thì hội trường lại bé. Cái địa điểm tập là rất quan trọng, các bác không thu hút được chục người nữa là vì cái địa điểm. Có những CLB người ta thuê địa điểm đến 1 triệu/ 1 tháng thế nhưng đây thì toàn bà con nghỉ hưu rồi nên chỉ duy trì được như này là tốt rồi” (PVS nam, 72 tuổi, CLB Tân An).

Cả CLB Tân An và CLB Hạ Long đều phải di chuyển nhiều lần mới có được sân tập như hiện tại. CLB Tân An khi mới bắt đầu hoạt động đã lấy địa điểm là vườn hoa của khu đô thị để tập. Sau đó do không thuận lợi khi mưa nắng nên CLB chuyển về nhà văn hóa xóm 3. Nhưng ở đây, không gian lại không được rộng rãi cho lắm cho nên cuối cùng mới chuyển về nhà văn hóa xóm 2 và hoạt động ở đó cho đến tận bây giờ. CLB Hạ Long cũng phải di chuyển vài lần từ sân Ủy ban phường rồi mới về được sân trường Lương Thế Vinh để tập như bây giờ. Sân trường rộng rãi cho nên hôm nào các thành viên của CLB đi nhiều cũng vẫn thoải mái chỗ để tập…Tuy nhiên, cho đến hiện tại, địa điểm tập của cả 2 câu lạc bộ cũng đã ổn định nhờ vào sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể trong địa phương mình.

Điều này cũng là một trong những niềm phấn khởi cho các thành viên câu lạc bộ.

Thứ ba là hạn chế về điều kiện quy tụ các thành viên khác: Với thành phố thì việc tập hợp mọi người sẽ dễ dàng hơn ở nông thôn. “Về điều kiện quy tụ đối tượng tập, ở đây là nông thôn chứ không phải thành phố cho nên để quy tụ được thì người ta phải rất thông cảm mới có thể đến tập được” (PVS CT Hội NCT xã Lộc Hòa).

Có sự khác nhau này bởi nếp sống ở nông thôn có nhiều điểm khác biệt so với thành thị. Một số người trẻ vẫn còn vướng víu việc gia đình chưa nhiệt tình đi, còn các cụ thì vấn đề kinh tế cho chi phí hoạt động còn eo hẹp. Ở nông thôn, nhiều người cao tuổi không tham gia hoạt động tại các đơn vị mà chỉ làm ruộng nên không có lương hưu hàng tháng. Hoặc có người có lương hưu nhưng không được nhiều mà phải chi tiêu nhiều thứ vẫn không được thoải mái chứ lớp thì nhiệt tình. Do đó, dù mong muốn tham gia hoạt động thì các cụ cũng còn phải cân nhắc về vấn đề kinh phí đóng góp để sinh hoạt mặc dù số tiền này không nhiều cho lắm. Ở thành thị, hầu hết

80

người cao tuổi thường là cán bộ nghỉ hưu, họ có lương hưu và nếp sống ở thành thị cũng hiện đại hơn, mọi người cũng chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe hơn nên việc thu hút mọi người tham gia vào hoạt động của các câu lạc bộ dễ dàng hơn so với nông thôn rất nhiều.

Thứ tư là hạn chế về kinh nghiệm hoạt động văn nghệ. Hầu hết mọi người đều lớn tuổi, không có kiến thức về mảng này cho nên trong lúc hoạt động thì còn có nhiều điểm lúng túng.“Từ khi mà CLB thêm mảng văn nghệ thì khó khăn nhất là về mảng văn nghệ bởi vì các cô là người không có chuyên môn, hát, múa đều đi nhặt nhạnh trên tivi rồi dạy cho các cụ. Cô cảm thấy là kết hợp văn nghệ với dưỡng sinh thì hoạt động của CLB sinh động hơn” (PVS nữ, 56 tuổi, CLB Tân An). Khó khăn này cũng xuất phát từ việc các thành viên đều là người cao tuổi, không còn nhanh nhẹn chân tay để học múa, học hát được nữa. Mặc dù không có chuyên môn nhưng các thành viên trong câu lạc bộ cũng vẫn rất cố gắng để tìm hiểu, học tập thêm về lĩnh vực này để góp phần làm phong phú hơn các hoạt động của câu lạc bộ.

Đây cũng là một sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều của các thành viên trong câu lạc bộ.

Thứ năm đó là dưỡng sinh là môn khó, trong khi đó các thành viên CLB thì có người tiếp thu nhanh, người tiếp thu chậm nên cũng là một trong những trở ngại cho hoạt động của CLB.“Nhưng mà cái này là 1 môn tương đối khó không phải là ai cũng tập được, cứ duy trì một xóm thành lập được một CLB 25 người là đã quý rồi. Bản thân cháu, cháu mới vào thì cháu rất xấu hổ, người ta thành thạo rồi mà cháu đứng sai hàng, tập sai mà cháu không kiên trì, cháu ngượng thì cháu bỏ. Mặc dù là CLB rất tâm lý cứ bảo không có gì đâu chứ CLB có 25 người tập luyện giơ chân thế này mà mình tập thế kia thì tự người ta cảm thấy. Cho nên cái này không thể đại trà được, đại trà thì chỉ tập vỗ vai, vỗ chân thôi chứ cái này phải học, học kinh khủng luôn. Có những cái bác phải học xong đến nhà bác Đ học theo 2 vợ chồng bác ấy rồi mượn băng về tập” (PVS nam, 72 tuổi, CLB Tân An).

Thông tin này cho thấy những khó khăn đối với người cao tuổi khi bắt đầy tập luyện dưỡng sinh. Với những bài tập ngắn thì không sao nhưng có những bài tập

Một phần của tài liệu Vai trò của câu lạc bộ giáo dục chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp Chi hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đông A- Nam Định) (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)