Hoàn thiện các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (FULL TEXT) (Trang 130 - 134)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng

3.2.2.2. Hoàn thiện các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng

Là một bước đầu tiên để có một chu trình quản trị rủi ro tín dụng. Nhận dạng rủi ro tín dụng thông qua các dấu hiệu cảnh báo, tìm ra nguyên nhân rủi ro tín dụng và dự đoán tổn thất tiềm năng.

Sau khi NHTM giải ngân khoản vay, NHTM cần thực hiện quản lý và theo dõi khoản vay thông qua việc đánh giá định kỳ khách hàng. Công việc này bao gồm theo dõi thông tin, tình hình kinh doanh của khách hàng vay, tình hình tài chính của khách hàng vay, tình trạng của tài sản thế chấp để biết chắc rằng khách hàng vẫn đủ năng lực tài chính và tài sản thế chấp vẫn đủ giá trị đảm bảo cho khoản vay. Tiến hành đánh giá lại việc cấp tín dụng cho khách hàng hoặc tài sản đảm bảo cho khoản vay nếu khách hàng hoặc tài sản đảm bảo có một số dấu hiệu phản ánh tình trạng tài chính khó khăn, tình trạng giảm sút về giá trị tài sản đảm bảo, như:

 Khách hàng cung cấp các báo cáo theo định kỳ cho ngân hàng không đúng thời gian, chủng loại theo qui định

 Báo cáo tài chính cho thấy giảm đột ngột tài sản có

 Tăng công nợ vượt quá tốc độ tăng doanh số bán hàng

 Doanh số bán hàng tăng bất thường

 Khách hàng mới tăng không theo chu kỳ

 Công nợ phải trả tăng đột biến

 Kênh thông tin liên lạc với khách hàng bị thay đổi hoặc gián đoạn

 Kéo dài thời gian tính khấu hao TSCĐ

 Giảm lương, Chậm nộp thuế và các nghĩa vụ khách với nhà nước và người lao động theo qui định của pháp luật

 Khách hàng cá nhân thay đổi nơi công tác

 Thay đổi cơ cấu nhân sự quản trị cấp cao

 Chủ tài sản, người bảo lãnh cấp tín dụng có dấu hiệu bất thường

 Hàng tồn kho tăng đột biến, đặc biệt khách hàng có thế chấp hàng tồn kho

 Có dấu hiệu chủ nợ khác đăng ký quyền nắm giữ tài sản thế chấp

 Giá cổ phiếu của khách hàng vay thay đổi bất lợi

 Thị trường bất động sản có dấu hiệu bong bóng, đầu cơ

Ngoài ra, NHTM cần tổ chức việc xác minh chéo các thông tin thẩm định trước khi quyết định cấp tín dụng. Sau khi cấp tín dụng cũng cần phải tổ chức kiểm tra, giám sát sau khi vay với tần suất thực hiện xác minh, kiểm tra chéo tùy thuộc vào tình hình

tài chính của khách hàng vay, những thay đổi gần nhất trong vấn đề tài chính cũng như các điều kiện kinh tế xung quanh khách hàng.

Thứ hai, đánh giá rủi ro tín dụng

Tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng và xếp hạng tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, từ đó phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng tính chất khoản nợ và theo đúng qui định của cơ quan quản lý nhà nước.

Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể làm suy yếu tình hình tài chính của một số công ty, cá nhân đang có dư nợ ở ngân hàng. Các khoản nợ thuộc các trường hợp khách hàng như trên có thể sẽ trở thành nợ xấu. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại cần xây dựng nhiệm vụ của cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay để có trách nhiệm theo dõi giám sát các khoản vay mà mình quản lý, thực hiện kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ theo quy trình tín dụng. Nội dung công tác kiểm tra tín dụng phải bao gồm:

 Tiến hành kiểm tra định kỳ đối với các hình thức cấp tín dụng cho khách hàng

 Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng, chi tiết từ đó kế hoạch trả nợ cho khách hàng, đảm bảo khách hàng không chậm trễ trong việc thanh toán nợ theo kế hoạch. Bên cạnh đó, kiểm tra chất lượng của tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp nhằm bảo đảm ngân hàng có đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm tín dụng đối với người vay trước toà án nếu cần thiết. Cán bộ tín dụng phải luôn tuân thủ việc đánh giá điều kiện tài chính, tính tuân thủ các điều kiện sau khi cấp tín dụng và dự báo những dấu hiệu thay đổi bất thường về mọi mặt của khách hàng vay nhằm xem xét lại nhu cầu tín dụng của khách hàng vay, đánh giá một cách chính xác khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng có tuân thủ chính sách tín dụng của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan pháp lý qui định không từ đó kiến nghị việc tiếp tục cấp tín dụng hoặc hạn chế cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho khách hàng

 Đối với các khoản vay lớn, chiếm tỷ trong cao trong tổng dư nợ của đơn vị kinh doanh phải yêu cầu cán bộ tín dụng kiểm tra thường xuyên, nghiêm túc vì khi xảy ra

rủi ro đối với những món vay lớn sẽ ảnh hưởng rất xấu tới tình hình tài chính của ngân hàng.

 Tăng cường kiểm tra việc cấp tín dụng hoặc thay đổi chính sách cấp tín dụng trong trường hợp ngân hàng thương mại đánh giá thấy cần thiết khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống, hoặc những ngành nghề được ngân hàng cấp tín dụng với tỷ trọng cao đang có những vấn đề có thể gây ra rủi ro đối với ngân hàng.

Việc xây dựng quy trình kiểm tra tín dụng sau khi cho vay là công tác quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, quy trình kiểm tra phải được xây dựng như thế nào cho có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng. Một quy trình kiểm tra tín dụng chặt chẽ nhưng quá rườm rà, phức tạp không phải là sự lựa chọn hợp lý mà phải đảm bảo tính hiệu quả và khả năng thực thi, khả năng cạnh tranh tốt cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh là một yêu cầu khoa học.

Cuối cùng, việc kiểm tra tín dụng sẽ giúp cho các nhà quản trị điều hành ra quyết định chính xác hơn trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát rủi ro nói chung, kiểm soát rủi ro tín dụng nói riêng của ngân hàng đạt được hiệu quả cao hơn, từ đó các nhà quản trị điều hành có thể xây dựng chính sách tín dụng, điều chỉnh chính sách tín dụng, đánh giá chất lượng cán bộ tín dụng nhanh chóng và kịp thời trong mọi tình huống.

Thứ ba, phân tích rủi ro tín dụng

Lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang phải đối mặt, tính toán để dự báo mức độ thiệt hại nếu rủi ro tín dụng xảy ra nhằm xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho từng trường hợp khách hàng vay vốn giúp cho lãnh đạo ngân hàng điều hành chỉ đạo nhanh chóng, chính xác, phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng tín dụng.

Thứ tư, giám sát và xử lý rủi ro tín dụng

Giám sát hàng ngày đối với lĩnh vực cấp tín dụng có mức độ rủi ro cao và dự báo các rủi ro tiềm ẩn, lập dự phòng ngay từ giai đoạn đầu. Định kỳ phải xem xét, đánh giá lại chiến lược quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng đã xây dựng và vận hành trước đó.

Việc giám sát phải đảm bảo trong trường hợp phát sinh rủi ro từ hoạt động cấp tín dụng thì việc xử lý rủi ro phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định và sử dụng những biện pháp nhanh chóng, phù hợp dựa trên phương châm cân bằng lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng cấp, đồng thời đảm bảo ngân hàng phải giảm thiểu tổn thất ở mức thấp nhất dựa trên năng lực, khả năng trả nợ của khách hàng

Xử lý rủi ro phải tuân theo các nguyên tắc như: thực hiện theo quy định của pháp luật; mỗi khoản vay được sử dụng nhiều biện pháp xử lý rủi ro tín dụng; đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng thu hồi tiền vốn, lãi và các tài sản . Khi cần thiết cần xử lý rủi ro thông qua các cơ quan pháp luật. Ngoài ra cần xây dựng thành phần xử lý, thẩm quyền xử lý và chế độ làm việc của bộ phận xử lý rủi ro đảm bảo tính công khai minh bạch và hiệu quả.

Áp dụng có hiệu quả một số biện pháp xử lý rủi ro tín dụng truyền thống như:

Một là, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xoá nợ theo quy định của pháp luật. Trong những trường hợp cần thiết, sau khi xem xét hồ sơ khách hàng có thể miễn, giảm lãi đối với khách hàng vay vốn.

Hai là, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nhận tài sản đảm bảo tiền vay để thay cho nghĩa vụ trả nợ, tự bán tài sản hay bán nợ cho tổ chức khác.

Ba là, Trích lập các khoản dự phòng rủi ro tín dụng, sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp tổn thất về tiền vốn, tài sản.

Bốn là, khởi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại toà án để thu hồi nợ và tài sản

Một phần của tài liệu Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (FULL TEXT) (Trang 130 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)