Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (FULL TEXT) (Trang 150 - 153)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng thương mại

+ Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng

Hệ thống thông tin khách hàng, thông tin tín dụng, thông tin lịch sử giao dịch khách hàng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý chất lượng hoạt động tín dụng và các yếu tố rủi ro tín dụng liên quan đến khách hàng. Việc xây dựng hệ thống thông

tin của khách hàng có ý nghĩa thiết thực trong việc trợ giúp các NHTM trong các khâu kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm toàn bộ quá trình từ khi thẩm định khách hàng, cho vay, theo dõi nợ đến việc xử lý nợ có vấn đề nếu có. chính tầm quan trọng này nên các NHTM cần xây dựng một bộ phận chuyên trách xây dựng, theo dõi, cập nhật thông tin để phục vụ cho nhu cầu từng NHTM nói riêng và toàn hệ thống NHTM nói chung.

+ Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng

Nâng cao chất lượng tín dụng là một trong nhưng biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tốt nhất trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, để thực hiện được việc nâng cao chất lượng tín dụng các NHTM cần phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khoa học, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Hệ thống xếp hạng tín dụng phải đầy đủ và bao gồm hai nhóm tiêu chí là:

Nhóm tiêu chí tài chính gồm các yếu tố sau: Vốn điều lệ, vốn pháp định, doanh thu thuần, các chỉ tiêu năng lực hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu nợ bình quân) , chỉ tiêu cân nợ (hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu, hệ số nợ / tổng tài sản), chỉ tiêu hiệu quả hoạt động (lợi nhuận trước thuế/ vốn chủ sở hưu, lợi nhuận/ doanh thu...), chỉ tiêu về thanh khoản (khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn)

Nhóm tiêu chí phi tài chính gồm các yếu tố sau: Năng lực quản trị điều hành, giá trị vô hình, giá trị thương hiệu, môi trường kiểm soát nội bộ, triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh, tác động môi trường kinh tế vĩ mô, lịch sử quan hệ tín dụng của khác hàng với các NHTM.

Việc xây dựng hệ thống thông tin khách hàng sẽ giúp các NHTM lượng hóa được các mức độ rủi ro tín dụng theo từng khách hàng, từng nhóm khách hàng, từng nhóm ngành nghề, từng khu vực phát triển tín dụng, đây là cơ sở quan trọng để đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng phù hợp trong từng giai đoạn kinh doanh của các NHTM.

+ Xây dựng mô hình định lượng rủi ro danh mục tín dụng

Như đã đề cập trong phần thực trạng và hạn chế của các ngân hàng thương mại Việt Nam, hiện nay các ngân hàng đã và đang áp dụng các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước, chưa có cách tính toán đặc thù

cho từng ngân hàng, theo khuyến nghị của Ủy ban Basel, vì vậy tổn thất đo lường được có thể không phù hợp, không sát đúng với rủi ro tiềm tàng tại mỗi ngân hàng.

Mặt khác, theo quy định của ngân hàng Nhà nước (trong quyết định 493 và mới đây là thông tư 02) cũng chưa có cách đo lường cho rủi ro của toàn danh mục. Vì vậy thiết nghĩ, thời gian tới các ngân hàng nên tự nghiên cứu tìm hiểu, hoặc cần thiết có thể ký hợp đồng tư vấn từ các tổ chức nước ngoài để từng bước xây dựng cho mình một mô hình đo lường rủi ro danh mục phù hợp hướng đến thông lệ quốc tế. Để làm được điều này, trước hết các ngân hàng cần hoàn chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại, để hình thành các dữ liệu cần thiết cho việc xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục.

Để việc dự báo, cảnh báo các mức độ rủi ro tín dụng cũng như việc đảm bảo công tác giám sát, kiểm soát tín dụng nội bộ đạt hiệu quả cao trong quá trình điều hành và xây dựng chính sách tăng trưởng tín dụng cho các NHTM, việc lượng hóa các thước đo rủi ro tín dụng là điều cần thiết mà các NHTM phải từng bước xây dựng.

Dựa trên các nội dung của hiệp ước Basel II, tác giả kiến nghị các NHTM cần xây dựng các nguyên tắc lượng hóa rủi ro tín dụng theo các cấu phần đo lường rủi ro tín dụng như: PD (Probability of Default) – Xác suất không trả được nợ của khách hàng, LGD (Loss Given Default)- Tỉ lệ mất vốn dự kiến, EAD (Exposure at Default )- Dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ, EL (Expected Loss) -tổn thất có thể ước tính mà Basel 2 đã xây dựng. Hiện nay các NHTM cũng đã từng bước lượng hóa các rủi ro tín dụng bằng phương pháp chấm điểm tín dụng khách hàng, tuy nhiên phương pháp chấm điểm tín dụng chỉ dừng lại mức độ đo lường rủi ro cho mục đích phán quyết cấp tín dụng nhiều hơn mục đích quản trị rủi ro tín dụng.

+ Xây dựng lộ trình áp dụng các chuẩn mực Basel trong thời gian ngắn nhất Phiên bản đầu tiên của Basel, Basel I ra đời năm 1988, do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) soạn thảo, tiếp đến là hiệp ước Basel 2 ra đời vào ngày 26/6/2004 đã đề xuất khung đo lường rủi ro trong hoạt động ngân hàng với 3 trụ cột chính, gồm: Trụ cột 1 yêu cầu về vốn tối thiểu, trụ cột 2 qui trình rà soát, giám sát, trụ cột 3 công khai thông tin nguyên tắc thị trường. Trong đó, trụ cột thứ 2 đã cung cấp một khung giải pháp cho các hoạt động rủi ro tại các NHTM. Theo đó, bên cạnh việc

Một phần của tài liệu Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (FULL TEXT) (Trang 150 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)