Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG,GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.4. Nội dung quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại trường tiểu học
1.4.1. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại trường Tiểu học
Nhà trường cần quy định, thiết lập và duy trì mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường, thông qua GV, nhất là GV chủ nhiệm, với cha mẹ HS thông qua gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, sổ liên lạc truyền thống hoặc điện tử, các buổi họp cha mẹ HS để thông báo kịp thời cho gia đình về tình hình học tập, rèn luyện và những vấn đề liên quan đến học sinh cần sự phối hợp của gia đình. Một số mô hình phối hợp giữa nhà trường với gia đình như: Tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, yêu nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh có sự tham dự của cha mẹ HS; tổ chức hoạt động “Phụ huynh đến trường lắng nghe con nói”;…[32]
Gia đình thường xuyên chủ động bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình học tập ở nhà, diễn biến tâm lý, tình cảm của con em mình cho nhà trường, thông qua GV, nhất là GV chủ nhiệm bằng các kênh khác nhau như: Thông qua các buổi họp cha mẹ HS, qua điện thoại, sổ liên
lạc, gặp gỡ trực tiếp, các dịp gặp gỡ khác với nhà trường theo yêu cầu của nhà trường... Gia đình cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con em tham gia các hoạt động cộng đồng. Các gia đình trong địa bàn dân cư chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con em thông qua mối liên hệ làng xóm, sinh hoạt câu lạc bộ, họp phụ huynh, quan hệ bạn bè... [32]
Để thiết lập, duy trì và tăng cường mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội được tốt thì vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ cần chủ
động xây dựng mối liên hệ và thường xuyên duy trì liên lạc, tránh tình trạng khoán trắng việc giáo dục con em mình cho nhà trường thì việc hỗ trợ con học tập và rèn luyện con em mình mới đạt hiệu quả. Gia đình có thể phối hợp với nhà trường thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh, do cha mẹ hoặc người giám hộ HS đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
Nhà trường quy định nhiệm vụ cụ thể đối với Ban đại diện cha mẹ HS trường, Ban đại diện cha mẹ HS lớp.Trong đó, Ban đại diện cha mẹ HS lớp có nhiệm vụ: Phối hợp với GV chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; phối hợp với GV chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp CMHS trong năm học; tham gia giáo dục đạo đức cho HS; bồi dưỡng, khuyến khích HS giỏi, giúp đỡ HS chậm tiến bộ, vận động HS đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ HS nghèo, HS khuyết tật và HS có hoàn cảnh khó khăn khác.[37]
Ban đại diện CMHS trường có nhiệm vụ: Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện CMHS trường; phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với CMHS nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương; phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho HS; bồi dưỡng, khuyến khích HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém; giúp đỡ HS nghèo, HS khuyết tật và HS có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động HS đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học;
hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện CMHS lớp.
Chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương, cần phải thường xuyên nắm bắt tình hình HS bỏ học, lưu ban, HS gặp khó khăn trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ trong ngăn chặn HS bỏ học, vận động HS bỏ học trở lại lớp, hình thành các quỹ học bổng để hỗ trợ HS nghèo gặp khó khăn, khen thưởng HS giỏi. Giữa nhà nhà trường và công an địa phương cần có quy chế phối hợp trong giữ gìn an ninh, trật tự trong và ngoài nhà trường, ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, ngăn chặn bạo lực học đường, triển khai tốt Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-
BCA về việc hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục; giữa nhà trường với các đoàn thể, tổ chức xã hội cùng kí quy chế phối hợp trong hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho nhà trường. Ngoài ra, định kì họp giao ban giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn để cùng phối hợp trong công tác giáo dục HS, cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
1.4.2. Phát triển các lực lượng tham gia công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại trường Tiểu học
Phát triển đầy đủ các lực lượng tham gia công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội bao gồm nhà trường, gia đình và các lưc lượng xã hội. Trong đó gia đình là tế bào của xã hội, là tập hợp của những người cùng chung sống là một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội. Giáo dục gia đình là cơ sở giáo dục đầu tiên, lâu dài và toàn diện, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của mỗi học sinh. Giáo dục gia đình mang tính cá biệt rõ rệt, dựa trên cơ sở của cuộc sống tự nhiên, cởi mở trong gia đình.
Mỗi cá nhân sống trong gia đình thường là thời gian lâu dài, nên rất thuận lợi và có hiệu quả trong việc giáo dục từ gia đình
Các lực lượng xã hội bao gồm: Các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể quầnchúng, các cơ quan chức năng cơ quan, các tổ chức kinh tế… trong và ngoài nhà trường.[11]
Phát huy vai trò chủ đạo của nhà trường trong việc giáo dục HS. Nhà trường phải giữ vị trí hạt nhân của các tổ chức trong cơ chế phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội. Với trách nhiệm của một tổ chức giáo dục được Đảng và Nhà nước trực tiếp lãnh đạo, với sự tham gia của một đội ngũ thầy cô giáo có tri thức, có năng lực và tâm huyết, nhà trường không chỉ là nơi dẫn dắt học sinh khám phá, chiếm lĩnh kho tàng tri thức phong phú của nhân loại, mà nhà trường còn là nơi giáo dục, rèn luyện các chuẩn mực đạo đức, ý thức công dân cho học sinh, khơi dậy trong các em ngọn lửa đam mê, khát vọng, ý thức hướng về Chân-Thiện-Mĩ, những giá trị cao đẹp, vĩnh hằng.
Nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Thông qua các khóa tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch phối hợp đã đề ra, đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.[11]
1.4.3. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại trường Tiểu học
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý. Kế
hoạch xây dựng cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế của trường sẽ giúp việc thực hiện kế hoạch dễ dàng và mang lại kết quả cao.
Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội phải được xây dựng thành kế hoạch cụ thể từng năm học, với mục tiêu nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất về quan điểm, nội dung và phương pháp giáo dục để tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, tránh tình trạng “gia đình, xã hội một đường, nhà trường một nẻo”[35].
Nội dung của kế hoạch là những công việc mà nhà trường phải chủ động thực hiện để huy động sự cộng tác của gia đình và xã hội nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Ngoài ra còn cần có những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức giáo dục cho các bậc CMHS, giúp họ làm tốt trách nhiệm giáo dục HS.
Kế hoạch phải có những biện pháp thực hiện cụ thể; cần đề ra những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm; có kiểm tra, đánh giá về sự chủ động phối hợp của GV chủ nhiệm, sự quan tâm kết hợp của CMHS, sự hoạt động phối hợp của các lực lượng xã hội.
1.4.4. Triển khai phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại trường Tiểu học
Hiệu trưởng trường TH phải tổ chức, phân công các thành viên thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trên cơ sở kế hoạch đã phê duyệt.
Hiệu trường tổ chức hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, lựa chọn GV chủ nhiệm là người có khả năng tham gia phối hợp với gia đình và xã hội. Mặt khác, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hộ[35]i.
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại trường Tiểu học
Kiểm tra đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường TH nhằm rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kỳ trong quá trình triển khai, từ đó áp dụng các biện pháp để điều chỉnh cải tiến. KTĐG sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giúp Hiệu trưởng hiểu rõ sự phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS trường, giữa nhà trường với các lực lược xã hội cũng như sự phối hợp giữa GV chủ nhiệm với Ban đại diện CMHS lớp và giữa GV chủ nhiệm với CMHS của lớp. Hiệu trưởng trường TH cần nắm được kế hoạch phối hợp giữa GV chủ nhiệm với phụ huynh học sinh của từng lớp;theo dõi các hoạt đông qua báo cáo và qua kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở uốn nắn cũng như có những khen thưởng và động viên những gương điển hình. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội thể hiện qua các công việc như: Theo dõi kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, điều chỉnh hoạt động của GV chủ nhiệm trong công tác