Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 47 - 54)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮANHÀ TRƯỜNG,GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

2.3. Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Kết quả khảo sát nhận thức về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội của 40 CBQL, 80 GV của 10 trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả khảo sát nhận thức về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở bảng 2.2, 2.3 và 2.4.

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL về công tác phối hợp giữa

nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Nội dung

Mức độ nhận thức Rất quan

trọng

Khá quan trọng

Ít quan trọng

Không quan trọng

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1

Huy động được các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục

12 30,0 11 27,5 9 22,5 8 20,0

2 Đóng góp tiền,

của cho giáo dục 13 32,5 12 30,0 8 20,0 7 17,5

3

Giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục

13 32,5 12 30,0 8 20,0 7 17,5

4

Xã hội tham gia vào quản lý và điều hành giáo dục

15 35,5 11 27,5 7 17,5 7 17,5

5

Sản phẩm của giáo dục đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực hiện nay

13 35,5 10 32,5 9 22,5 8 20,0

6

Mọi người đều được hưởng quyền lợi giáo dục

14 35,5 11 27,5 8 20,0 7 17,5

7

Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

14 37,5 10 32,5 9 25,0 7 20,0

8

Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong phát triển giáo dục Tiểu học

15 37,5 10 25,0 8 20,0 7 17,5

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của GV về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Nội dung

Mức độ nhận thức Rất quan

trọng

Khá quan trọng

Ít quan trọng

Không quan trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

1

Huy động được các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục

38 47,5 20 25,0 12 15,0 10 12,5

2 Đóng góp tiền, của cho

giáo dục 30 37,5 20 25,0 16 20,0 14 17,5

3

Giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục

34 42,5 20 25,0 4 17,5 12 15,0

4

Xã hội tham gia vào quản lý và điều hành giáo dục

32 40,0 20 25,0 14 17,5 14 17,5

5

Sản phẩm của giáo dục đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực hiện nay

16 33,5 20 32,5 18 22,5 16 20,0

6

Mọi người đều được hưởng quyền lợi giáo dục

28 35,5 22 27,5 16 20,0 14 17,5

7

Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

32 40,0 26 33,5 12 15,0 10 12,5

8

Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong phát triển giáo dục Tiểu học

24 35,5 30 30,0 14 17,5 12 15,0

Nhìn vào bảng 2.2 và 2.3 ta thấy hầu hết ý kiến đánh giá của CBQL và GV thể hiện mức độ nhận thức đúng về về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội với kết quả đạt từ 57,5% ý kiến đánh giá từ mức độ khá quan trọng và rất quan trọng.

Tuy nhiên, kết quả đánh giá thể hiện có những nội dung chưa được CBQL, GV đánh giá cao như: “Huy động được các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục”

(20,0% ý kiến của CBQL và 12,5% ý kiến của GV) đánh giá không quan trọng, “Sản phẩm của giáo dục đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực hiện nay” (20,0% ý kiến của CBQL và 20,0% ý kiến của GV) đánh giá không quan trọng, “Thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội” (20,0% ý kiến của CBQL và 12,5% ý kiến của GV) đánh giá không quan trọng, “Mọi người đều được hưởng quyền lợi giáo dục”

(17,5% ý kiến của CBQL và 17,5% ý kiến của GV) đánh giá không quan trọng.

Bảng 2.4.Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang,

tỉnh Quảng Nam

TT Mức độ đánh giá

Ý kiến đánh giá

CBQL GV

Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Rất quan trọng 14 35,0% 30 37,5%

2 Khá quan trọng 8 20,0% 14 17,5%

3 Ít quan trọng 11 27,5% 24 30,0%

4 Không quan trọng 7 17,5% 12 15,0%

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy, đa số CBQL, GV có nhận thức tích cực về vai trò của công tác quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Có 37,5 % ý kiến của GV cho rằng việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là rất quan trọng, 17,5% cho là khá quan trọng,30,0% cho rằng việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là ít quan trọng và 15,0% cho là việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là không quan trọng.

Đối với CBQL, 35,0 % ý kiến cho là rất quan trọng, 20,0 % ý kiến cho là khá quan trọng. Bên cạnh đó, có 27,5% cho làviệc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là ít quan trọng và 17,5% cho là việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là không quan trọng.

Như vậy, có đến 45,0% ý kiến của GV và 45,0% ý kiến của CBQL chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy, để đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cần phải tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, GV về mức độ quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

2.3.2. Kết quả khảo sát mức độ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Nhằm tìm hiểu mức độ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 80 CMHS và 80 các LLXH của 10 trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Kết quả khảo sát mức độ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các

trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thực trạng mức độ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Mức độ đánh giá

Ý kiến đánh giá

CMHS LLXH

Số ý kiến

Tỷ lệ

%

Số ý kiến

Tỷ lệ

%

1 Rất quan trọng 16 20,0% 14 17,5%

2 Khá quan trọng 18 22,5% 16 20,0%

3 Ít quan trọng 22 7,5% 22 27,5%

4 Không quan trọng 24 30,0% 28 35,0%

Kết quả khảo sát sau khi xử lý số liệu thể hiện ở bảng 2.5 cho thấy mức độ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tập trung ở mức độ ít quan trọng(7,5% ý kiến của CMHS và 27,5% ý kiến của LLXH) và ở mức độ Không quan trọng(30,0% ý kiến của CMHS và 35% ý kiến của LLXH).

Qua kết quả khảo sát cho thấy mức độ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục HS. Thông qua phỏng vấn ý kiến của CBQL, GV của các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho thấy nguyên nhân của việc nhà trường chưa thường xuyên phối hợp với gia đình và xã hội xuất phát từ nguyên nhân GV chưa thông thạo tiếng địa phương nên khó khăn trong giao tiếp với CMHS.

2.3.3. Kết quả khảo sát thực trạng các hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Nhằm tìm hiểu thực trạng các hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 40 CBQL và 80 GV của 10 trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả khảo sát thực trạng các hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở bảng 2.6.

Đối với nội dung “Tổ chức, tạo điều kiện cho CMHS và các tổ chức tham gia góp ý vào xây dựng các chính sách liên quan đến giáo dục”, trong những năm học gần đây công tác lấy ý kiến của CMHS và các tổ chức được các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã được quan tâm thực hiện.

Tuy nhiên, phần lớn dân số là người dân tộc Cơtu sinh sống có hạn chế về ngôn ngữ, giao tiếp chưa nhiều, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến nên có 17,5% ý kiến là tốt, 20,0% là khá, 25,5% là trung bình và 37,5% là yếu. Công tác tổ chức, tạo điều

kiện cho CMHS và các tổ chức tham gia góp ý vào xây dựng các chính sách liên quan đến giáo dục có tỉ lệ tốt và khá là 37,5%, trung bình và yếu có đến là 62,5%. Điều này đặt ra yêu cầu đối với Hiệu trưởng các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cần quan tâm đa dạng hóa các hình thức để CMHS tích cực tham gia góp ý các văn bản chính sách về GD.

Bảng 2.6. Thực trạng các hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Hình thức thực hiện

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Trung

bình Yếu

1

Tổ chức, tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh và các tổ chức tham gia góp ý vào xây dựng các chính sách liên quan đến giáo dục

14 (17,5%)

16 (20,0%)

20 (25,5%)

30 (37,5%)

2

Thành lập và củng cố các tổ chức như:

Hội Khuyến học, Ban Đại diện CMHS, Hội đồng giáo dục

14 (17,5%)

16 (20,0%)

20 (25,5%)

30 (37,5%)

3

Họp phụ huynh định kì vàthống nhất nội dung hoạt độngbằng biên bản

10 (12,5%)

12 (15,0%)

20 (25,5%)

38 (47,5%)

4

Sử dụng Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình

38 (47,5%)

12 (15,0%)

20 (25,5%)

10 (12,5%) 5 Trao đổi qua thư từ,

điện thoại, email,...

8 (10,0%)

12 (15,0%)

20 (25,0%)

40 (50,0%) Đối với nội dung “Thành lập và củng cố các tổ chức như: Hội Khuyến học, Ban Đại diện CMHS, Hội đồng giáo dục” được đánh giá chưa cao, trong đó 17,5% ý kiến là tốt, 20,0% là khá, 25,5% là trung bình và 37,5% là yếu. Trên thực tế trình độ học vấn của Ban Đại diện CMHS còn thấp là khó khăn cho việc thành lập, kiện toàn và đảm bảo năng lực điều hành của Ban Đại diện CMHS.

Đối với nội dung “Họp phụ huynh định kì và thống nhất nội dung hoạt động

bằng biên bản”, theo quy định của trường Tiểu học thì một năm học thường họp phụ huynh vào đầu năm, cuối học kì I và cuối năm. Đây là hình thức thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để đánh giá việc giáo dục học tập và rèn luyện của nhà trường đối với HS. Thế nhưng hình thức này chưa thật sự mang lại hiệu quả cao ở môi trường giáo dục của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam do sự quan tâm của CMHS đến việc học tập của con em chưa cao và số lượng CMHS vắng họp chiếm tỷ lệ cao. Kết quả khảo sát thể hiện có 47,5% ý kiến là tốt, 15,0% là khá, 25,5% là trung bình và 12,5% là yếu.

Đối với nội dung “Trao đổi qua thư từ, điện thoại, email...”, những năm gần đây, việc sử dụng công nghệ được đưa vào công tác dạy học và quản lý các phần mềm trong giáo dục. Chính vì vậy, các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã sử dụng thiết lập các thông tin liên lạc cho GV nhà trường và tiện ích trong việc phối hợp đến CMHS và các LLXH có liên quan đến công tác giáo dục HS.

Tuy nhiên, do chất lượng đường truyền internet rất kém và thường xảy ra giông lốc vào buổi chiều nên việc trao đổi thông tin qua internet gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Do vậy, kết quả khảo sát thể hiện có 10,0% ý kiến là tốt, 15,0% là khá, 25,0%

là trung bình và 50,0% là yếu.

2.3.4. Đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Nhằm tìm hiểu thực trạng đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 40 CBQL và 80 GV, 80 CMHS, 80 LLXH của 10 trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7 Đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

TT Mức độ đánh giá

Ý kiến đánh giá

CBQL, GV CMHS, LLXH

Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Rất thường xuyên 24 20,0% 28 17,5%

2 Khá thường xuyên 34 28,75% 36 22,5%

3 Ít thường xuyên 44 36,25% 54 33,75%

4 Không thường xuyên 18 15,0% 42 26,25%

Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy mức độ đánh giá từ rất thường xuyên trở trên chỉ chiếm 37,5% ý kiến của CBQL, GV và 40% ý kiến của CMHS, LLXH. Điều đáng lưu ý là có đến 15% ý kiến của CBQL, GV và 26,25% ý kiến của CMHS, LLXH

đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ở mức độ yếu. Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV, CMHS, LLXH về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội của các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thể hiện thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trên thực tế. Có nhiều nguyên nhân của hạn chế trong công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, trong đó xuất phát từ phía nhà trường, gia đình và xã hội.

Trước tiên, đời sống dân trí thấp, trình độ nhận thức của nhân dân chưa cao.

Điều này thể hiện ở chỗ bản thân CMHS chưa quan tâm vấn đề học tập của con em mình, cho con đi học theo định hướng của xã hội, của GV, của nhà trường. Vai trò của CMHS đối với con cái trong gia đình chưa cao. Bản thân HS chưa có ý thức, động cơ, mục đích học tập đúng đắn bởi vì hầu hết CMHS không có học hoặc ít học nên ảnh hưởng đến động cơ học tập của các em. Đa phần HS đi học nhưng không xác định rõ mục đích hay đúng hơn là các em “bị” đến trường. Điều kiện kinh tế xã hội ở vùng núi chưa phát triển, HS không nhận thức được sẽ làm công việc hay học tiếp sau khi học hết mỗi bậc học.

Các ban ngành, đoàn thể ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục địa phương. Tình trạng con em cán bộ viên chức học tập chưa tốt, đi học không chuyên cần vẫn còn xảy ra, bỏ học không có lý do, chưa có biện pháp chế tài chính đáng. Công tác phối hợp đôi khi chưa kịp thời, chưa khoa học, hầu như khoán trắng cho nhà trường.Đa phần người dân còn nặng về những tập quán, hủ tục lạc hậu, cổ hủ. Học cũng chẳng làm gì, học cũng bắt vợ, bắt chồng, sinh con theo quy luật: tái sản xuất sức lao động tại chỗ.

Bản thân GV chưa hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trong quá trình giáo dục. Một số GV tuy có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng hạn chế năng lực công tác thiếu sáng tạo, thiếu đổi mới nên cũng ảnh hưởng phần nào đến công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Công tác chỉ đạo của các cấp về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa đi sâu vào thực tế, chưa có giải pháp cụ thể, rõ ràng. Công tác kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp giữa gia đình và xã hội ủa nhà trường, gia đình, địa phương một phần cũng ảnh hưởng đến chất lượng phối hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường tiểu học huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)