Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮANHÀ TRƯỜNG,GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
2.4. Thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
2.4.1. Thực trạng xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Nhằm tìm hiểu thực trạng xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 40 CBQL và 80 GV, 80 CMHS, 80 LLXH của 10 trường TH
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội của các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
TT Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt Khá Trung bình Yếu
1
Tham mưu, tư vấn cho cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
58 (20,0%)
61 (22,5%)
75 (27,5%)
86 (30,0%)
2
Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội để huy động các nguồn lực cho GDTH
49 (17,5%)
70 (25,0%)
86 (30,0%)
75 (27,5%)
3
Phối hợp vận động CMHS và các tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ GDTH cả về nhân lực, vật lực và tài lực
61 (22,5%)
61 (22,5%)
75 (27,5%)
75 (27,5%)
4
Phối hợp giữa nhà trường, GV chủ
nhiệm với gia đình và xã hội
49 (17,5%)
70 (25,0%)
75 (27,5%)
86 (30,0%)
Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ở bảng 2.8 thể hiện nội dung “tham mưu, tư vấn cho cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội” được CBQL, GV, CMHS và LLXH đánh giá mức tốt là 20,0%, mức khá là 22,5%, mức trung bình là 27,5% và mức yếu là 30,0%.
Nội dung “Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội để huy động các nguồn lực cho GDTH” được CBQL, GV, CMHS và LLXH đánh giá mức tốt là 17,5%, mức khá là 25,0%, mức trung bình là 30,0% và mức yếu là 27,5%.
Nội dung“Phối hợp vận động CMHS và các tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ GDTH cả về nhân lực, vật lực và tài lực” được CBQL, GV, CMHS và LLXH đánh giá mức tốt là 22,5%, mức khá là 22,5%, mức trung bình là 27,5% và mức yếu là 27,5%.
Nội dung “Phối hợp giữa nhà trường, GV chủ nhiệm với gia đình và xã hội”
được CBQL, GV, CMHS và LLXH đánh giá mức tốt là 17,5%, mức khá là 25,0%, mức trung bình là 27,5% và mức yếu là 30,0%.
Trên thực tế thể hiện nhà trường chưa thiết lập được mối liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội, mối liên hệ giữa GV chủ nhiệm với CMHS chưa thường xuyên.
Giáo viên chủ yếu là người ở miền xuôi nên sử dụng tiếng địa phương chưa rành rõi.
Hơn nữa ngại va chạm nên còn gặp nhiều khó khăn liên hệ CMHS. Ngoài ra, CMHS chưa quan tâm đến việc trao đổi ý kiến trên sổ liên lạc, chưa thường xuyên họp phụ huynh đầy đủ theo các quy đinh chung của nhà trường.
2.4.2. Thực trạng phát triển các lực lượng tham gia công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển các lực lượng tham gia công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 40 CBQL và 40 GV, 40 CMHS, 40 LLXH của 10 trường TH huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Kết quả khảo sát thực trạng phát triển các lực lượng tham gia công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9.Thực trạng phát triển các lực lượng tham gia công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học huyện Tây Giang,
tỉnh Quảng Nam
TT Các lực lượng
Mức độ tham gia Rất
tích cực Tích cực Không tích cực
1 HĐND, UBND xã 105
(37,5%)
84 (30,0%)
91 (32,5%)
2 Ngành giáo dục 175
(62,5%)
91 (32,5%)
14 (5,0%) 3 Các ngành thuộc cơ quan, tổ
chức của Nhà nước
65 (20,0%)
64 (30,0%)
59 (50,0%) 4 Mặt trận tổ quốc và các đoàn
thể
49 (17,5%)
70 (25,0%)
161 (57,5%)
5 Các tổ chức xã hội 49
(17,5%)
70 (25,0%)
161 (57,5%) 6 Các tổ chức kinh tế, cơ sở sản
xuất kinh doanh dịch vụ
65 (20,0%)
65 (20,0%)
150 (60,0%) 7 Ban đại diện cha mẹ học sinh 49
(17,5%)
65 (20,0%)
166 (62,5%) Kết quả khảo sát thực trạng phát triển các lực lượng tham gia công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại các trường Tiểu học tại các trường TH huyện Tây Giang ở bảng 2.9 cho thấy các lực lượng tham gia công tác phối hợp xếp theo thứ tự ưu tiên là:
- Ngành GD;
- HĐND, UBND xã;
- Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể;
- Các tổ chức xã hội;
- Các tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ;
- Ban đại diện CMHS.