Thực trạng về vấn đề sử dụng BTĐT phát triển NLVDKTVTT cho HS trong dạy học vật lý ở trường phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập định tính trong dạy học chương “từ trường” vật lý 11 (Trang 34 - 39)

4. Những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

1.3. Thực trạng về vấn đề sử dụng BTĐT phát triển NLVDKTVTT cho HS trong dạy học vật lý ở trường phổ thông hiện nay

1.3.1. Đánh giá chung về thực trạng.

1.3.1.1 Mục đích và đối tượng điều tra.

- Tìm hiểu cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.

- Tìm hiểu thực trạng dạy học phát huy tính tích cực, tự lực trong dạy học vật lý ở trường THPT

- Tìm hiểu tình hình dạy học theo nhóm dạy học vật lý ở các trường THPT 1.3.1.2. Phương pháp điều tra.

Việc điều tra được tiến hành ở một số trường thuộc tỉnh Quảng Nam như sau : - Điều tra GV : Trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo án, dùng phiếu điều tra - Điều tra HS : Trao đổi trực tiếp, thông qua bài kiểm tra

- Phát phiếu điều tra - Dự giờ một số GV 1.4.1.3. Kết quả điều tra

➢ Phương pháp dạy học

Bảng 1.1 Kết quả điều tra về phương pháp giảng dạy của giáo viên

Từ bảng số liệu điều tra, có thể đi tới kết luận sau : một số GV vẫn còn sử

dụng phương pháp truyền thống, chưa chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học theo hướng vận dụng kiến thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn chưa được sử dụng nhiều trong dạy học.

➢ Mức độ vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn trong dạy học Bảng 1.2. Điều tra mức độ vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn

trong dạy học của giáo viên

Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 67 67

Cần thiết 28 28

Ít cần thiết 5 5

Không cần thiết 0 0

Như vậy, đa số GV đều cho rằng, việc vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn trong dạy học là cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng học tập của HS. Chính

Rất thường xuyên Thường xuyên Ít sử dụng Không sử dụng SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

1

Thuyết

trình 60 60 25 25 15 15 0 0

2

Thông báo -

Tái hiện 38 38 40 40 12 12 10 0

3

Dạy học giải quyết vấn đề

36 36 40 40 14 14 10 10

4

Vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn

30 30 17 17 35 35 18 18

5

Sử dụng bài tập tình huống

15 15 17 17 36 36 32 32

6

Sử dụng phiếu học tập

28 28 30 30 21 21 21 21

Phương Pháp

Mức độ sử dụng TT

vì vậy, việc vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn là điều không thể thiếu trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng.

➢ Đánh giá thái độ của HS đối với việc vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn của HS

T

T Mức độ thường xuyên

Thường xuyên

(%)

Thỉnh thoảng

(%)

Không khi nào

(%)

1

Theo các em, trong quá trình dạy học Vật lý, việc tìm hiểu mối liên hệ giữa Vật lý và ứng dụng thực tiễn có cần thiết không?

45 35 20

2 Các em có cảm thấy hứng thú với giờ học Vật lý không?

20 15 65

3

Trong quá trình dạy học Vật lý thì thầy ( cô) có thường xuyên chỉ ra những ứng dụng của Vật lý vào thực tiễn không ?

27 30 47

4 Thường xuyên phát biểu ý kiến của mình trong giờ học không ?

23 31 46

5 Mong muốn có thể áp dụng kiến thức đã

học để vận dụng trong thực tiễn

45 30 25

- Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng HS chưa có nhiều hứng thú đối với môn học, có rất nhiều nguyên nhân.

- Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên :

- Thời gian một tiết học còn hạn chế đến việc truyền tải nội dung kiến thức bài học. Với khoảng thời gian 45 phút của một tiết học, GV phải đảm bảo dạy cho HS một lượng kiến thức không nhỏ nên khó mà tổ chức cho HS thảo luận, liên hệ kiến thức vừa lĩnh hội với kiến thức thực tế cuộc sống. Nếu có, GV cũng chỉ có thể liệt kê các sự vật, hiện tượng liên quan mà không thể phân tích, giải thích các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và sâu sắc được.

- Việc đổi mới phương pháp dạy học đang được các trường phổ thông quan tâm và tiến hành trong những năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Điều này có thể do khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị mà chưa khuyến khích được GV đổi mới phương pháp dạy hoc.

- Sự đầu tư về thời gian và công sức cho việc dạy của GV chưa cao. Nhiều GV chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trong việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt đông nhận thức của HS, điều này làm cho HS khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức.

- Quá trình đánh giá ở trường trung hoc phổ thông còn khá đơn giản, phương pháp và hình thức đánh giá còn tùy tiện, toàn bộ việc đánh giá của GV chỉ quy về

điểm số. Còn bài tập có nội dung thực tế hầu như ít sử dụng trong các bài kiểm tra.Trong khi đó các bài taaoj có tính phục vụ cho các kì thi lại được sử dụng nhiều.

1.3.2. Nguyên nhân thực trạng

- Thứ nhất là về mặt nhận thức. Mặc dù đã được chỉ dẫn, quán triệt rất nhiều lần các hội nghị, các đợt tập huấn, bồi dưỡng nhưng có một bộ phận cán bộ quản lý và thầy cô giáo, nhất là đối tượng lớn tuổi vẫn còn thể hiện rõ sự bảo thủ, trì trệ, hạn chế nhiều trong nhận thức. Họ suy nghĩ rằng: “Những phương pháp dạy học mới có gì đâu, cũng thế thôi. Ta cứ dạy phương pháp truyền thống mà đạt hiệu quả, học sinh hiểu bài và thi đậu cao là được." Nhận thức, suy nghĩ đơn giản như vậy, còn có ảnh hưởng, tác động tiêu cực đối với những thầy cô giáo luôn cầu tiến, muốn tiếp cận và khát khao đổi mới cách thức dạy học để thu hút, hấp dẫn học sinh.

- Thứ hai do thói quen, lối cũ khó bỏ.Phần lớn giáo viên ở các bậc học phổ thông được đào tạo trước đây, chủ yếu tiếp thu và vận dụng theo phương pháp dạy học truyền thống, lấy người thầy làm trung tâm, cung cấp kiến thức, kỹ năng đến học sinh theo cách áp đặt, một chiều. Học trong trường sư phạm sao thì nay dạy vậy, ít muốn chế biến, đổi thay.Sống và làm việc quá lâu với thói quen, lề lối cũ đó nên họ không thể đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học đặt ra.

- Thứ ba, tính đồng bộ còn hạn chế.Công nhận rằng, trong ngành giáo hôm nay không thiếu những tấm gương thầy, cô giáo rất tâm huyết, nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp.Mỗi tiết dạy đều thể hiện tinh thần đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm, dùng nhiều hình thức để dẫn dắt, gợi mở, phát huy tính chủ động, tính cực của học sinh.Tuy nhiên, số đông thầy cô khác lại vẫn cứ “giậm chân tại chỗ” trong hầu hết các tiết dạy. Họ chỉ dạy phương pháp dạy học mới mang tính đối phó và nặng thành tích khi và chỉ khi có người dự giờ, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp....

- Thứ bốn, thầy cô giáo thiếu kiên trì với cái mới. Dạy học theo phương pháp truyền thống có phần nhẹ nhàng, đơn giản, giáo viên ít cần động não, chỉ

yếu giảng bài và đọc- chép. Còn thực hiện theo phương pháp dạy học mới, như bài học minh họa, theo chủ đề, tích hợp, liên môn…được triển khai đại trà năm nay, thì bắt buộc, yêu cầu người giáo viên phải tốn nhiều thời gian, phải vất vả, tìm tòi, sáng tạo rất nhiều trong khâu thiết kế, soạn bài, chuẩn bị, sử dụng nhiều phương án, tình huống sự phạm, chuyên môn để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, tư duy... Thực tế cho thấy, việc vận dụng cho được, cho tốt phương pháp dạy học mới này chẳng dễ dàng gì, lắm lúc thất bại nhiều hơn thành công. Nó đòi hỏi tính kiên trì, quyết tâm rất lớn ở giáo viên.Hiện tại, có bao nhiêu thầy, cô giáo làm được vậy?

- Thứ năm, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên còn mơ hồ, lúng túng, không hiểu những phương pháp dạy học hiện đại, phát triển năng lực học sinh. Thời gian qua, nhiều nhà trường, giáo viên, mặc dù đã được tập huấn không ít lần, song vẫn loay hoay, mơ hồ về mục tiêu, cách thức thực hiện bài học minh hoạ, sinh hoạt theo chủ đề, dạy học tích hợp đa môn, liên môn, xuyên môn; dạy học theo dự án, phương pháp “ bàn tay nặn bột”… là gì. Cho nên, trong sinh hoạt chuyên môn, cứ nói qua, nói lại, chẳng đi đâu cả, chứ chưa nói gì

đến chuyện thực hiện cụ thể trên lớp, trên học sinh. Lúng túng, bối rối, không hiểu của cơ sở, giáo viên, có phần lỗi của cấp trên, thiếu cụ thể, chi tiết trong chỉ

dẫn, trong minh chứng về những phương pháp, cách dạy hiện đại trên. Giáo viên

có phải dạng “ba đầu, sáu tay” đâu, một thời gian ngắn mà dồn dập đủ món, đủ thứ, đủ áp lực thì làm sao họ “ tiêu hóa”, vận dụng được hết?

- Thứ sáu, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị…thành một cản trở lớn. Tất nhiên, muốn việc đổi mới phương pháp dạy học đạt mục tiêu đề ra, không chỉ có đổi mới nội dung, chương trình, đội ngũ thầy cô giáo mà còn phải đầy đủ, đảm bảo, đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Điều đó, nhiều trường, nhiều địa phương vẫn chưa làm được.Phòng ốc còn thiếu.Sĩ số học sinh trong một lớp quá đông, vượt so với qui định từ 5 đến 10 em.Thiết bị phục vụ cho dạy học như phòng thí nghiệm, máy tính, đèn chiếu....chẳng có là bao.

Nhiều bài dạy, giáo viên muốn có thêm một số phương tiện, vật dụng, đồ dùng khác thì phải tự chạy vạy, tự bỏ tiền túi ra làm, trong điều kiện áp lực công việc tại trường học ngày càng nhiều, đồng lương, chế độ còn ít ỏi, kinh phí hỗ trợ của nhà trường rất hạn chế.

- Thứ bảy, nội dung, chương trình nhiều môn học, cấp học tuy đã được giảm tải song vẫn còn nặng nề, quá tải. Giáo viên thì dạy không hết, học sinh thì chẳng theo kịp. Áp lực thi cử, thành tích vẫn còn dai dẳng cũng khiến giáo viên “ sợ” đổi mới phương pháp dạy học. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đổi mới phương pháp dạy học gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Đi dự nhiều đợt tập huấn, tôi thấy, nhiều thầy cô lên báo cáo thì rất hay về mặt lý thuyết, song đến khi thực hành, dạy thử 1 tiết, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, lại làm không được mấy, vì bài học quá dài, quá nhiều kiến thức, không đủ thời gian để thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập định tính trong dạy học chương “từ trường” vật lý 11 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)