III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3. Các tính chất của đường sức từ
- Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.
- Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
- Chiều của đường sức từ tuân theo những qui tắc xác định.
- Qui ước vẽ các đường sức mau (dày) ở chổ có từ trường mạnh, thưa ở chổ
có từ trường yếu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1 - GV đặt vấn đề: cũng giống như điện trường, ta không thể nhìn thấy sự tồn tại của từ trường trong không gian, để nhận biết được sự tồn tại đó, người ta phải thông qua một khái niệm khác, đó là đường sức từ
- GV định nghĩa khái niệm đường sức từ: Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.6 để thấy sự sắp xếp kim nam châm trên một đường sức từ và chiều của đường sức từ
Bước 2 - GV giới thiệu thí nghiệm từ phổ: Rắc mạt sắt lên một tấm nhựa trong, nhẵn và đưa vào trong một từ trường.
Yêu cầu HS quan sát TN và hoàn thành phiếu học tập số 4
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để
phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ
theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Đại diện mỗi nhóm trình bày một bài lên bảng
+ Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về
câu trả lời của nhóm đại diện.
- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Bước 3 - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 5 -Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
+ Đại diện 1 nhóm trình bày.
+ Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
-Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Bước 4 GV yêu cầu HS tìm hiểu tính chất của đường sức từ
Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập số 6, trên khổ A0
Mỗi HS làm việc đọc lập trong 3 phút, ghi câu trả lời của mình trên phiếu học tập
Trên cơ sở của phiếu cá nhân, các thành viên trao đổi, thảo luận và thống nhất ý kiến ghi vào phần giữa của phiếu học tập
- GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về
câu trả lời của nhóm đại diện.
- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhấn mạnh lại các tính chất đường sức từ:
+ Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.
+ Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu
+ Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định.
+ Nơi nào từ trường mạnh thì các đường sức từ vẽ mau và nơi nào từ trường yếu thì các đường sức từ vẽ thưa
Bước 5 - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép).
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:HS hệ thống hóa lại kiến thức về từ trường
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1 - GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 7 để hệ thống hóa các kiến thức đã học
Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Bước 3 GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để
phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ
theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
Bước 4 - GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp.
Bước 5 - HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về
câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 6 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1: - Tìm hiểu về từ trường Trái Đất
Nội dung 2:
Vận dụng kiến thức
- Làm bài tập trong SGK