3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm.
3.1.1.Mục đích thực nghiệm sư phạm.
Mục đích của TNSP là kiểm chứng giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra, cụ thể là : Nếu các giờ học Vật lý được thiết kế theo hướng vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn thì có tác dụng như thế nào đến :
- Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống cho HS.
- Việc đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kiến thức Vật lý vào thực tiễn góp phần tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường THPT.
3.1.2.Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.
Để đạt được mục đích đặt ra, TNSP thực hiện những nhiệm vụ sau :
- Tiến hành điều tra GV và HS về việc vận dụng kiến thức Vật lý vào trong thực tiễn quá trình dạy học Vật lý ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam..
- Lập kế hoạch và tiến hành dạy học một số bài thuộc chương “ Từ trường”
Vật lý 11 THPT cho các lớp thực nghiệm và đối chứng.
+ Ở các lớp thực nghiệm ( TN) : tiến hành dạy học với các bài giảng có vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn và được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo.
+ Ở các lớp đối chứng ( ĐC) : sử dụng PPDH thông thường, các tiết dạy không vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn và được tiến hành theo đúng tiến độ phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lí kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng nhằm kiểm tra, đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài.
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm.
3.2.1. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm.
- Các bài dạy học chương “TNSP được tiến hành trong học kì II năm học 2020-2021 tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ-Quảng Nam..
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm.
- Ở các lớp TN, GV dạy theo giáo án thực nghiệm đã soạn, trong quá trình dạy học GV có vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn.
- Ở các lớp ĐC, GV sử dụng PPDH thông thường, dạy theo các tiến trình dạy học bình thường do GV tự thiết kế.
- Các bài dạy học chương chương “ Từ trường” Vật lý 11 THPT.
3.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
3.2.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm
Tôi lựa chọn các lớp để tiến hành TNSP có sĩ số, điều kiện tổ chức dạy học, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau.Như vậy, kích thước và chất lượng của mẫu đã thõa mãn yêu cầu của TNSP. Kết quả các lớp được chọn vào nhóm TN và nhóm ĐC như sau :
Bảng 3.1 Các mẫu TNSP được chọn
Tên trường Nhóm TN Nhóm ĐC
Trường THPT
Nguyễn Văn Cừ
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
11/3 11/2
43 33
11/4 11/7
35 35
Tổng cộng HS 76 HS 70 HS
Đối với lớp TN sử dụng bài giảng được thiết kế với kiến thức Vật lý có nội dung thực tế trong quá trình dạy học Vật lý. Lớp ĐC thì giữ nguyên điều kiện và nội dung vốn có. Kết quả thực nghiệm được rút ra từ việc so sánh lớp TN và lớp ĐC.
3.2.3.2 Quan sát giờ học
Tôi tiến hành quan sát hoạt động của GV và HS trong quá trình diễn ra tiết học ở các lớp TN và ĐC theo các tiêu chí sau :
- Mức độ học và hiểu bài của HS qua các câu hỏi kiểm tra bài cũ.
- Mức độ vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn của GV trong các hoạt động dạy học.
- Mức độ hợp lý trong việc vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn và khả
năng rèn luyện các thao tác tư duy cho HS, khả năng vận dụng kiến thức thực tế
của HS.
- Không khí lớp học, tính tích cực cuả HS và khả năng liên hệ kiến thức với những vấn đề thực tế.
Sau mỗi tiết học, trao đổi với GV và HS, lắng nghe ý kiến để rút kinh nghiệm cho các tiết học sau và cho đề tài nghiên cứu.
3.2.3.3 Kiểm tra kết quả thực nghiệm sư phạm
Sau khi TNSP , HS ở hai nhóm TN và ĐC được đánh giá bằng một bài kiểm tra tổng hợp nhằm :
- Đánh giá định tính về mức độ lĩnh hội các khái niệm cơ bản, các định luật, các tính chất của sự vật, hiện tượng Vật lý.
- Đánh giá định lượng mức độ lĩnh hội các định luật, các công thức và các điều kiện để xảy ra các hiện tượng Vật lý, khả năng vận dụng kiến thức để giải thích một số bài tập cụ thể.
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
3.3.1. Kết quả định tính.
Đánh giá về việc phát triển NLVDKTVLVTT của HS
Trong quá trình tiến hành TNSP, để việc quan sát sự hợp tác của HS được hiệu quả, tôi chỉ chọn 12HS nhất định trong nhóm TNg để quan sát và theo dõi quá trình các em tham gia năng lực VDKTVLVTT theo các bước đã nghiên cứu trong chương I theo bảng sau:
STT Điểm NL
VDKTVLVTT (xNLVDKTVLVTT)
Xếp loại Ký hiệu
1 xNLVDKTVLVTT≤ 0 Không có
NLVDKTVLVTT
Kh
2 0 < xNLVDKTVLVTT < 2 NLVDKTVLVTT ở mức độ thấp
Th
3 2 ≤ xNLVDKTVLVTT < 2.5 NLVDKTVLVTT ở Tb
mức độ trung bình
4 2.5 ≤ xNLVDKTVLVTT < 3.2 NLVDKTVLVTT ở mức độ khá
K
5 3.2 ≤ xNLVDKTVLVTT ≤ 4 NLVDKTVLVTT ở mức độ cao
C
Kết quả xếp loại được ghi lại như bảng sau:
Bảng 3.2. Kết quả xếp loại NL VDKTVLVTT
Hoạt động
Mức xếp loại
Kh Th Tb K C
Số
HS %HS Số
HS %HS Số
HS %HS Số
HS %HS Số
HS %HS HĐ
2.2 0 0 5 41,67 5 41,67 1 8,33 1 8,33
HĐ
2.3 0 0 5 41,67 4 33,33 2 16,33 1 8,3
HĐ
2.4 0 0 5 41,67 4 33,33 1 8,3 2 16,33
HĐ
2.5 0 0 5 41,67 2 16,33 1 8,3 4 33,33
HĐ
2.6 0 0 4 33,33 2 16,33 2 16,33 4 33,33
HĐ
2.7 0 0 3 25,00 2 13,33 2 16,33 5 41,67
HĐ 3 0 0 1 8,33 1 8,33 4 33,33 6 46,67 HĐ 4 0 0 0 0,00 1 8,33 3 25,00 8 66,67
Qua bảng tổng kết trên có thể thấy số HS xếp loại K và C tăng lên đáng kể
qua từng hoạt động trong chủ đề. Theo như quan sát thì trong tiết học đầu tiên nhìn chung HS còn ngại khi nhận nhiệm vụ mà GV đặt ra, việc VDKTVLVTT
buổi học tiếp theo HS thực hiện các kĩ năng tiến bộ hơn, di chuyển vào nhóm nhanh nhẹn, biết phân chia nhiệm vụ cho các thành viên hợp lí hơn, việc phối hợp không còn rời rạc nữa, đặc biệt hiệu quả công việc được nâng cao. Các em bắt đầu tích cực, hào hứng khi nhận nhiệm vụ chứ không còn e ngại với tập thể
như trước. Các em đã dần nhận thức được vai trò của NLVDKTVLVTT trong học tập Vật lí cũng như trong cuộc sống, từ đó các em ý thức được mình cần phải làm gì cũng như rèn luyện kĩ năng như thế nào để góp phần nâng cao NLVDKTVLVTT cho bản thân.
Như vậy, nếu tiếp tục tổ chức các hoạt động DH theo hướng phát triển NLVDKTVLVTT cho HS theo quy trình đã đề xuất thì NLVDKTVLVTT của HS sẽ được hoàn thiện và nâng cao trong quá trình rèn luyện.
3.3.2. Kết quả định lượng
Bảng 3.3. Kết quả bài kiểm tra lần 3 ( kiểm tra 45 phút)
Nhóm Lớp Số HS
Điểm Xi
Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
TN 1 43 0 0 1 1 1 4 4 9 11 8 4 7.35 ĐC
1 35 0 0 1 3 3 9 10 3 3 2 1 5.74
2
TN 2 33 0 0 0 2 2 2 4 7 9 5 2 7.09 ĐC