CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH
1.3. Thực trạng dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua khai thác, sử dụng bài tập Vật lí cho học sinh THPT
1.3.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu mức độ thực hiện việc dạy giải BTVL nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Trãi – Ninh Thuận hiện nay.
1.3.2. Đối tượng và thời gian điều tra - Thời gian tiến hành điều tra: Tháng 12 năm 2022 - Đối tượng điều tra, khảo sát:
+ 6 GV đang dạy Vật lí ở một số trường THPT trên địa bàn Ninh Thuận.
+ 90 HS lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Trãi – Ninh Thuận.
1.3.3. Phương pháp điều tra
Dùng phiếu khảo sát với hình thức trắc nghiệm khách quan
1.3.4. Kết quả - Phân tích kết quả 1.3.4.1 Kết quả điều tra học sinh
Hầu hết các em đều đánh giá môn Vật lí là một môn học khó, kiến thức trừu tượng.
Trong quá trình GQVĐ, HS thường gặp khó khăn trong việc phân tích và hiểu đúng vấn đề. Khi nghe GV trình bày lời giải thì hầu hết các em đều hiểu, nhưng khi phải tự làm thì các em đều rất lúng túng, không biết phải bắt đầu từ đâu.
Câu 1: Trong quá trình học, giáo viên có giao cho em những tình huống có vấn đề để giải quyết hay không?
Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Có 24 26,7
Thường xuyên 16 17,8
Thỉnh thoảng 45 50
Chưa bao giờ 5 5,5
Câu 2: Khi được giáo viên giao cho nhiệm vụ hay bài tập, em có thể tự xác định nội dung chính của nhiệm vụ bài tập hay không?
Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Có 24 26,7
Thường xuyên 25 27,8
Thỉnh thoảng 30 33,3
Không thể 15 12,2
Câu 3: Các bài tập em thường làm là
Phân loại Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Bài tập vận dụng công thức, thay số, tính toán. 18 20
Bài tập gắn với tình huống mới. 3 3,3
Bài tập nâng cao, được phân loại thành nhiều dạng. 9 10 Chỉ tập trung vào những dạng sát với bài thi 60 66,7
Phần lớn HS đều cho rằng việc tự giải một bài tập cho đúng với yêu cầu (giống như một số sách tham khảo đã giải) là rất khó khăn. Việc giải bài tập đối với HS sẽ dễ dàng hơn khi các em được luyện thường xuyên các dạng bài tương tự nhau. Hoạt động chủ yếu của HS là học thuộc lí thuyết và luyện giải bài tập.
Các bài tập mà HS thường làm là bài tập được thầy cô soạn sẵn trong đề cương và hầu hết là các bài tập vận dụng kiến thức để tính toán, được phân dạng cụ thể và sát với nội dung thi cử. Phần lớn các em đều thừa nhận khả năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn đời sống còn kém, khó khăn khi giải thích các hiện tượng Vật lí trong tự nhiên.
Câu 4: Khi gặp một nhiệm vụ hay bài tập khó, em thường làm gì?
Phương án Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Suy nghĩ, tự tìm kiếm phương án giải quyết. 11 12,2
Trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra phương án giải quyết 68 75,6
Bỏ qua chỉ làm những nhiệm vụ, bài tập dễ. 6 6,6
Không làm gì hết kể cả nhiệm vụ bài tập đó dễ 5 5,6
Khi gặp một nhiệm vụ học tập hay bài tập khó, 75,6% HS chọn cách trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra phương án giải quyết. Bên cạnh đó, khoảng 12,2% HS chọn cách tự suy nghĩ, tìm kiếm phương án giải quyết. Từ đó, chúng tôi nhận ra rằng, khi gặp khó khăn HS chỉ trao đổi với bạn bè hoặc tự tìm phương án giải quyết mà không trực tiếp trao đổi khó khăn gặp phải với GV, nguyên nhân là thời gian học ở trường quá nhiều, thời gian phân bổ các môn khiến HS không có nhiều thời gian để có thể trao đổi khó khăn với GV.
1.3.4.2. Kết quả điều tra giáo viên
Tất cả các GV bộ môn Vật lí được khảo sát đã tìm hiểu đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả HS theo định hướng bồi dưỡng năng lực của HS.
Câu 1: Các thầy/cô có chú trọng đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh không?
Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Không 0 20
Thường xuyên 4 66,7
Rất thường xuyên 0 10
Thỉnh thoảng 2 33,3
Câu 2: Thầy/cô có quan điểm như thế nào trong việc tổ chức đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong mỗi tiết học trên lớp.
Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Không cần thiết 0 0
Chưa cần thiết 0 0
Cần thiết 0 0
Rất cần thiết 6 100
Tất cả các GV đều cho rằng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS là quan trọng vì nó là một trong những năng lực cơ bản của học sinh cần có.
Nhìn chung, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức cho HS, có 4 GV (66,7%) thường xuyên và 2 GV (33,3%) thỉnh thoảng chú trọng đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Câu 3: Thầy/cô thường gặp khó khăn gì trong việc phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.
Khó khăn Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Học sinh chỉ chú trọng thi cử. 4 66,6
Thời gian dành cho phát triển năng lực HS ít. 1 16,7
Trang thiết bị chưa đảm bảo. 0 10
Chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy. 1 16,7
Nguyên nhân chủ yếu trong việc phát triển năng lực GQVĐ cho HS gặp khó khăn mà GV gặp phải là: HS chú trọng thi cử hơn là phát triển năng lực của bản thân và hình thức thi cử vẫn chưa đổi mới. Một số GV còn cho rằng nguyên nhân khó khăn là do không có quỹ thời gian dành cho việc phát triển năng lực HS. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của GV còn nhiều hạn chế, điều đó thể hiện ở chỗ chỉ có một số rất ít giờ (tập trung vào các giờ kiểm tra đánh giá GV) có sử dụng máy vi tính, Tivi để soạn và dạy bằng giáo án điện tử. Một nguyên nhân hết sức quan trọng đó là do vấn đề kiểm tra đánh giá dẫn đến mục tiêu dạy học bị ảnh hưởng. GV luôn bị áp lực là phải dạy
làm sao để học sinh đi thi đạt điểm cao, do vậy việc nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, cho HS luyện nhiều dạng bài tập, luyện kĩ lại trở nên có hiệu quả. Về phía GV, nhiều GV còn gặp khó khăn trong việc thiết kế tiến trình dạy học, lúng túng trong việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho dạy học như dùng phiếu học tập, tổ chức thảo luận nhóm; điều này làm cho HS khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Phần đông GV đều rất ngại làm thí nghiệm bởi vì kỹ năng thí nghiệm của họ chưa tốt, dụng cụ thí nghiệm được trang bị ở nhà trường còn thiếu và hỏng nhiều.
Từ đó, GV đã đưa ra những biện pháp để khắc phục những khó khăn trên chủ yếu là: Cần phân bố lại nội dung và thời lượng giảng dạy chương trình sách giáo khoa và cần bồi dưỡng đội ngũ GV về những phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của HS.
Bên cạnh đó cũng cần phải kết hợp các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp với phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của HS, vì thường kiểm tra đánh giá thế nào thì dạy thế ấy.
Tất cả các GV cho rằng việc sử dụng một hệ thống bài tập trong quá trình dạy học kiến thức phần “Động học” có thể phát triển năng lực GQVĐ của HS.