Nguyên tắc khai thác và sử dụng hệ thống bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng bài tập trong dạy học phần động học vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH

1.4. Nguyên tắc khai thác và quy trình sử dụng bài tập Vật lí trong dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề

1.4.2. Nguyên tắc khai thác và sử dụng hệ thống bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Trước khi sử dụng bài tập định hướng phát triển năng lực nói chung và năng lực GQVĐ nói riêng trong dạy học vật lí phải lựa chọn bài tập đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Các bài tập phải đi từ dễ đến khó:(phạm vi và số lượng các kiến thức kỹ năng vận dụng từ trong một đề tài đến trong nhiều đề tài, số lượng các đại lượng cho biết và các đại lượng phải tìm....) giúp HS nắm được phương pháp giải các loại bài tập điển hình. Ban đầu chỉ đưa ra các bài tập ở mức độ hiểu, sau đó áp dụng hệ thống bài tập chứa đựng những vấn đề phức tạp hơn cần giải quyết và cuối cùng là dạng bài tập liên hệ kiến thức thực tiễn.

b) Mỗi bài tập là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp một phần nào đó vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức.

c) Hệ thống bài tập bao gồm nhiều loại bài tập: Bài tập giả tạo và bài tập có nội dung thực tế, bài tập luyện tập và bài tập sáng tạo, bài tập cho thừa hoặc thiếu dữ kiện, bài tập mang tính chất ngụy biện và nghịch lí, bài tập có nhiều cách giải khác nhau tùy theo những điều kiện cụ thể của bài tập mà giáo viên không nêu lên hoạch chỉ một điều kiện nào đó mà thôi.

1.4.3. Quy trình sử dụng hệ thống bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Quy trình xây dựng bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học vật lí

Bước 1: Chọn chủ đề

Lựa chọn các chủ đề dạy học môn Vật lí có thể căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông môn vật lí.

Bước 2: Xác định yêu cầu về kỹ năng, kiến thức

- Xác định yêu cầu cần đạt, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học phát triển năng lực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng. Một số yêu cầu về kỹ năng và kiến thức trong việc sử dụng bài tập vật lí:

+ Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí; Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí; Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập;

Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp …) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn

+ Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí, mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó; Thu thập, đánh giá,

lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí; Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí; Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí; chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí; đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.

Bước 3: Lập bảng mô tả phát triển năng lực

Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo năng lực nhằm cụ thể hóa chuẩn kiến thức kỹ năng theo các mức độ khác nhau, nhằm đánh giá được khả năng đạt được của học sinh.

Các mức độ này được sắp xếp theo 4 mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao (nên từ một chuẩn xây dựng các câu hỏi ở những mức khác nhau)

- Mức nhận biết: Học sinh nhớ được các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu. Các động từ thường sử dụng: Nêu, tóm tắt, nhớ, nhận diện, trình bày…

- Mức thông hiểu: Học sinh lí giải, suy diễn, kết nối các thông tin, biết vận dụng các kiến thức, khái niệm theo cách tương tự. Các động từ thường sử dụng: giải thích, lí giải, xác định, nhận xét…

- Mức vận dụng thấp: Học sinh tạo ra sự liên kết, kết nối, so sánh giữa kiến thức đã học và vận dụng chúng để thực hành các yêu cầu tương tự như giáo viên đã dạy hoặc sách giáo khoa đã hướng dẫn. Các động từ thường sử dụng: tạo lập (câu, đoạn); so sánh, nhận xét, đánh giá, phân tích…

- Mức vận dụng cao: Học sinh sử dụng các khái niệm, kiến thức về môn học để giải quyết các vấn đề mới hoặc những tình huống tương tự như trong thực tiễn cuộc sống. Các động từ thường sử dụng: tạo lập (bài viết, đoạn); so sánh, nhận xét, đánh giá, phân tích, trình bày (quan điểm cá nhân); …

Bước 4: Biên soạn bài tập

Biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ứng với mỗi chủ đề đã xác định.

Lựa chọn hình thức phù hợp: các loại câu hỏi, bài tập:

- Trắc nghiệm khách quan (về tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật, nhận biết các khái niệm, hiện tượng ngôn ngữ, đặc điểm của văn bản...

- Câu hỏi tự luận (lý giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá về văn bản, ngôn ngữ, phong cách nghệ thuật...)

Kết luận chương 1

Trong chương này chúng tôi đã làm rõ những cơ sở lý luận của đề tài như sau:

- Khái niệm về năng lực, năng lực GQVĐ trong đó nêu rõ cơ sở hình thành và cấu trúc hoạt động của năng lực.

- Khái niệm BTVL, phân loại và vai trò của BTVL đối với việc dạy và học môn Vật lí ở trường phổ thông.

- Các nguyên tắc sử dụng và quy trình sử dụng hệ thống BT nhằm bồi dưỡng năng lực GQVĐ của HS trong dạy học Vật lí.

- Khảo sát thực trạng phát triển năng lực GQVĐ cho HS và thực trạng dạy Phần

“Động học” – Vật lí 10 ở trường THPT hiện nay.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí 2018, cụ thể về: Quan điểm xây dựng chương trình; mục tiêu và yêu cầu cần đạt; nội dung dạy học; định hướng chung về phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục môn Vật lí.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi hướng tới việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ của HS thông qua việc khai thác và hướng dẫn giải hệ thống BTVL cùng phương án dạy học kết hợp với phương tiện dạy học hợp lí. Trên cơ sở đó chúng tôi áp dụng vào tiến trình dạy học phần “Động học” – Vật lí 10 ở chương 2.

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng bài tập trong dạy học phần động học vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)