CỦA CON NGƯỜI VÀO TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Con người trong thế giới tinh thần  trải nghiệm triết học cá biệt luận (Trang 138 - 151)

Bản thân sự kiện hiện hữu tình trạng nô lệ của con người vào tồn tại và vào Thượng Đế có thể gây hoài nghi và phản bác.

Nhưng tất cả mọi người đều đồng ý về chuyện hiện hữu tình trạng nô lệ của con người vào tự nhiên. Bởi thắng lợi trước tình trạng nô lệ vào tự nhiên, vào những sức mạnh tự phát của tự nhiên, vốn vẫn là đề tài chủ yếu của nền văn minh. Con người, con người mang tính tập thể, đấu tranh chống lại tự nhiên tự phát đang nô dịch và đe dọa anh ta, nhân tính hóa môi trường tự nhiên xung quanh anh ta, tạo ra những công cụ đấu tranh vốn

đang đứng giữa chúng ta và tự nhiên, chuyển sang thực tại của kĩ thuật, văn minh, lí trí, đầy định mệnh, đặt số phận của mình phụ thuộc vào những thứ đó. Thế nhưng chưa bao giờ con người đạt được giải phóng hoàn toàn khỏi quyền lực của tự nhiên và thi thoảng anh ta lại đòi quay trở về với tự nhiên như là giải phóng khỏi nền văn minh kĩ thuật đang làm cho anh ta ngạt thở. Tôi sẽ không quan tâm đến vấn đề tương đối sơ đẳng ấy, mà sách vở nói về chuyện đó không sao đếm xuể được. Bản thân từ ngữ “tự nhiên” có rất nhiều nghĩa. Trong ý thức của thế kỉ XIX từ ngữ “tự nhiên” trở thành hàm nghĩa trước hết là đối tượng của khoa học tự nhiên mang tính chất toán học và của tác động kĩ thuật. Và điều này có nghĩa là cái vũ trụ trong ý nghĩa cổ đại và trung đại của từ ngữ đã biến mất. Chuyện này khởi đầu từ Descartes. Nó gắn liền với nỗi kính sợ của Pascal trước không gian bao la hoàn toàn lạnh lẽo đối với con người và số phận của nó. Con người thôi không còn-cảm nhận bản thân mình như một bộ phận cơ thể có tính ngôi thứ của vũ trụ. Thuở nào đó điều này còn đem lại cho con người cảm giác ấm áp hữu cơ. Con người bắt đầu đấu tranh, anh ta cùng lúc vừa quay lưng với tự nhiên nhiều hơn, vừa lánh xa khỏi cuộc sống nội tại của tự nhiên nhiều hơn. Con người ngày càng mất đi nhịp điệu cuộc sống hòa hợp với nhịp điệu cuộc sống của tự nhiên. Cách hiểu biết thần học xưa cũ về việc tự nhiên là gì, vốn đã gắn liền với việc phân biệt cái tự nhiên với cái siêu tự nhiên, tự nhiên với ân phúc. Phân biệt tự nhiên với văn hóa xét từ quan điểm ấy hoàn toàn ở lại trong tự nhiên. Tôi sẽ sử dụng từ ngữ “tự nhiên” không phải theo ý nghĩa đối lập nó với văn hóa, văn minh hay siêu tự nhiên, ân phúc, cũng không phải theo ý nghĩa xưa cũ của vũ trụ hay tạo tác của Thượng Đế, cũng không phải theo ý nghĩa đơn thuần của thế giới vật chất mang tính không gian, khác biệt với tâm hồn. Tự nhiên đối với tôi

trước hết là đối lập lại tự do, trật tự của tự nhiên khác biệt với trật tự của tự do. Trong vấn đề này ý tưởng của Kant vẫn giữ nguyên giá trị trường cửu của nó, mặc dù chính ông lại không đưa ra những kết luận cần thiết từ ý tưởng đó. Nhưng nếu như tự nhiên hàm nghĩa đối lập lại tự do, thì như vậy nó cũng hàm nghĩa đối lập lại bản diện cá nhân, đối lập lại tinh thần. Tự do có nghĩa là tinh thần, bản diện cá nhân có nghĩa là tinh thần. Nhị nguyên cơ bản không phải là nhị nguyên của cái tự nhiên và cái siêu tự nhiên, cũng chẳng phải nhị nguyên của vật chất và tâm lí, cũng không phải nhị nguyên của tự nhiên và văn minh, mà chính là nhị nguyên của tự nhiên và tự do, của tự nhiên và tinh thần, của tự nhiên và bản diện cá nhân, của khách thể và chủ thể. Tự nhiên trong ý nghĩa này là thế giới khách thể hóa, tức là làm cho xa lạ, là hạn định, là vô diện mạo. Ở đây tôi hiểu tự nhiên không phải như là những động vật, cây cỏ, các khoáng chất, các vì sao, rừng, biển, vốn là những thứ có hiện hữu bên trong và thuộc về bình diện hiện sinh, chứ không phải bình diện khách thể hóa. Vấn đề về giao lưu của con người với cuộc sống vũ trụ nằm bên ngoài hiểu biết ấy về tự nhiên như là khách thể hóa. Tình trạng nô lệ của con người vào tự nhiên chính là tình trạng nô lệ vào khách thể hóa ấy, vào việc làm cho xa lạ ấy, vào tính hạn định. Bản diện cá nhân xâm nhập vào vòng luân chuyển của cuộc sống tự nhiên bị hạn định, như là một sức mạnh đi đến từ một trật tự khác, từ vương quốc của tự do, từ vương quốc của tinh thần. Trong bản diện cá nhân có những cơ sở mang tính tự nhiên gắn với vòng luân chuyển vũ trụ. Thế nhưng cái bản diện cá nhân ở trong con người thuộc về nguồn gốc và phẩm tính khác, và nó luôn có nghĩa là gián đoạn với tính tất yếu tự nhiên. Bản diện cá nhân là cuộc nổi loạn của con người chống lại tình trạng nô lệ vào tự nhiên, về mặt thường

nghiệm cuộc nổi loạn ấy chỉ đạt được một phần nào, con người dễ dàng lại rơi vào tình trạng nô lệ và đôi khi còn lí tưởng hóa tình trạng nô lệ ấy. Con người thậm chí còn nhìn thấy ở xã hội, vốn không phải là tự nhiên, như là phản ánh lại tự nhiên vĩnh hằng, nhìn thấy ở tính tự nhiên ấy, ở tính hạn định ấy một cơ sở lí tưởng của xã hội. Bản thân tinh thần và đời sống tinh thần cũng bị hiểu theo kiểu tự nhiên luận, giống như tự nhiên, và tính hạn định tự nhiên bị đưa vào đời sống tinh thần.

Nesmelov nói rằng, tội tổ tông không phải là gì khác ngoài thái độ dị đoan-ma thuật đối với quả (trái) vật thể (quả táo), mà ăn nó sẽ có được tri thức. Những người này tự bắt mình phục tùng tự nhiên ngoại tại. Thế nhưng điều này có nghĩa tội tổ tông không phải là gì khác, ngoài phủ định tự do. Con người đã biến thành bộ phận của tự nhiên. Nhưng như nhiều lần đã nói, con người theo hình tượng của mình, con người như bản diện cá nhân không phải là bộ phận của tự nhiên, con người mang trong mình hình tượng của Thượng Đế. Trong con người có tự nhiên, nhưng con người không phải là tự nhiên. Con người là một tiểu vũ trụ, nên vì vậy nó không thể là một bộ phận của vũ trụ. Những mối gắn kết nhân quả thống trị trong tự nhiên. Nhưng bản diện cá nhân là gián đoạn của những gắn kết nhân quả. Những mối gắn kết nhân quả của tự nhiên đang biến thành những mối gắn kết ý nghĩa của tinh thần. Mối gắn kết nhân quả có thể vô ý nghĩa. Mà thực ra ngay cả vương quốc tự nhiên cũng không có nghĩa là một vương quốc liên tục và dày đặc của tất yếu và nhân quả. Trong tự nhiên có cả gián đoạn và tình cờ. Cách hiểu thống kê về quy luật đã hạn chế quyền lực của tất định luận trước tự nhiên. Người ta đã thôi không còn hiện thực hóa tính nhân quả và quy luật nữa. Tính quy luật chỉ là mối quan hệ của một hệ thống sức mạnh nhất định. Tự nhiên là trật tự tất định luận,

nhưng đó không phải là một trật tự khép kín, những sức mạnh của một trật tự khác có thể xâm nhập vào nó và thay đổi kết quả của tính quy luật. Tự nhiên là một trật tự mở. Thế nhưng triết học tôn giáo lại thường hàm nghĩa hợp thức hóa ý thức nô lệ vào

“tự nhiên”, mặc dù cái tự nhiên này không được hiểu như là mang tính vật chất. Cả tinh thần, cả Thượng Đế đều có thể được hiểu theo cách tự nhiên luận và khi đó thì cũng nô dịch con người. Thế giới tự nhiên, “thế gian này” và môi trường đồ sộ của nó, hoàn toàn không đồng nhất với cái vẫn được gọi là vũ trụ và đời sống vũ trụ chứa các hữu thể. “Thế gian” là tính nô dịch, tính gò bó đối với các hữu thể, không phải chỉ đối với con người, mà còn đối với các động vật, cây cỏ, thậm chí cả các khoáng chất, các vì sao nữa. Chính cái “thế gian” đó cần phải bị phá hủy bởi bản diện cá nhân, phải được giải phóng khỏi trạng thái nô lệ và nô dịch của nó. Tính chất nô lệ và trạng thái nô dịch của thế gian, tất định luận của tự nhiên là sản phẩm của khách thể hóa.

Mọi thứ đều biến thành khách thể, thế nhưng khách thể bao giờ cũng có nghĩa hạn định từ bên ngoài, bị làm cho xa lạ, bị ném ra bên ngoài, vô diện mạo. Tình trạng nô lệ của con người vào thiên nhiên, mà thực ra bất cứ tình trạng nô lệ nào cũng vậy, là tình trạng nô lệ vào tính khách thể. Tự nhiên bị nô lệ như khách thể là tự nhiên hạn định từ bên ngoài, phi nhân cách, đàn áp hiện hữu nội tâm. Còn tự nhiên như chủ thể, là hiện hữu nội tại của vũ trụ, là tính hiện sinh của nó, cho nên cũng là tự do. Tính chủ thể đột phá vào tính khách thể, tự do đột phá vào tính tất yếu, bản diện cá nhân đột phá vào vương quốc của cái chung. Khi đó sẽ xảy ra quá trình giải phóng. Vật chất bao giờ cũng có nghĩa là phụ thuộc, là bị hạn định từ bên ngoài. Vì vậy vật chất bao giờ cũng là khách thể. Vật chất mà như chủ thể thì không còn là vật chất nữa, mà đã là hiện hữu nội tại rồi. Tình trạng nô lệ của con

người tăng lên theo độ gia tăng của tính vật chất. Nô dịch có nghĩa là vật chất hóa. Vật chất đè nén bằng sức nặng đồ sộ của nó, và trong nó không có gì khác ngoài tính khách thể. Tính vật chất là khách thể hóa, là đồ vật hóa hiện hữu. Còn giải phóng là trở về với hiện hữu nội tại, với tính chủ thể, với bản diện cá nhân, với tự do, với tinh thần. Giải phóng là tinh thần hóa, trong khi vật chất hóa là nô dịch. Tuy nhiên, tính nô lệ của con người bởi đồ vật, bởi tính tất yếu vật chất là hình thức thô thiển của nô dịch và nó bị khám phá dễ dàng hơn cả. Những hình thức tinh tế hơn, khó nhận ra hơn của tình trạng nô lệ vào tự nhiên là đáng quan tâm nhiều hơn. Đây là cái mà tôi gọi là cám dỗ vũ trụ, vốn là thứ có thể có những hình thức được tinh thần hóa và rất xa cách đối với tất định luận vật chất. Tình trạng nô lệ vào tự nhiên, như là cám dỗ vũ trụ, có thể là hiện tượng tinh thần.

* * *

Hiện hữu những hình thức sơ đẳng tình trạng nô lệ của con người mà con người không chấp nhận có ý thức. Bạo lực của tất yếu tự nhiên trước con người, tất yếu tự nhiên ở bên ngoài con người và ở bên trong con người, là một hình thức như vậy. Đây là tình trạng nô lệ của cái được gọi là những “định luật” của tự nhiên, vốn là những thứ bằng tri giác khoa học của mình khai mở và cấu trúc nên con người. Con người đấu tranh với bạo lực của tính tất yếu tự nhiên ấy thông qua tri giác tính tất yếu ấy, và có lẽ chỉ trong phạm vi này là áp dụng được điều khẳng định rằng, tự do là kết quả của tất yếu, nhận thức được và tri giác được tính tất yếu. Quyền lực kĩ thuật ấy của con người trước tự nhiên gắn với điều này. Trong quyền lực kĩ thuật đó con người tự giải phóng mình, được giải phóng một phần khỏi tình trạng nô lệ

vào những sức mạnh tự phát của tự nhiên, nhưng dễ dàng rơi vào tình trạng nô lệ cho kĩ thuật do chính mình tạo nên. Kĩ thuật, máy móc có đặc tính nguồn gốc vũ trụ và hàm nghĩa tựa hồ như xuất hiện một tự nhiên mới, mà con người bị nằm trong quyền lực của nó. Tinh thần trong cuộc đấu tranh của mình tạo ra tri thức khoa học về tự nhiên, tạo ra kĩ thuật, và tinh thần bị ngoại hiện hóa, bị khách thể hóa, rơi vào tính phụ thuộc đầy nô lệ cho việc ngoại hiện hóa và khách thể hóa của chính mình. Đây là phép biện chứng tinh thần, phép biện chứng hiện sinh. Tuy nhiên còn hiện hữu những hình thức tinh tế hơn nữa của cám dỗ vũ trụ và của tình trạng nô lệ mà con người chấp thuận theo và sẵn sàng ngây ngất nếm trải chúng. Con người đấu tranh với cái tự nhiên dựa trên tất định luận và tính quy luật. Nhưng con người có một thái độ khác đối với vũ trụ, đối với cái mà con người hình dung như hài hòa thế giới, đối với cái toàn thể mang tính thế giới, đối với thống nhất và trật tự. Trong chuyện này con người chấp thuận nhìn thấy phản ánh của hài hòa và trật tự thần thánh, nhìn thấy cơ sở lí tưởng của thế giới. Cám dỗ vũ trụ có những hình thức đa dạng. Nó có thể có hình thức cám dỗ eros- tình dục (Rozanov, Lawrence), dân tộc-nhân dân (huyền học, dân túy), cám dỗ đất đai và cám dỗ huyết thống, chủng tộc, đời sống dòng tộc (trở về với đất đai, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), cám dỗ xã hội-tập thể (huyền học của chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng sản). Chủ nghĩa Dionysus trong những hình thức đa dạng có nghĩa là cám dỗ vũ trụ. Đó là khao khát hợp nhất vào lòng mẹ vũ trụ, với đất-mẹ, với môi trường tự nhiên vô diện mạo, để giải thoát khỏi nỗi đau đớn và hạn chế của hiện hữu cá nhân, hoặc là hòa nhập vào tính tập thể, tính dân tộc và tính xã hội vô diện mạo để vượt qua được hiện hữu cá thể tách biệt. Bao giờ điều này cũng có nghĩa là ngoại hiện hóa ý thức. Bị đè nén bởi quy ước

của nền văn minh, bởi những chuẩn mực và luật lệ đầy nô dịch, con người khao khát thi thoảng được trở về với đời sống nguyên sơ, về với cuộc sống vũ trụ, không những mong phục hồi giao lưu, mà còn hợp nhất với đời sống vũ trụ, tham dự vào bí ẩn của nó, tìm được niềm vui và ngây ngất ở trong đó. Những người lãng mạn luôn đòi trở về với tự nhiên, giải phóng khỏi quyền lực của lí trí, khỏi những chuẩn mực đầy nô dịch của nền văn minh. Cái

“tự nhiên” của những người lãng mạn chưa bao giờ là cái “tự nhiên” của tri giác khoa học tự nhiên và tác động kĩ thuật, chưa bao giờ là cái “tự nhiên” của tất định luận và tính quy luật. Tự nhiên ở Rousseau lại hoàn toàn khác, nó cũng là cái khác ở L.

Tolstoy. Tự nhiên thần thánh, đem lại bình yên, chữa trị cho con người bệnh hoạn và bị xé vụn ra của nền văn minh. Cơn hứng khởi ấy có ý nghĩa vĩnh hằng và thi thoảng con người lại bị nó lôi cuốn. Thế nhưng thái độ bộc lộ ra ở đây đối với cái vũ trụ-tự nhiên dựa trên ảo tưởng của ý thức. Con người muốn chiến thắng khách thể hóa, muốn đưa cái tự nhiên bị ngoại hiện hóa, bị làm cho xa lạ ấy, trở về với mình, thế nhưng không đạt được điều này thật hiện thực, thật hiện sinh. Con người tìm kiếm cứu rỗi thoát khỏi tính tất yếu của tự nhiên trong tự do của vũ trụ.

Hợp nhất với đời sống vũ trụ được hình dung là đời sống tự do, thở hít tự do. Trong khi tranh đấu với tính tất yếu của tự nhiên, con người tạo ra nền văn minh, mà không khí của nó đầy ngột ngạt, chuẩn mực của nó không cho phép tự do chuyển động. Ở trong bản thân niềm khao khát được giao lưu với cuộc sống bên trong của vũ trụ có sự thật to lớn, nhưng sự thật ấy liên quan đến vũ trụ trong ý nghĩa hiện sinh, chứ không liên quan đến vũ trụ bị khách thể hóa, vốn chính là tự nhiên với tính hạn định của nó.

Cám dỗ vũ trụ thường có nghĩa là hợp nhất với tâm hồn thế giới.

Niềm tin vào hiện hữu của tâm hồn thế giới là niềm tin lãng

Một phần của tài liệu Con người trong thế giới tinh thần  trải nghiệm triết học cá biệt luận (Trang 138 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(435 trang)