- Số liệu lấy trên BCTC năm 2009 của đơn vị;
2.2 Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ thực hiện
toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ thực hiện
Từ thực trạng kiểm toán Việt Nam hiện nay cũng như phưng hướng và hạn chế của kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ. Đồng thời,
5 6
56 6
qua một thời gian được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và qua tìm hiểu, nghiên cứu thực tế quy trình kiểm toán phần hành TSCĐ của Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ. Tôi xin đưa ra một số ý kiến với mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC của Công ty như sau.
Đối với giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Trong bước công việc thu thập thông tin: Công ty nên bố trí cuộc họp ngắn giữa nhóm kiểm toán năm trước và năm nay để trao đổi các vấn đề đặc thù, các vấn đề đáng lưu ý nhất về khách hàng, việc này tuy không mất nhiều thời gian, nhưng sẽ tiết kiệm được lượng thời gian đáng kể trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, giúp KTV có cái nhìn đầy đủ về lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Điều này quan trọng trong kiểm toán khoản mục TSCĐ, vì TSCĐ mang rất nhiều đặc thù của nghành nghề kinh doanh. Ví dụ: đối với nghành dịch vụ TSCĐ thường chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng ngành dịch vụ về công nghệ thông tin, viễn thông thì TSCĐ lại chiếm tỷ trọng lớn…
Việc đánh giá mức độ trọng yếu và rủi ro : Công ty nên thiết lập một phương thức đánh giá mức độ trọng yếu và rủi ro, sao cho KTV dễ áp dụng và nhằm giảm thiểu những sai sót, nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, tiết kiệm thời gian thực hiện. Công việc này nên được các KTV trong Công ty chú trọng và thực hiện một cách đầy đủ, chính xác hơn.
Việc đánh giá HTKSNB : KTV Công ty nên chú trọng thực hiện đánh giá HTKSNB của khách hàng hơn nữa, đối với các khách hàng kiểm toán vừa và nhỏ KTV cũng nên xây dựng bảng câu hỏi rõ ràng, ghi chép và lưu lại giấy tờ làm việc đó. Đồng thời, KTV Công ty nên áp dụng nhiều phương pháp khác ngoài việc phỏng vấn Ban giám đốc để đánh giá HTKSNB khách hàng.
Các thông tin thu thập được về khách hàng đặc biệt là những thông tin về tình hình kinh doanh, cơ sở pháp lý nên được chắt lọc, sắp xếp để tiện cho việc theo dõi. KTV cũng nên tổng hợp các thông tin thu thập được dưới dạng chắt lọc những thông tin quan trọng nhất vừa làm bằng chứng đánh giá hệ thống KSNB vừa là tài liệu tham khảo cho kỳ kiểm toán sau.
Trong bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống KSNB ứng với từng phần hành, ngoài các câu hỏi Có, Không, Không áp dụng, KTV nên thiết kế mở rộng Bảng câu hỏi dưới dạng câu hỏi mở. Ngoài ra, sau khi có các thông tin về khách hàng, KTV nên tóm tắt các thông tin đó dưới dạng Bảng tường thuật hoặc lưu đồ.
Đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thủ tục phân tích: Theo định nghĩa số 520 Chuẩn mục kiểm toán Việt Nam: “Quy trình phân tích là quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính. Nó bao hàm cả công việc so sánh số liệu trên sổ với các số liệu ước tính của KTV”.
Các thủ tục phân tích giúp cho KTV ước tính được số dư, số phát sinh trên BCTC, so sánh số liệu ước tính với số liệu thực tế trên sổ sách của khách hàng xác minh sai số có thể chấp nhận được, tỷ lệ chi phí bán hàng, chi phí quản lý so với doanh thu… Bên cạnh việc sử dụng thủ tục phân tích ngang, KTV nên sử dụng thêm hệ thống phân tích dọc, hay phân tích tỷ suất. Phân tích tỷ suất thường được xem là hiệu quả hơn phân tích xu hướng, nó cho thấy mối quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều số dư tài khoản với nhau, có khả năng phát hiện những thay đổi bất thường hoặc những sai sót không mong muốn.
Để hoàn thiện và nâng cao hơn quy trình phân tích đối với các khoản mục trên BCTC nói chung và TSCĐ nói riêng, KTV vận dụng quy trình phân tích chuẩn kết hợp với xét đoán nghề nghiệp của mình tiến hành phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân chênh lệch và phát hiện sự kiện bất thường. KTV tiến hành thu thập số liệu chung của toàn ngành, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác cùng ngành. Kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV không chỉ kiểm toán trực tiếp số dư của khoản mục TSCĐ mà còn phải thực hiện kiểm toán các khoản mục liên quan khác như: khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Công ty có thể thuê thiết kế một phần mềm giúp phân tích hệ thống các tỷ suất. Một số tỷ suất có thể sử dụng :
Hệ số tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu / Tổng TSCĐ : Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư TSCĐ bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn hơn 1 chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng.
Hệ số cơ cấu tài sản = TSCĐ / Tổng tài sản : Hệ số này cho biết tỷ trọng TSCĐ chiếm trong tổng khối lượng Tài sản của doanh nghiệp
Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận sau thuế / TSCĐ bình quân : Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng đầu tư TSCĐ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp tốt.
Khi thực hiện một thủ tục phân tích không phát hiện thấy có các biến động bất thường có nghĩa là khả năng sai số hoặc sai nguyên tắc hạch toán kế toán là không trọng yếu. Trong trường hợp đó, thể thức phân tích cấu thành bằng chứng thật sự để chứng minh tính trung thực và hợp lý trong trình bày số dư tài khoản liên quan, và việc tiến hành kiểm tra chi tiết sẽ được loại trừ hoặc quy mô mẫu có thể giảm bớt. Lúc đó hiệu quả của cuộc kiểm toán được nâng cao, chất lượng vẫn đảm bảo được thời gian và chi phí.
Kiểm tra chi tiết : Việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết có thể áp dụng kiểm tra 100% như hiện nay đối với các doanh nghiệp khách hàng có tỷ trọng TSCĐ không lớn trong tổng Tài sản, các Tài sản trong doanh nghiệp thường lớn và có giá trị đồng đều. Tuy nhiên đối với các khách hàng có tỷ trọng TSCĐ lớn, đồng thời có nhiều loại tài sản khác nhau với giá trị khác nhau, KTV nên thiết kế việc chọn mẫu để kiểm tra chi tiết cho phù hợp, công việc này sẽ giúp KTV tiết kiệm được thời gian và khối lượng công việc kiểm toán. KTV có thể chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ kết hợp với chọn mẫu theo nhận định nhà nghề.
5 8
58 8
Ngoài ra, nếu trong kỳ có nghiệp vụ mua sắm, nhượng bán TSCĐ với giá trị lớn, KTV nên kết hợp với kiểm toán chu trình khác như mua hàng thanh toán, bán hàng thu tiền…để xác minh tính đúng đắn của các nghiệp vụ đó.
Sử dụng ý kiến của chuyên gia:
Việc có sử dụng chuyên gia bên ngoài hay không ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian kiểm toán, chi phí kiểm toán và chất lượng cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, cần xem xét có sử dụng chuyên gia bên ngoài đối với khoản mục TSCĐ hay không tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của khoản mục TSCĐ của đơn vị khách hàng cụ thể. Ngay trong quá trình tìm hiểu sơ bộ về khách hàng tiền kiểm toán, qua đánh giá công việc kinh doanh của khách hàng, xác định mức độ phức tạp của cơ cấu và chủng loại TSCĐ để ra quyết định về việc sử dụng chuyên gia. Nếu có, dự tính phí chuyên gia để tính toán ra mức phí kiểm toán phù hợp, tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán.
Cũng theo Nguyên tắc kiểm toán quốc tế số 18, trước tiên các KTV phải cân nhắc tính khách quan, kỹ năng và trình độ nghiệp vụ của các chuyên gia. Các tư liệu chuyên gia cung cấp được coi như là những bằng chứng đặc biệt của cuộc kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV phải đánh giá và tổng hợp về những ý kiến, tư liệu của chuyên gia thành kết quả kiểm toán, bởi KTV là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với kết quả kiểm toán, không phải là chuyên gia.
Công cụ kiểm toán và trình độ tin học của KTV
Để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc kiểm toán và tiết kiệm được thời gian thực hiện kiểm toán, Công ty nên có chiến lược đầu tư công cụ làm việc như máy tính xách tay cho các KTV chưa có máy trong công ty, đồng thời nên tạo điều kiện cho các KTV học các khóa đào tạo về chuyên môn cũng như về kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong thực hiện kiểm toán. Công ty nên có chiến lược dài hạn hơn về nhân sự, hiện tại số lượng nhân viên có trình độ chuyên môn cao chưa đáp ứng được hết nhu cầu công việc đòi hỏi, vì vậy thường đến mùa kiểm toán, các KTV rất vất vả và gấp gáp về thời gian thực hiện. Để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí kiểm toán, đồng thời ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công ty nên xem xét đến việc thiết kế và sử dụng phần mềm kiểm toán, theo đó giấy tờ làm việc được thực hiện trên máy và đưa vào phần mềm, số liệu giữa các phần sẽ được liên kết với nhau và việc kiểm tra, rà soát cũng được thực hiện trong phần mềm này, Kiểm toán viên chỉ việc kiểm tra lần cuối trước khi lập báo cáo.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, ngành dịch vụ kiểm toán Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ nói riêng cũng không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng, khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường, là sự lựa chọn đáng tin cậy của các doanh nghiệp, tổ chức…có nhu cầu kiểm toán.
Kiểm toán khoản mục TSCĐ, ước tính khấu hao tài sản đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quy trình kiểm toán BCTC, bởi khoản mục TSCĐ có ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trên BCTC của một doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch kiểm toán hợp lý, thực hiện công việc kiểm toán một cách khoa học tại tất cả các phần hành kiểm toán từ đơn giản đến phức tạp sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Kết hợp lý thuyết được học ở trường và kinh nghiệm thực tế thu được trong quá trình thực tập, việc chọn đề tài về kiểm toán TSCĐ đã giúp tôi có cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm toán nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng. Qua đó thấy được khoản mục TSCĐ là khoản mục rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới nhiều khoản mục khác và cho cả báo cáo tài chính. Để kiểm toán tốt khoản mục này đòi hỏi kiểm toán viên cần có sự hiểu biết rõ về đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có thể thấy được mối quan hệ giữa sản xuất kinh doanh với đầu tư, mua sắm TSCĐ…
Mặc dù đã có nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức cũng như thời gian có hạn nên chuyên đề của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng các anh, chị trong Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ để tôi có thể hoàn thiện hơn trong công tác học tập và nghiên cứu sau này.
Tôi xin chân thành cám ơn GS.TS Nguyễn Quang Quynh đã chỉ dạy tận tình giúp tôi hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ với tôi trong quá trình thực tập giúp tôi hoàn thiện được đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
6 0
60 0