- Số liệu lấy trên BCTC năm 2009 của đơn vị;
2.1 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ thực hiện
trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ thực hiện 2.1.1 Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục Tài sản cố định
Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ tại Hà Nội mặc dù mới được thành lập chưa lâu nhưng chất lượng các dịch vụ Công ty cung cấp luôn được khách hàng đánh giá cao. Cũng phát huy được ưu điểm đó, kiểm toán khoản mục TSCĐ được KTV trong Công ty thực hiện thường đã nhận định, phát hiện được hết vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp khách hàng, đưa ra được ý kiến trung thực và hợp lý về khoản mục TSCĐ. Những ưu điểm đó được thể hiện ở những điểm sau:
Việc lựa chọn KTV thực hiện kiểm toán khoản mục
Khoản mục TSCĐ được trưởng nhóm phân công cho những người có kinh nghiệm, trình độ và am hiểu về khoản mục. Điều này giúp cho cuộc kiểm toán có hiệu quả cao và giảm thiểu sai sót.
Chương trình kiểm toán TSCĐ
Kiểm toán khoản mục TSCĐ là một phần hành quan trọng trong kiểm toán BCTC, khoản mục này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh
nghiệp, và dễ xảy ra các gian lận và sai sót. Với việc xây dựng chương trình kiểm toán chung, Công ty còn xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho kiểm toán khoản mục TSCĐ. KTV trong Công ty luôn biết đánh giá quy mô của mỗi đơn vị kiểm toán để từ đó xác định thủ tục nào cần thực hiện cũng như số lượng các thủ tục cần tiến hành.
Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng được Công ty thực hiện theo 3 giai đoạn : Chuẩn bị kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán. Trong đó, giai đoạn thực hiện kiểm toán của Công ty gồm 6 bước nhỏ khái quát hết được tất cả các khía cạnh mà KTV cần kiểm toán, đó là những bước do chính Công ty tự xây dựng lên cho KTV Công ty mình áp dụng. Vì vậy mà Công việc KTV của Công ty thực hiện dễ dàng hơn, bằng chứng thu thập được luôn đầy đủ, xác đáng và tin cậy.
Hơn nữa, Công ty còn xây dựng các thủ tục kiểm tra chi tiết đối vơi mỗi cơ sở dẫn liệu của khoản mục và đưa ra mức độ rủi ro được đánh giá với mỗi cơ sở dẫn liệu ấy. Các thủ tục này giúp KTV dễ dàng tiếp cận phương pháp kiểm toán, thực hiện đầy đủ các thủ tục nhằm thu thập bằng chứng một cách đầy đủ, có hiệu lực và thuyết phục, đồng thời chỉ ra cho KTV thấy được mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro kiểm toán với áp dụng các thủ tục kiểm toán. Đồng thời, Công ty cũng xây dựng các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với từng loại tài sản: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và khấu hao TSCĐ.
Đánh giá tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng
Công ty đã tự xây dựng bảng câu hỏi để đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng về khoản mục TSCĐ, điều này giúp KTV tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Trong mỗi File “Hồ sơ kiểm toán”, KTV đều lưu giữ bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB ứng với mỗi phần hành.
Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định
Trong quá trình kiểm toán, các KTV có sự phối hợp với nhau để hỗ trợ nhau trong việc thu thập thông tin, bằng chứng kiểm toán, giảm thiểu khối lượng công việc trùng lắp. Các trưởng nhóm và chủ nhiệm kiểm toán luôn quan tâm đến việc bố trí công việc cho các KTV sao cho phù hợp nhất, đạt hiệu quả nhất và tiết kiệm được chi phí. Do đó, các chủ nhiệm kiểm toán hoặc trưởng nhóm kiểm toán thực hiện khoản mục TSCĐ được bổ nhiệm luôn là những người từng tham gia kiểm toán năm trước tại công ty khách hàng hoặc là những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong nghề.
Ví dụ : Khi tính khấu hao TSCĐ Kiểm toán viên có thể lấy số liệu từ kiểm toán chi phí : sản xuất chung, bán hàng, quản lý doanh nghiệp…
Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên
Trong quá trình kiểm toán các KTV luôn ghi chép giấy tờ một cách khoa học, việc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ công việc thực hiện và độ tin cậy của các bằng chứng thu thập. Các giấy tờ làm việc được ghi chép một cách logic và dễ hiểu giúp cho quá trình soát xét lại các giấy tờ làm việc dễ dàng,
5 4
54 4
thuận tiện hơn và là tài liệu quan trọng cho việc tham khảo ở năm kiểm toán tiếp theo.