Lộ trình thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Luận van thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức văn hóa xã hội cấp xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030 (Trang 71 - 78)

Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA HUYỆN ỨNG HÕA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.5. Tổ chức triển khai thực hiện đề án

3.5.3. Lộ trình thực hiện đề án

Đề án được triển khai thực hiện theo 02 lộ trình: từ năm 2024 đến năm 2025 triển khai các giải pháp mang tính chung, nền tảng; từ năm 2025 đến năm 2030 triển khai hoàn thiện các giải pháp chuyên sâu và hoàn thiện đề án.

Tiểu kết chương 3

Từ kết quả đánh giá ở chương 2, cùng với những nội dung định hướng của Đảng và Nhà nước trong nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong giai đoạn chuyển đổi số, đồng thời, đề cập một số phương hướng nâng cao chất lượng công chức văn hoá xã hội cấp xã trên nhiều phương diện, về nhận thức, quan điểm. Từ đó, đề án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức văn hoá - xã hội cấp xã tại huyện Ứng Hoà về nhận thức; xây dựng bảng mô tả công việc và khung năng lực cho công chức; giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng công chức văn hoá - xã hội; giải pháp tuyển dụng, thi tuyển công chức; giải pháp về chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài; giải pháp về đổi mới đánh giá, xếp loại công chức; Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát, khen thưởng; Giải pháp về nguồn kinh phí. Các giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ cũng như có lộ trình cụ thể để đảm bảo tính hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hoá - xã hội trên địa bàn huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội.

63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KKIẾluận

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã là nhiệm vụ có tính quyết định đến quá trình xây dựng Chính phủ số, tiến trình hội nhập của đất nước. Điều đó đòi hỏi Đảng ta phải có đội ngũ công chức cấp cơ sở có chất lượng, đảm bảo trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu đề ra.

Đề án nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, làm cơ sở khoa học để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa.

Qua phân tích đánh giá chất lượng công chức cấp xã cho thấy: Về cơ bản đến nay đội ngũ công chức cấp xã ngày càng được tiêu chuẩn hóa cả về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học ngoại ngữ và dần thay đổi theo xu hướng tích cực hơn, nâng cao hơn dể đáp ứng nhu cầu nền hành chính hiện nay.

Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã của huyện Ứng Hòa, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức trong giai đoạn mới, đề án tập trung đề xuất các giải pháp nhằm xác định khung năng lực số của đội ngũ công chức và định hướng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trong điều kiện chuyển đổi số. Bên cạnh đó là một số giải pháp mang tính chất về bố trí sắp xếp vị trí việc làm phù hợp, đổi mới chương trình đào tạo, có chính sách thu hút và tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức.

Trong giai đoạn chuyển đổi số, cần thiết phải có kế hoạch mới trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã nói riêng và công chức nói chung để đáp ứng được yêu cầu của sự thay đổi.

64

2. Kiến nghị:

2.1. Đối với cấp Trung ương

- Cải cách chế độ tiền lương, để công chức thực sự yên tâm làm việc, chuyên tâm vào công việc thì tiền lương phải là thu nhập chính, chủ yếu, đảm bảo công chức đủ sống, có mức sống trên mức trung bình của xã hội. Đảm bảo đủ để tái sản xuất sức lao động.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác cán bộ, thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ nhằm thúc đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

- Cần bổ sung, sữa đổi Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn theo hướng nâng cao tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã nói chung, đội ngũ công chức văn hóa xã hội cấp xã nói riêng phù hợp với từng vùng, miền.

- Đổi mới chế độ khen thưởng, kỷ luật theo hướng khen thưởng từ cấp dưới trước cấp trên, kỷ luật từ cấp trên trước cấp dưới.

2.1. Đối với huyện Ứng Hòa

- Cần xây dựng Nghị quyết, kế hoạch thu hút sinh viên giỏi mới ra trường, những người có trình độ cao (Thạc sĩ, Tiến sĩ) vào làm việc. Chính sách thu hút phải thực tế, kèm theo đó tạo ra môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, tôn trọng sự sáng tạo, bình đẳng, tạo điều kiện cho người tài cống hiến và thăng tiến trong công việc, chế độ đãi ngộ phù hợp, có yếu tố cạnh tranh.

Lãnh đạo cơ quan, đơn vị cần dựa vào sở trường tài năng của người được tuyển dụng mà bố trí, bổ nhiệm vị trí việc làm phù ợp, đồng thời tin tưởng trao cho người được tuyển dụng những vị trí tương xứng với khả năng, phát huy tối đa tài năng.

Cần đổi mới đánh giá đội ngũ trí thức, coi trọng và thường xuyên xem xét, đánh giá nguồn nhân lực để có chủ trương, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng người tài. Qua đó nâng cao chất lượng công tác tuyển

65

dụng, lựa chọn được đúng người có đủ năng lực, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu công việc.

- Tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức văn hóa – xã hội cấp xã, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp, đặc biệt là các kỹ năng thực thi công vụ.

- Có chế độ kiểm tra, giám sát kịp thời và xử lý nghiêm minh những công chức vi phạm đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị và phương tiện làm việc cho công chức văn hóa xã hội cấp xã cũng như đầu tư các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động văn hóa xã hội tại cơ sở.

66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Diện (2006): “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sỹ Trường Đại học Kinh tế quốc dân;

2. Trần Thị Hồng Mai (2023) “Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã”, Tạp chí Quản lý nhà nước 04/04/2023;

3. Lương Mạnh Sơn (2020) “ Đánh giá chính sách cán bộ công chức cấp xã ở Việt Nam Hiện Nay” Luận án Tiến sĩ Chính sách Công;

4. Nguyễn Thị Thảo (2014), Nâng cao chất đội ngũ CBCC cấp xã huyện Yên;

5. Nguyễn Văn (2023) “Nâng cao nhận thức, văn hóa thực thi công vụ lấy người dân làm trung tâm trong đội ngũ cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước ngày 13/10/2023;

6. Bộ Nội vụ (2006), Quyết định số 13/2006/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý Nhà nước đối với cán bộ, công chức;

7. Bộ Nội vụ (2019), Thông tư số 13/2019/QĐ-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

8. Bộ Nội Vụ (2020), Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02 tháng 12 năm 2020;

9. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Thông tư hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới;

10. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (2011), Văn bản chỉ đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước về lễ hội;

11. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (2013), Tài liệu học tập lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức văn hóa xã hội xã 2013;

12. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ -CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

67

13. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

14. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 về cán bộ công chức xã phường, thị trấn;

15. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5 tháng 12 năm 2011 về Công chức xã, phường, thị trấn;

16. Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;

17. Chính phủ (2015), Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

18. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

19. Chính phủ (2017), Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 về sữa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

20. Chính phủ (2021), Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

21. Chính phủ (2023), Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã,ở thôn, tổ dân phố;

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn;

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII;

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện hội nghị lần thứ 4 Ban chấp

68

hành Trung ương Đảng khóa XII;

26. Học viện Hành chính (2003), Giáo trì h Hành chính công, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

27. Học viện Hành chính (2004), Giáo trình Quản lý và phát triển tổ chức hành chính, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội;

28. Học viện Hành chính (2004), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội.

29. Viện Ngôn ngữ học (2000) , Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng;

Một phần của tài liệu Luận van thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức văn hóa xã hội cấp xã trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030 (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)