Những bộ phận hợp thành và đặc trưng của sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Đánh giá tài nguyên và định hướng phát triển du lịch khu vực ven biển phía bắc tỉnh Ninh Thuận (Trang 21 - 24)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

12. Những bộ phận hợp thành và đặc trưng của sản phẩm du lịch

1.2.1. Những bộ phận hợp thành sản phẩm đu lịch

Qua khái niệm trên, chúng ta thay sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Yếu tế hữu hình là hàng hóa, yếu tổ vô hình là

dịch vụ.

Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì

chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản

Sau:

- Dich vụ vận chuyển;

- Dich vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống; đồ ăn, thức uống;

- Dich vụ tham quan, giải trí;

- Hang hóa tiêu dùng và để lưu niệm;

- _ Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.

1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch

- Đặc trưng thứ nhất: Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thé, Thành phan chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiém 80 — 90% về mặt giá trị), hàng hóa chiếm tỉ trọng nhỏ. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rắt khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất

lượng sn phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kì vọng

va mức độ cảm nhận vé chất lượng của khách du lịch.

- Đặc trưng thứ hai: Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy, tài nguyên du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể dua sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc

khách du lịch phải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của minh thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch.

- Đặc trưng thứ ba: Phan lớn các quá trình tạo ra vả tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thé cất đi, tn kho như các hàng hóa thông thường. Vì vậy, để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khỏ khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thy sản phẩm du lịch la van dé

vô cùng quan trọng đối với các nha kinh doanh du lịch.

-15-

- Đặc trưng thứ tu: Hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tinh thời vy.

Vi việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn, ma có thé chỉ tập trung vào những thời gian nhất định.

1.3. Các đạng tài nguyên đu lịch tự nhiên 1.3.1. Địa hình

Địa hình là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra mọi hoạt

động của con người. Đối với hoạt động du lịch diéu quan trọng nhất là đặc điểm

hình thái địa hình, đó la các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình tạo nên sự hap dẫn đối với khai thác du lịch. Các đơn vị hinh thái chính của địa hình là đổi núi, cao nguyên, đồng bảng, ven biển và đảo.

* Địa hình đồng bằng thường khá đơn điệu vẻ ngoại hình. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa đồng bằng với tài nguyên nước như sông, kênh rạch, ao hd, tài nguyên

sinh vật đã tạo nên những phong cảnh thủy mặc, yên ả, thanh bình hap dẫn khách du lịch. Đồng bằng còn là nơi bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của loài người cũng như của nhiều quốc gia. Do vậy, địa hình đồng bằng ở nhiều quốc gia trên thế

giới đã và đang được phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái nhân

văn, du lịch văn hóa, du lịch thé thao, nghỉ dưỡng.

* Địa hình đổi núi và cao nguyên thường tạo ra những không gian kì vĩ, sinh động và thơ mộng lại vừa có khí hậu mát mẻ trong lành. Ở miền núi có nhiều đối

tượng cho hoạt động du lịch. Đó là các sông suối, thác nước, hang động, rừng cây với thế giới sinh vật vô cùng phong phú. Thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch

tham quan, nghỉ dưỡng, loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

Ở các nước ôn đới, về mùa đông nhiều vùng núi thường có băng tuyết, thuận lợi cho phát triển du lịch thể thao mùa đông. Núi cao thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch thể thao mạo hiểm leo núi. Vùng núi là nơi có nhiều suối nước nóng, nước khoáng nên còn thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch nghị dưỡng, tắm

khoáng, chữa bệnh

* Kiểu địa hình Karst: Karst là kiểu địa hình được tạo thành do quá trình kiến

tạo của vỏ Trái Dat kết hợp với các quá trình ngoại lực chủ yếu là sự lưu thông của

nước trong các loại đá dé bị hòa tan; gồm các kiểu chủ yếu như: hang động Karst,

cánh đồng Karst, phéu Karst, sông hồ Karst, Karst ngập nước. Trong đó kiểu Karst

-16-

hap dẫn du khách nhất là hang động Karst va kiểu Karst ngập nước (Vinh Ha Long.

Bái Tử Long, Cát Bà,...). Nhin chung kiểu địa hình Karst thuận lợi cho phát triển

các loại hình du lịch như: thám hiểm hang động. tham quan nghiên cứu...

* Kiểu địa hình ven bờ và đảo: Kiểu địa hình ven bờ hấp dẫn du khách là các bai cát ven biển, hd, sông. Trong đó đặc biệt là các bãi cát ven biển, đảo, thường

được gọi là các bãi biển.

` Các bãi biển hấp dẫn du khách và thuận lợi phát triển các loại hình du lịch

tắm biển, lặn biển, thé thao biển, nghỉ dường chữa bệnh,... Nhu cầu du lịch biển

trên thé giới cũng như ở Việt Nam ngày cảng tăng, theo UNWTO (Tổ chức du lịch thé giới) có hơn 70% du khách thích di du lịch biển.

* Các di tích tự nhiên: Các quá trình nội lực và ngoại lực đã tạo thành trên bể mặt địa hình nhiễu di tích tự nhiên có giá trị thẩm mỹ. Trong đó, nhiều di tích tự

nhiên do không giải thích được nguyên nhân khoa học hinh thành chúng, nên con

người đã dệt cho nó những câu chuyện huyển thoại. Do vậy, nhiều di tích tự nhiên đã trở thành những điểm tham quan hấp dẫn du khách như: Hòn Trống Mái (Sim

Sơn - Thanh Hóa), Hòn Chồng (Nha Trang), giếng Giải Oan (Chùa Hương - Hà Tây).

1.3..2 Khí hậu

Khi hậu là một loại tài nguyên sớm được khai thác để quy hoạch phát triển du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý nhất là chỉ tiêu: nhiệt độ, độ am không khí. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: gió, lượng mưa, thành phân lí hóa của không khí, ánh nắng mặt trời, áp suất không khí, tốc độ giỏ, hưởng gid, bức xạ nhiệt, và hiện tượng thời tiết đặc biệt.

Các điều kiện của tài nguyên khí hậu khai thác phục vụ cho các mục đích phát triển du lịch khá đa dạng như: Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con

người; Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dường; tài nguyên khi

hậu phục vụ cho các hoạt động thẻ thao mùa đông; tài nguyên khí hậu thích hợp cho hoạt động du lịch tắm, lặn biển và thẻ thao bién,... Các học giả người An Độ đã đưa ra các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người như sau:

-17-

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Đánh giá tài nguyên và định hướng phát triển du lịch khu vực ven biển phía bắc tỉnh Ninh Thuận (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)