Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc – tỉnh Lạng Sơn” (Trang 237 - 250)

Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.2.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải

a.1) Nước thải sinh hoạt của công nhân vận hành

Dự án có 6 tiểu dự án (2 tiểu dự án về giao thông và 4 cụm tiểu dự án về thủy lợi).

Trong đó 2 tiểu dự án về giao thông không sử dụng nước, nên không phát sinh nước thải.

Cụm thủy lợi (4 tiểu dự án) có sử dụng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ vận hành từng hồ, đập. Trong giai đoạn hoạt động có 10 nhà quản lý công trình, theo dự kiến khoảng 2 người/nhà để vận hành. Theo QCVN 01:2021/BXD, định mức cấp nước khoảng 100 lít/người, tương đương cả 1 nhà vận hành là 0,2m3/ngày.đêm, toàn dự án 2m3/ngày.đêm.

Theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014, lượng nước thải sinh hoạt ra môi trường bằng 100% lượng nước sử dụng thì tổng lượng nước thải sinh hoạt là 2,0m3/ngày đêm.

Nước thải sinh hoạt phát sinh bao gồm nước thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh cá nhân của công nhân viên làm việc tại Dự án. Thành phần chủ yếu là các chất cặn bã, tổng chất lơ lửng (TSS), hợp chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N, P), vi sinh.

Dựa vào khối lượng các chất ô nhiễm thể hiện trong Báo cáo hiện trạng nước thải đô thị - Viện Khoa học và Công nghệ MT - Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2006, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày ta có thể tính toán và dự báo được tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của một số thông số chính như bảng dưới đây:

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Bảng 3.30. Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn

vận hành

TT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/

ngày)

Tải lượng chất ô nhiễm (g/ngày)

Nồng độ (mg/L)

QCVN 14:2008/

BTNMT/A

1 BOD5 45-54 90-108 18-21,6 30

2 COD 72-103 144-206 28,8-41,2 -

3 Chất rắn lơ lửng 70-145 140-290 28-58 50

4 Dầu mỡ động thực vật 10-30 20-60 4-12 10

5 Nitrat 6-12 12-24 2,4-4,8 30

6 Photphat 0,8-4,0 1,6-8 0,32-1,6 6

7 Amoni 3,6-7,2 7,2-14,4 1,44-2,88 5

8 Coliform 106-109

MPN/100ml

2.106-2.109 MPN/100ml

4.106-

4.106 3.000 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng nước thải đô thị - Viện KH&CNMT-ĐHBKHN năm 2006) Nhìn bảng trên cho thấy nếu nguồn nước thải sinh hoạt không xử lý có nồng độ chất ô nhiễm hàm lượng chất rắn lơ lửng và vi sinh vật cao hơn nhiều so với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) – xả vào nguồn tiếp nhận có mục đích cấp nước sinh hoạt. Nếu không xây dựng, lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý thì hàng ngày sẽ có một lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. Đây là nguồn ô nhiễm đáng kể, tác động trực tiếp tới môi trường sống của công nhân và nhân dân quanh khu vực hạng mục công trình, gây dịch bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước dưới đất và nước mặt.

Lượng nước thải sinh hoạt này Chủ dự án sẽ có biện pháp xử lý thích hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực.

➔ Mức độ tác động: Nhỏ, trong thời gian dài.

a.2) Nước thải phát sinh do hoạt động PCCC khi có sự cố cháy

Khi xảy ra hỏa hoạn, quá trình chữa cháy sẽ tạo ra một lượng nước thải. Đây là nguồn thải không thường xuyên, hiếm khi xảy ra. Nước cấp cho hệ thống cứu hỏa sẽ lấy từ hệ thống cấp nước cứu hỏa bố trí trong khu vực dự án.

Lượng nước thải phát sinh do hoạt động chữa cháy (nếu có xảy ra) tuỳ thuộc vào thời gian của đám cháy và phạm vi của đám cháy.

Nước thải cứu hỏa khu vực đặt máy biến áp có thể chứa dầu mỡ rò rỉ, rơi vãi trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị nên có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không được thu gom, xử lý.

Nước thải cứu hỏa bên ngoài khu vực đặt máy biến áp không chứa chất nguy hại đối với môi trường nên được chảy thoát ra bên ngoài theo độ dốc tự nhiên của mặt bằng vào hệ thống tiêu thoát nước của trạm biến áp của dự án và chảy vào hệ thống thoát nước chung.

➔ Mức độ tác động: Nhỏ, trong thời gian ngắn.

a.3) Nước mưa chảy tràn

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào - Đối với khu vực dự án: Chủ yếu là nước mưa chảy tràn trên tuyến đường giao thông, nhà quản lý vận hành và trạm bơm. Do bề mặt đường được phủ nhựa sẽ tạo ra diện tích không thấm nước và giảm mức độ thấm dẫn đến tăng lượng nước chảy tràn trên tuyến, kéo theo các chất bẩn tích tụ xuống hệ thống thoát nước mưa ở hai bên tuyến đường. Hàm lượng các chất trong lớp đất bẩn trên mặt đường phụ thuộc vào phương thức giao thông và tỷ lệ thuận với mật độ giao thông, nhưng có giới hạn. Theo nghiên cứu của Clark và đồng nghiệp về đặc tính hóa học của lớp đất bẩn trên mặt đường như sau:

Bảng 3.31. Đặc điểm lớp đất bẩn trên đường STT Thông số Hàm lượng (mg/kg)

1 pH 6,7÷7,6

2 Dầu mỡ 5÷73

3 Clo 0,1÷4

4 NO3- 3÷386

5 SO42- 34÷2700

6 Cd 1,3 (trung bình)

7 Cr 2÷35

8 Cu 24÷310

9 Fe 24÷65

10 Pb 19÷553

11 Ni 2÷73

12 Zn 90÷577

(Nguồn : Clark và đồng nghiệp. Đặc tính hóa học của lớp đất bẩn trên mặt đường-2000. Tạp chí CIWEM) Công thức tính toán theo TCXD 7957:2008 – Thoát nước, mạng lưới công trình bên ngoài, tiêu chuẩn thiết kế: Q = q.C.F

+ q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha);

+ C: Hệ số dòng chảy (theo bảng 3.4 TCXDVN-51:2008 thì C=0,77 (mặt đường anpha); C); C=0,8 (mái nhà, mặt phủ bê tông); C=0,43 (mặt cỏ, vườn));

+ F: Diện tích lưu vực (tại đường giao thông, nhà vận hành, trạm bơm) (ha).

- Cường độ mưa được tính toán theo công thức sau: q = A.(1+C.logP)/(t+P)n. + t: Thời gian dòng chảy mưa (1 ngày = 1.440 phút);

+ P: Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán (5 năm);

+ A, C, P, n : Xác định theo điều kiện mưa của địa phương (A = 8150; C = 0,53;

b = 27; n = 0,87).

Suy ra q = 0,570 (l/s.ha).

Lưu lượng nước mưa chảy tràn phát sinh trong ngày lớn nhất của từng dự án tại bảng sau:

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Bảng 3.32. Lưu lượng nước mưa chảy tràn giai đoạn vận hành

STT Tiểu dự án

Diện tích (ha) Lưu lượng nước mưa chảy tràn (m3/ngày) Mặt đường

anpha

Nhà, đường bê tông

Đường đất

I TDA - LS-01-ĐR1 5,88 2,52 3,198

II TDA - LS-02-ĐR1 4,94 2,12 2,684

III TDA-LS-03-ĐR1 104,214

1 Hồ Na Cà 0,449 0,205

2 Hồ Khau Choong 0,241 0,110

3 Hồ Rọ Nghè 0,442 0,202

4 Hồ Nặm Tà 227,4 103,694

5 Trạm bơm điện Mỏ Cấy 0,0051 0,002

6 Trạm bơm Bó Chỉnh 0,0042 0,002

IV TDA -LS-04-ĐR1 0,188

1 Đập phai lỷ 0,244 0,111

2 Trạm Bơm Nà Súng 0,1675 0,076

V TDA-LS-05-ĐR1 0,4356 0,199

VI TDA-LS-06-ĐR1 0,2896 0,132

TỔNG 110,616

(Nguồn: Trung tâm Môi trường và Sản xuất sạch tính toán) Nước mưa chảy tràn trong GĐVH chứa chủ yếu là thành phần đất, cát, rác…, tuy nhiên, nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn nhiều so với giai đoạn triển khai xây dựng do giai đoạn này mặt bằng khu đất dự án đã được xây dựng công trình và bê tông hóa, hệ thống thu gom nước mưa đã được xây dựng hoàn chỉnh nên các tác động của nước mưa như ách tắc dòng chảy, gây ngập úng khu vực sẽ được làm giảm thiểu đáng kể.

- Đối tượng chịu tác động: Chảy vào kênh dẫn nước hoặc các suối lân cận khu vực dự án.

- Phạm vị tác động: khu vực nhà vận hành và lân cận.

- Thời gian tác động: Trong suốt thời gian vận hành.

- Mức độ tác động: thấp.

a.4) Đánh giá tác động đến chất lượng nước từ quá trình phân hủy sinh khối do tích nước hồ

Đánh giá phần sinh khối bị ngập trong lòng hồ

Sinh khối bị ngập trong khu vực lòng hồ là nguồn tác động có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng nước hồ.

Các loại đất bị ngập chủ yếu là đất trồng cây hàng năm, đất rừng (sản xuất, phòng hộ, tự nhiên), suối.

Trong quá trình thu dọn sinh khối khu vực thi công:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Theo kết quả tính toán sinh khối thì khối lượng sinh khối khu vực lòng hồ là nhỏ khoảng 2.714,14 tấn; trong đó có khoảng 2.3.07,2 tấn thân, cành cây (chiếm 85%) có thể tận thu được và 407,16 tấn lá, rễ, cỏ dưới tán...không tận thu được.

Trước khi tích nước vào hồ, người dân đã tận thu phần thân, cành và phẩm nông nghiệp trên phần đất của mình. Phần sinh khối còn lại về cây trồng sẽ rất nhỏ, chỉ khoảng 407,16 tấn lá, rễ, cỏ dưới tán...

Dự báo biển đổi chất lượng nước hồ chứa (lấy đại diện hồ Khuẩy Rượi) - Nồng độ DO (hàm lượng Ôxi hòa tan) trong dòng chảy đến hồ:

Theo kết quả phân tích nước mặt tại các sông tại bảng 2.37 - Chương 2 thì nước sông có hàm lượng DO từ 4,8-5,1 mg/l. Các hồ chứa nước dung tích chứa nhỏ (từ 5,5.103 m3 – 451.103m3), hoạt động theo hình thức lượng nước ra khỏi hồ chứa được điều tiết theo mùa do vậy lượng nước trong hồ luôn được xáo trộn, xả xuống hạ lưu liên tục và thay thế bằng lượng nước đến hồ. Hàm lượng Oxi hòa tan luôn có trong dung tích hồ là 2,16-2,3 tấn DO.

- Nồng độ DO trong hồ khi phân hủy sinh khối bị ngập:

Dung tích của lòng hồ 456,8m3, dung tích hữu ích của các lòng hồ là 451 m3, nước được trao đổi thường xuyên hàng ngày theo mực nước đến. Do vậy để tính toán cần giả sử lượng nước trong hồ là tĩnh, không thay đổi, không có sự bổ sung hay xáo trộn. Để dự báo lượng ôxy hoà tan trong các hồ chứa cần thiết phải tính lượng ôxy để ôxy hoá hết các chất hữu cơ của phần sinh khối nêu trên và đất trong vùng lòng hồ. Tính toán lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá hết các chất hữu cơ của sinh khối và đất trong vùng lòng hồ sử dụng công thức thực nghiệm của A.I.Denhinova như sau:

O2 = (K0 đất . Sđất + K0tv.Dtv)/1000.

Trong đó:

O2: Lượng ôxy hòa tan cần thiết để ôxy hoá hết các chất hữu cơ phân huỷ từ thực vật và đất ngập trong lòng hồ.

K0đất: hệ số kinh nghiệm biểu thị lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá hết các chất hữu cơ phân huỷ trong 1 ha đất ngập trong lòng hồ.

K0tv: hệ số kinh nghiệm biểu thị lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá hết các chất hữu cơ phân huỷ trong 1 tấn thực vật ngập trong lòng hồ.

Sđất: Diện tích đất ngập trong lòng hồ

Dtv: Sinh khối các thực vật ngập trong lòng hồ.

Theo thực nghiệm hệ số K0tv của từng bộ phận thực vật khác nhau:

Đối với thân gỗ (thân, cành, rễ): K0tv =9,4 kg/tấn.

Đối với lá, cỏ: K0tv = 60 kg/tấn.

Đối với đất nhiệt đới hệ số K0đất =48,8 kg/ha.

Trường hợp không thu dọn phần sinh khối không tận thu còn lại

Theo tính toán, lượng sinh khối còn lại sau khi người dân tận thu là khoảng 183,2 tấn lá, rễ, cỏ dưới tán... Giả sử lượng sinh khối này không được Chủ dự án thu dọn thì chúng sẽ bị ngập trong nước, phân hủy khi hồ tích nước.

Theo thực nghiệm hệ số Kotv ở công thức trên thì cần 11 tấn O2 để oxy hoá hết lượng sinh khối lá, rễ, cỏ dưới tán nếu không xử lý chúng trước khi tích nước.

Diện tích ngập của các hồ là 11,2 ha. Theo thực nghiệm hệ số K0đất ở công thức trên thì cần 0,55 tấn O2 để oxy hoá 11,2 ha đất bị ngập trong lòng hồ.

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Như vậy, lượng oxy hoà tan cần phân hủy lượng sinh khối trên là 11,54 tấn.

So sánh với khối lượng oxy ước tính tính toán ban đầu trong hồ chứa và khối lượng oxy cần để phân hủy sinh khối là không đáp ứng đủ khí oxy để phân hủy sinh khối trong lòng hồ nếu không được tận thu, làm sạch.

Từ phân tích nêu trên có thể kết luận, nước hồ chứa gần như không bị biến đổi so với chất lượng nước tự nhiên đến hồ nếu lượng sinh khối trong vùng ngập được tận thu sinh khối của cây trồng có thể sử dụng được.

Khi công trình tích nước đi vào vận hành, chất lượng nước khu vực hồ chứa đảm bảo không biến đổi so với chất lượng nguồn tiếp nhận như khi chưa có công trình.

b) Bụi, khí thải phát sinh trong giai đoạn vận hành dự án

b.1) Tiểu dự án về giao thông (TDA LS-01-ĐR1 và TDA LS-02-ĐR1) - Cơ sở tính toán:

+ Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn, huyện Bình Gia, huyện Đình Lập.

+ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

+ Mối tương quan giữa nhu cầu vận tải: Phát triển dân số, mức tăng trưởng GDP từng thời kỳ.

+ Từ dự báo sản xuất, tiêu thụ, phân phối sản phẩm,...

- Lưu lượng xe lưu thông tại các khu vực dự án:

Bảng 3.33. Dự báo lượng xe lưu thông tại tuyến đường trong 1 ngày

Đơn vị: xe/ngày

TT Năm

TDA LS 01 TDA LS 02

Xe tải

Xe con

Xe

máy Tổng Xe tải

Xe con

Xe

máy Tổng

1 2026 30 20 450 500 20 5 150 175

2 2030 50 30 570 650 40 8 200 248

3 2035 80 50 600 730 50 10 250 310

4 2040 100 80 700 880 60 12 350 422

5 2045 150 100 800 1.050 70 15 400 485

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi) Hệ số phát thải khí thải từ phương tiện giao thông:

Bảng 3.34. Hệ số phát thải từ phương tiện giao thông

Đơn vị: g/km

Loại xe CO NO2 Bụi HC

Xe máy 12,09 0,11 - 1,02

Ô tô 2,21 1,05 0,3 0,26

Xe tải trọng lượng <16T 2,9 32,7 - 0,8

(nguồn: Văn bản số 3051/BTNMT-TCMT ngày 07/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Tải lượng ô nhiễm không khí của các xe ra vào dự án được tính theo công thức sau:

Tải lượng ô nhiễm = Hệ số phát thải x Quãng đường/lượt x số lượt xe/h Kết quả dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong giai đoạn vận hành được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3.35. Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải của phương tiện giao thông trong giai đoạn vận hành

Đơn vị: mg/m.s

STT Năm 2026 2030 2035 2040 2045

1 Bụi 0,108 0,179 0,179 0,287 0,359

2 SO2 0,025 0,042 0,042 0,067 0,083

3 NO2 1,389 1,380 2,304 3,686 4,607

4 CO 1,335 0,756 1,260 2,017 2,521

(nguồn: Trung tâm môi trường và sản xuất sạch tính toán) Từ tải lượng tính toán của các chất ô nhiễm do khí thải giao thông trong quá trình hoạt động của dự án cho thấy các chất này cũng sẽ góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường không khí khu vực nếu không có biện pháp giảm thiểu.

Nồng độ bụi và các chất ô nhiễm được tính toán theo mô hình khuyếch tán nguồn đường trên 1km quãng đường vận chuyển như sau: (Công thức Sutton)

( ) ( )

u

h z h

z E

C

z

z z

. exp 2 exp 2

8 , 0

2 2 2

2

 







 

 

− −

+

 

− +

=

(mg/m3)

(Nguồn: Theo Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật)

Trong đó:

- C là nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường không khí (mg/m3).

- E là tải lượng của chất gây ô nhiễm từ nguồn thải (mg/ms).

- z là độ cao của điểm tính toán (m); tạm lấy z = 1 m.

- h là độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m); h = 0,5 m.

- u là tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s); u=1,1m/s

- z =0,53x0,7 3 là hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương thẳng đứng (m).

- x là khoảng cách tính từ đường sang 2 bên (m).

Thay các thông số vào công thức trên, tính toán dự báo được nồng độ các chất gây ô nhiễm từ các phương tiện giao thông tham gia trên tuyến đường dự án như sau:

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Bảng 3.36. Ước tính nồng độ chất ô nhiễm do hoạt động vận tải Khoảng

cách x (m)

Năm 2026 2030 2035 2040 2045

QCVN 05:2023/

BTNMT

3

Bụi 0,060 0,099 0,028 0,159 0,127 0,3 SO2 0,014 0,023 0,007 0,037 0,030 0,35

CO 0,770 0,766 0,215 2,045 1,636 30 NO2 0,740 0,420 0,118 1,119 0,895 0,2 5

Bụi 0,062 0,104 0,104 0,166 0,207 0,3 SO2 0,015 0,024 0,024 0,039 0,048 0,35

CO 0,802 0,797 1,330 2,129 2,661 30 NO2 0,771 0,437 0,728 1,165 1,456 0,2 10

Bụi 0,048 0,080 0,080 0,127 0,159 0,3 SO2 0,011 0,019 0,019 0,030 0,037 0,35

CO 0,617 0,613 1,023 1,636 2,046 30 NO2 0,593 0,336 0,560 0,895 1,119 0,2 20

Bụi 0,031 0,052 0,052 0,084 0,105 0,3 SO2 0,007 0,012 0,012 0,020 0,024 0,35

CO 0,406 0,404 0,674 1,079 1,349 30 NO2 0,391 0,221 0,369 0,590 0,738 0,2 Nhận xét:

Như vậy, theo kết quả tính toán tải lượng khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển của xe tải cho thấy: nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông từ khoảng cách 6-20m có chỉ tiêu khí thải NO2 vượt giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT.

Kết quả tính toán trên chưa tính đến cộng hưởng của môi trường nền và tính toán trên lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường lớn nhất do đó có sự chênh lệch giữa kết quả tính toán và kết quả đo thực tế tại môi trường hiện trạng.

b.2) Tiểu dự án cụm thủy lợi (TDA-LS-03-ĐR1; TDA-LS-04-ĐR1; TDA-LS- 05-ĐR1; TDA-LS-06-ĐR1)

Tác động do phương tiện giao thông

Bụi và khí thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn vận hành từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào khu vực quản lý vận hành như: xe của CBCNV làm việc.

Loại phương tiện sử dụng xăng, trong quá trình đốt cháy nhiên liệu phát sinh ra khí thải như: NOx, CO, Hydrocacbon.

Quá trình vận hành sử dụng 02 CBCNV làm việc/nhà vận hành. Lượng xe ra vào khu quản lý lớn nhất tại một thời điểm là 2 xe máy được đánh giá là nhỏ.

Phạm vi tác động chủ yếu trong khu quản lý, không gian rộng, xung quanh Dự án chủ yếu là cây xanh phủ rộng nên nồng độ bụi và khí thải phát tán nhanh vào môi trường nên tác động giảm thiểu đáng kể.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc – tỉnh Lạng Sơn” (Trang 237 - 250)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(332 trang)