Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo
Các kết quả đánh giá, dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đảm bảo mức độ tin cậy, tính khách quan, dựa trên cơ sở sau:
- Phương pháp đánh giá tác động Môi trường sử dụng trong báo cáo này phù hợp với yêu cầu về nội dung ĐTM của Việt Nam theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ - CP, nhận dạng và định lượng tác động dựa trên việc phân tích thông tin cập nhật của Dự án, các tiêu chuẩn quy chuẩn và kinh nghiệm từ dự án đã được phê duyệt.
- Nhận dạng và mô tả đặc trưng các nguồn thải và đối tượng có thể bị tác động của Dự án được dựa trên khảo sát thực địa và phân tích dữ liệu thứ cấp sẵn có.
- Đánh giá tác động dựa trên các phương pháp đã được đề cập trong các báo cáo ĐTM loại hình tương tự đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định,
- Các tính toán dự báo tác động dựa trên phạm vi không gian, thời gian, khối lượng và đặc trưng trên cơ sở phân tích trong các giai đoạn chuẩn bị thi công, thi công và vận hành của Dự án, xem xét đối tượng tiếp nhận tác động khu vực Dự án và xung quanh.
Việc đánh giá tác động cũng dựa trên các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam hiện hành của Việt Nam.
- Các tính toán phát thải trên cơ sở khối lượng đào đắp và vận chuyển, thời gian và tiến độ thi công của Dự án đầu tư và thiết kế cơ sở; phương pháp tính toán dựa trên hệ số WHO, FHA, công thức GAW đơn giản đã được áp dụng ở hầu hết ĐTM của các Dự án khác.
- Mặc dù độ chính xác của các phương pháp là khác nhau, nhưng kết quả là tin cậy. Do vậy, các đánh giá tác động và mức độ của chúng đều chấp nhận được. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào đầu vào của nguồn thải, trong thực tế những dự báo này sẽ được giám sát và điều chỉnh trong các giai đoạn của dự án. Và tất cả các đánh giá tác động môi trường trong báo cáo ĐTM đều có thể sử dụng làm các căn cứ để đề xuất, thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào
Chương 4.
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
Dự án không thuộc đối tượng: khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải, dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học. Do đó dự án không phải thực hiện phương án cải tại, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào
Chương 5.
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án
Quản lý môi trường đối với mỗi dự án chính là tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam về bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo kiểm soát các hoạt động môi trường, giảm thiểu các tác động bất lợi đạt hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường của Dự án là đề xuất một chương trình quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công và vận hành, bao gồm:
+ Đưa ra một kế hoạch quản lý việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đã được cơ quan quản lý môi trường phê duyệt;
+ Đảm bảo việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường và sự cố môi trường, giải quyết khẩn cấp các sự cố môi trường phát sinh trong quá trình triển khai dự án;
+ Thu thập một cách liên tục các thông tin về sự biến đổi chất lượng môi trường trong quá trình thực hiện Dự án, để kịp thời phát hiện, bổ sung những tác động xấu đến môi trường và đề xuất biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
+ Đảm bảo hiệu quả của việc giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường.
Chương trình quản lý môi trường được trình bày trong bảng 5.1 sau:
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường Giai đoạn
hoạt động của Dự án
Các hoạt động của dự án
Các tác động môi
trường
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Thời gian thực hiện và hoàn
thành
Trách nhiệm tổ chức thực
hiện
Chuẩn bị
xây dựng Giải phóng mặt bằng
(1) Hoạt động phá dỡ nhà cửa, các công trình kiến trúc:
- Các chất thải như bê tông, gạch vỡ được chuyển đến vị trí bãi đổ thải tạm;
- Các chất thải có thể tái sử dụng được thu gom bởi chủ thu mua sắt, thép, gỗ được lưu giữ trong phạm vi giải phóng mặt bằng của Dự án để bán cho các đại lý phế liệu và cung cấp cho người dân vật liệu có thể làm chất đốt như gỗ;
(2) Hoạt động chặt bỏ các cây nông nghiệp và lâm nghiệp:
Phân loại và tận thu gỗ từ quá trình chặt hạ cây ăn quả, cây trồng lâu năm, cây lấy gỗ: Sau khi đền bù cho các chủ sở hữu, các cây ăn quả được chặt hạ, phân loại để tái sử dụng cho các hạng mục tạm thời của Dự án, phần không tái sử dụng để người dân tận thu. Phần rác không tái sử dụng được xem là rác, xử lý phù hợp với các yêu cầu của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Thời gian chuẩn bị xây dựng
Chủ Dự án
Hoạt động san nền đào đắp
Bụi, khí thải từ phương tiện thi công
- San nền, san đến đâu, lu, đầm kỹ mặt bằng đến đó để giảm phát tán bụi từ vật liệu san nền.
- Vào những thời điểm có gió lớn, không để vật liệu san nền thành các đống lớn trong thời gian dài để giảm phát tán bụi;
- Giảm thiểu độ đục từ quá trình thi công bằng cách bố trí các hố thu nước từ việc san gạt, để lắng trước khi chảy xuống các suối, khu vực xung quanh dự án, không để nước chảy tràn quanh mặt bằng và không để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công;
- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp vật liệu gần khu vực dự án để giảm quãng đường vận chuyển nhằm giảm thiểu tối đa bụi và các chất thải phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra các sự cố.
Gia cố chặt nền đường nội bộ để giảm thiểu tối đa phát tán bụi từ hoạt động của các phương tiện giao vận chuyển.
Thời gian
xây dựng Chủ Dự án
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Giai đoạn hoạt động
của Dự án
Các hoạt động của dự án
Các tác động môi
trường
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Thời gian thực hiện và hoàn
thành
Trách nhiệm tổ chức thực
hiện Các biện pháp giảm thiểu đảm bảo chất lượng không khí đạt QCVN 05:2023/
BTNMT;
- Xây dựng hàng rào tôn hoặc lưới che các khu thi công với khu dân cư nhằm hạn chế bụi phát tán;
- Phun/tưới nước thường xuyên tại đoạn thi công nhằm duy trì độ ẩm và hạn chế bụi phát tán ra môi trường xung quanh, mùa đông có thể tăng tần xuất nhằm hạn chế phát tán lượng bụi ra môi trường xung quanh.
Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển
- Các phương tiện tham gia thi công đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận an toàn kĩ thuật môi trường. Khí thải của các phương tiện vận chuyển như: khói, bụi, khí SO2, CO2, NOx... đảm bảo TCVN 6438:2005 và QCVN 09:2011/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô.
- Tất cả các thiết bị và máy móc ngoài hiện trường sẽ được kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần về mức ồn và thực hiện những sửa chữa và điều chỉnh cần thiết để đảm bảo về độ an toàn;
- Hạn chế thu gom vào giờ cao điểm để tránh gây kẹt xe; hạn chế thi công ban đêm đối với khu vực giáp cụm dân cư;
- Tất cả các phương tiện khi đỗ ở hiện trường sát khu vực dân cư sẽ tắt động cơ, giới hạn tốc độ tại các khu vực đang thi công, các ngã ba vào khu vực dự án (5km/giờ);
- Xe chuyên chở vật liệu phải có nắp đậy hoặc phủ bạt, chở đúng khối lượng không để rơi vãi vật liệu, đất thải trong quá trình chuyên chở;
- Cho xe chạy qua bẫy nước trước khi ra khỏi công trường;
- Đặt các biển báo khu vực thi công và các tuyến đường vào khu vực thi công.
Thời gian
xây dựng Chủ Dự án
Tiếng ồn, độ rung
- Giảm tốc độ thi công vào ban đêm và vào các giờ cao điểm;
- Trang bị vật liệu chắn tiếp giáp khu vực gần khu dân cư đảm bảo độ ồn nhằm giảm thiểu phát sinh ồn đến khu vực xung quanh;
Thời gian
xây dựng Chủ Dự án
Giai đoạn hoạt động
của Dự án
Các hoạt động của dự án
Các tác động môi
trường
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Thời gian thực hiện và hoàn
thành
Trách nhiệm tổ chức thực
hiện - Tất cả các phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị phục vụ thi công dự
án phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường;
- Ưu tiên sử dụng các máy móc và thiết bị thi công có thiết bị giảm ồn;
- Các máy móc và thiết bị thi công phải được bảo trì thường xuyên để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt;
- Các máy móc và thiết bị thi công không sử dụng liên tục thì phải tắt ngay sau khi không sử dụng hoặc giảm cường độ hoạt động tới mức tối thiểu có thể;
- Lựa chọn tuyến đường và thời gian vận chuyển hợp lý;
- Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân khi cần thiết (tùy theo nội dung công việc cụ thể).
Nước thải sinh hoạt
* Nước thải sinh hoạt:
- Tiến hành thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu nhà ở của ban quản lý và lực lượng thi công bằng cách thuê 58 nhà vệ sinh di động.
Sau một thời gian nhất định nhà thầu sẽ thuê đơn vị có chức năng đến hút hầm cầu và chở đến khu xử lý chất thải sinh hoạt chung của tỉnh Lạng Sơn, sau khi kết thúc quá trình xây dựng trả lại bên đơn vị thuê nhà vệ sinh di động để hoàn trả mặt bằng. Nhà vệ sinh di động đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường để giảm thiểu các vi sinh vật trong nước thải ở dạng các virus và vi khuẩn gây bệnh như tả, lị, thương hàn, nếu thu gom và xử lý không đúng quy định sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, gây lây lan bệnh tật trong cộng đồng.
* Nước thải từ nhà tắm và giặt:
Gom cùng với lượng nước thải sau bể tự hoại theo hệ thống ống dẫn đến hệ thống lọc trong đất.
Nước thải được dẫn đến lọc có lót đáy bằng đất sét lèn chặt hoặc vật liệu HDPE, sau đó nạp lớp đa/sỏi dày 0,45m, lớp vật liệu HDPE tiếp lớp cát dày 0,3m, còn lại là lớp đất và thực vật để giảm quá trình bốc mùi của nước thải trong quá trình xử lý. Thể tích lưu giữ tùy theo lượng nước thải và thời gian lọc,
Thời gian
xây dựng Chủ Dự án
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Giai đoạn hoạt động
của Dự án
Các hoạt động của dự án
Các tác động môi
trường
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Thời gian thực hiện và hoàn
thành
Trách nhiệm tổ chức thực
hiện kích thước bể LxRxH= 2m*2m* 1,5m cho một bể lọc, trên trồng cỏ sậy để
giảm bốc mùi từ lớp nước thải.
Nước mưa chảy tràn
- Thực hiện việc san gạt, đào đất vào mùa khô để giảm thiểu nước mưa chảy tràn xuống các khu vực xung quanh, tiến hành thi công dứt điểm từng khu vực.
Trong trường hợp xây dựng vào các ngày giao mùa, chủ dự án cam kết chỉ đạo các nhà thầu cập nhật các bản tin dự báo thời tiết để có kế hoạch thi công hợp lý, tránh các ngày mưa lớn, mưa kéo dài
- Thiết kế rãnh thoát nước: Đào rãnh bằng đất cấp phối có kích thước rộng 30cm, sâu 30cm xung quanh bãi tập kết vật liệu, vị trí xây dựng công trình.
- Đào hố lắng ở gần nơi tiếp nhận nguồn nước (Các sông, suối gần khu vực dự án), kích thước (LxBxH=2x4x2,5)m và đắp bằng đất cấp phối. Đặt lưới bằng sắt trên bề mặt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Trước khi đến hố sơ lắng có song chắn rác, sau đó nước đưa tới hố sơ lắng và chuyển tới nguồn tiếp nhận.
- Khu vực san ủi, lu, nén tại chỗ, hạn chế quá trình rửa trôi do nước mưa xuống kênh mương xung quanh khu vực Dự án;
- Hạn chế để vật liệu tồn dư để giảm thiểu nước mưa cuốn trôi xuống khu vực xung quanh.
Thời gian
xây dựng Chủ Dự án
Chất thải rắn sinh hoạt
* Thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Bố trí điểm để các thùng chứa rác thải.
* Phân loại tại nguồn:
Thùng chứa riêng cho 2 loại rác thải sinh hoạt (bố trí 2 thùng, 2 màu, có nắp che mưa) trên mỗi điểm:
Chất thải rắn xây dựng
*Đất đá thải được vận chuyển ra bãi đổ thải:
- Các vị trí đã lựa chọn bãi thải là các khu vực trũng, không xâm lấn vào các dòng chảy, sẽ hạn chế tối đa vấn đề đất đá tràn đổ bồi tụ xuống dòng chảy.
Thời gian
xây dựng Chủ Dự án
Giai đoạn hoạt động
của Dự án
Các hoạt động của dự án
Các tác động môi
trường
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Thời gian thực hiện và hoàn
thành
Trách nhiệm tổ chức thực
hiện - Sau khi tái sử dụng, điều phối nội bộ trong phạm vi dự án còn thừa, đất đá
thải sẽ được vận chuyển đến các bãi thải và san gạt để ngăn ngừa sạt lở.
- Tại các bãi thải sau khi kết thúc đổ thải, được đầm chặt, nhằm hạn chế khả năng xói và tràn đổ ra các khu vực xung quanh.
- Ngăn ngừa sự cố sạt lở tại các bãi thải, sẽ thiết kế sườn tầng đổ giật cấp. Các vị trí có yêu cầu về cảnh quan, sau khi đổ đất màu sẽ trồng cây để tạo mỹ quan.
- Lượng đất hữu cơ từ bóc lớp bề mặt tại các ruộng lúa được lưu giữ tại các vị trí bãi đổ thải tạm đã được chấp thuận của địa phương, sau đó được tận dụng san nền, cải tạo đất tại các khu vực nhằm cải tạo đất nông nghiệp với mục đích trồng cây tại các vị trí đổ thải
* Phế liệu khác: Thu gom các phế liệu thải bỏ trong xây dựng, tiến hành phân loại tại nguồn: Các phế liệu như bao bì xi măng, chai lọ, các mẩu sắt thép dư thừa... được thu gom để tái chế.
Chất thải nguy hại
- Thùng chứa được bố trí ở kho các khu vực thi công;
- Thực hiện bảo dưỡng xe tại các trạm bảo dưỡng, trạm bảo dưỡng sẽ có trách nhiệm thu gom chất thải nguy hại đến cơ sở có chức năng để xử lý.
- Giẻ lau dầu, được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy và dán nhãn định kỳ chuyển đến cơ sở có chức năng để xử lý theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều luật bảo vệ môi trường.
Rủi ro, sự cố
Chủ dự án cam kết tuân thủ các quy định về giao thông đường bộ (QCVN 09:2011/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô); Bộ GTVT đã ban hành thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 7/6/2018
“Quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ”.
Quây/Đặt biển báo cảnh giới khu vực thi công nhạy cảm.
* Phòng chống cháy nổ
Thời gian
xây dựng Chủ Dự án
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Giai đoạn hoạt động
của Dự án
Các hoạt động của dự án
Các tác động môi
trường
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Thời gian thực hiện và hoàn
thành
Trách nhiệm tổ chức thực
hiện Đề phòng chống khả năng cháy nổ tại trạm điện và kho nhiên liệu, Chủ dự án
yêu cầu các nhà thầu cam kết và áp dụng các biện pháp sau:
- Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ để xây dựng quy định PCCC dựa trên cơ sở các điều khoản của tiêu chuẩn TCVN 2622:1995 (Phòng cháy, chống cháy cho nhà điều hành, nhà kho - Yêu cầu thiết kế);
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng cháy, chữa cháy các phương án hành động khi có sự cố; phổ biến phương án ứng cứu sự cố để các nhà thầu và người lao động học tập;
- Thường xuyên kiểm tra an toàn về điện trong thi công và sự tiếp đất của hệ thống, các thiết bị dùng điện;
- Các biện pháp thực hiện đảm bảo theo TCVN 4086: 1985 An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung.
* Giảm thiểu tai nạn lao động
- Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định tại Khoản 1 Điều 95 của Bộ luật Lao động như: trang bị khẩu trang chống bụi, mũ bảo hộ cho công nhân và lực lượng lao động trực tiếp sản xuất; tuân thủ các yêu cầu sau đây:
+ Tại công trường có ban an toàn chuyên trách để quản lý giám sát mọi điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện về an toàn và sự chấp hành nội quy an toàn trong quá trình thi công; có Bộ phận y tế phục vụ cho việc sơ cứu tại chỗ và có ít nhất một xe cứu thương, hoặc có thể ký kết với cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo việc cấp cứu kịp thời khi xẩy ra tai nạn;
+ Lực lượng lao động trên công trường đều được dự các khóa huấn luyện về an toàn lao động và có thẻ an toàn;
+ Cán bộ, công nhân khi làm việc trên công trường có đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ cần thiết theo quy định như: mũ bảo hộ, dây an toàn, giày ủng vv …và được kiểm tra sức khỏe định kỳ;
+ Người sử dụng lao động được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ các chi