Chương 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án
Công tác giám sát sự tuân thủ về môi trường được tiến hành nhằm đánh giá sự tuân thủ theo các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn, các quy chuẩn quốc gia về môi trường và các tiêu chí kỹ thuật, các biện pháp thiểu tác động đã đề xuất. Mục đích chính của việc Giám sát sự tuân thủ môi trường là đảm bảo rằng mọi biện pháp giảm nhẹ theo đề xuất đều được các nhà thầu tuân thủ trong quá trình thi công và xác định sớm các vấn đề môi trường phát sinh, đề xuất biện pháp giảm thiểu bổ sung kịp thời.
Chủ dự án và Đơn vị giám sát thi công sẽ chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của nhà thầu với các biện pháp giảm thiểu đã được thống nhất. Kết quả sẽ được tổng kết trong báo cáo hàng tháng.
Tư vấn giám sát về môi trường sẽ hỗ trợ BQLDA thiết lập và vận hành hệ thống quản lý môi trường, đưa ra những khuyến nghị, điều chỉnh, nâng cao năng lực cho các bên liên quan trong quá trình thực hiện và giám sát việc thực hiện Chương trình quản lý môi trường của nhà thầu trong các giai đoạn của DA. Chính quyền địa phương tại các xã và cộng đồng khu vực dự án sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát theo các quy định của Chính phủ, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Ngoài ra, cán bộ an toàn môi trường của Nhà thầu thi công sẽ chịu trách nhiệm giám sát hàng ngày về an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại công trường và báo cáo cho Tư vấn giám sát về môi trường.
Trách nhiệm của các địa phương: Cung cấp và lựa chọn vị trí đổ đất đá thừa và nơi tập kết chất thải. Phối hợp với Chủ dự án giám sát thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình phá dỡ, giải phóng mặt bằng. Giám sát cộng đồng đối với việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đối của đơn vị thi công. Phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh, sự cố và mâu thuẫn nảy sinh.
Kế hoạch giám sát chi tiết sẽ được chuẩn bị trong giai đoạn thiết kế chi tiết. Chi phí cho chương trình giám sát sẽ được bao hàm trong chi phí thực hiện hợp đồng với nhà thầu thi công.
Tần suất giám sát: Định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi có phản ánh của người dân.
Tuân thủ theo nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định lập quản lý an toàn đập, hồ chứa
5.2.2. Nội dung chương trình giám sát
5.2.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án a) Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại
❖ Giám sát chất thải rắn thi công - Vị trí giám sát:
+ Tại các vị trí lưu giữ tạm thời đất đá loại, vật liệu phá dỡ và vật liệu xây dựng.
+ Tại các bãi đổ đất đá loại.
- Thông số giám sát:
+ Thực hiện phân loại các loại chất thải rắn thi công theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào + Định kỳ chuyển giao chất thải rắn thi công cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
+ Quy định áp dụng: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tần suất giám sát: Giám sát trong suốt thời gian thi công.
❖ Giám sát chất thải rắn sinh hoạt - Vị trí giám sát:
+ Tại các lán trại công trường (tại công trường thuộc 6 tiểu dự án) - Thông số giám sát:
+ Thực hiện phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
+ Định kỳ chuyển giao cho đơn vị công ty môi trường địa phương thu gom xử lý.
+ Quy định áp dụng: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tần suất giám sát: Giám sát trong suốt thời gian thi công.
❖ Giám sát chất thải nguy hại - Vị trí giám sát:
+ Tại khu vực kho lưu trữ chất thải nguy hại các các công trường thi công.
- Thông số giám sát:
+ Thực hiện phân loại, thu gom, lưu trữ các loại chất thải nguy hại theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
+ Ghi chép hàng ngày và định kỳ chuyển giao chất thải rắn nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
+ Quy định áp dụng: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tần suất giám sát: Giám sát trong suốt thời gian thi công.
b) Giám sát nước thải
*Nước thải sinh hoạt
- Vị trí giám sát: Tại vị trí đầu ra của bể lọc.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
- Thông số giám sát: pH, TSS, BOD5, TDS, amoni, nitrat, photphat, chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ động thực vật, coliform, sunfua.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT/A- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột A.
*Giám sát chất lượng nước mặt
Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào - Vị trí giám sát: Tại vị trí xây dựng cầu vượt suối
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
- Thông số giám sát: pH, BOD, COD, DO, TSS, NH4+, Cl-, F-, NO2-, NO3-, CN-, As, Cd, Pb, Cr3+, Cr6+, Fe, Zn, Mn, dầu mỡ khoáng.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2023/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
f) Giám sát môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung
- Vị trí giám sát: Tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi hoạt động thi công, vận chuyển của dự án:
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
- Thông số giám sát: Bụi (TSP), tiếng ồn (Leq), độ rung (Laeq).
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí, QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
g) Giám sát khác - Vị trí giám sát:
+ Tại các công trường thi công.
+ Tại các vị trí cống thoát nước ngang đường.
+ Tại các vị trí thi công cầu, đường nút giao vận chuyển vật liệu.
- Thông số giám sát:
+ Giám sát bảo vệ môi trường thi công (hệ thống biển báo, hàng rào, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, dụng cụ bảo hộ lao động).
+ Giám sát việc tuân thủ các giải pháp về đảm bảo an toàn giao thông của nhà thầu.
+ Giám sát việc thoát nước của hệ thống cống ngang và tình trạng ngập úng.
- Tần suất giám sát: Giám sát trong suốt thời gian thi công.
5.2.2.2. Giám sát giai đoạn vận hành a) Giám sát chất lượng nước mặt
- Vị trí giám sát: 08 điểm (01 điểm trên hồ Na Cà, 01 điểm trên hồ Khau Choong, 01 điểm trên hồ Rọ Nghè, 01 điểm trên hồ Nặm Tà, 01 điểm trên hồ Phai Lỷ 1, 01 điểm trên hồ Phai Lỷ 2, 01 điểm trên hồ Phai Lỷ 3, 01 điểm trên hồ Còn Mặn)
- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần
- Thông số giám sát: pH, DO, BOD5, COD, TSS, NH4+, PO43-, NO3-, Fe, Pb, Mn, Coliforms.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
b) Giám sát sự cố môi trường và giám sát khác - Giám sát sụt lún nền đường nền đường:
+ Vị trí giám sát: Tại các vị trí xử lý nền đất yếu.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào + Tần suất giám sát: Giám sát thường xuyên trong thời gian vận hành công trình - Giám sát dòng chảy tối thiểu:
Tuân thủ theo quy định tại Thông tư Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng.
- Giám sát hoạt động khai thác, sử dụng đối với hồ chứa:
Tuân thủ theo quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.