Đánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc – tỉnh Lạng Sơn” (Trang 250 - 266)

Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.2.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải

Tiểu dự án giao thông

Tiếng ồn phát sinh từ dòng xe lưu thông trên đường QL4B được dự báo theo công thức sau:

𝐿𝐴 = 10. 𝐿𝑂𝐺(𝑁𝐶+ 𝐸. 𝑁𝑇) + 20. 𝐿𝑂𝐺(𝑉) − 10. 𝐿𝑂𝐺 (𝑑 + 𝑊

3) + 10. ∅ 180 + ∆𝑑+ ∆𝑀𝐷+ 14

(Kết quả nghiên cứu phương pháp đánh giá tiếng ồn dòng xe chạy trên đường tới môi trường của GSTS Vũ Đình Phụng, bộ môn CTGT khoa công trình, Đại học Thủy Lợi)

Trong đó:

LA - Mức ồn tương đương (dBA) tại điểm cách lề đường ở khoảng cách bằng d;

Nc - Cường độ xe tính toán (xe/h);

NT - Cường độ xe tải có trong lưu lượng xe tính toán (xe/h);

E - hệ số độ ồn của xe tải so với xe nhỏ;

V - Tốc độ trung bình của cả dòng xe (km/h);

W - Chiều rộng mặt đường (m);

∆d - Yếu tố điều chỉnh mức ồn khi kể đến độ dốc dọc đường (dBA);

∆MD - yếu tố điều chỉnh mức độ ồn do loại mặt đường (dBA);

∅ - Góc tạo bởi hướng nhìn với tim đường (o).

Kết quả tính toán, dự báo tiếng ồn:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Bảng 3.38. Tiếng ồn phát sinh từ dòng xe trên 2 đường trong giờ cao điểm

Đơn vị: dBA

TT Năm Khoảng cách (m)

5 10 20 50 100

1 2023 69,3 67,9 65,9 62,7 60,0

2 2025 69,6 68,1 66,1 62,9 60,2

3 2030 70,8 69,4 67,4 64,2 61,5

4 2035 72,5 71,0 69,0 65,8 64,4

5 2040 73,7 72,2 70,3 67,1 64,4

6 QCVN 26:2010/

BTNMT 70

Nhận xét: Từ kết quả tính toán trong các bảng trên cho thấy, tiếng ồn từ hoạt động giao thông tại các khu vực đảm bảo giới hạn cho phép đối với môi trường xung quanh từ khoảng cách 5m trở lên đối theo quy định của QCVN 26:2010/BTNMT.

Tiểu dự án cụm thủy lợi

Trong quá trình vận hành dự án, hoạt động của máy biến áp và máy bơm sẽ gây ra tiếng ồn lớn. Theo các số liêu quan trắc định kỳ về mức ồn trong giai đoạn vận hành của một số trạm bơm tương tự, dự báo mức ồn phát sinh từ hoạt động của các thiết bị của trạm bơm dao động khoảng 67-70dBA tại vị trí trạm bơm. Các trạm bơm, đặt cách xa khu dân cư, tại các cánh đồng nên tác động không ảnh hưởng đến dân cư.

- Đối tượng chịu tác động: Công nhân vận hành trạm bơm.

- Phạm vị tác động: Khu vực trạm bơm.

- Thời gian tác động: Trong suốt thời gian vận hành.

- Mức độ tác động: Thấp.

e) Tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác

Trong giai đoạn vận hành dự án không tác động đến di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa trong khu vực.

b.1) Tác động đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học

Tác động đến thực vật

- Tiểu dự án giao thông: Quá trình ô nhiễm bụi sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, quá trình thụ phấn kèm theo làm suy giảm năng suất cây trồng. Một số khí thải có tác động rất nhạy cảm đối với quá trình ra hoa và thụ phấn của thực vật như SO2, NO2… có thể làm rụng hoa, lá, gây tác động mạnh mẽ tới năng suất cây trồng...Tuy nhiên các tác động này là không lớn.

- Tiểu dự án thủy lợi: Tại khu vực thượng lưu hồ chứa, sau khi hồ chứa hình thành, mực nước trong hồ được dâng cao; cơ sở hạ tầng được nâng cao sẽ thu hút những người dân sống ngoài khu vực này xâm nhập vào, làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thực vật và cảnh quan vật thể.

Tác động đến hệ động vật

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào - Tiểu dự án giao thông: Lưu lượng xe, tải trọng của xe và tốc độ xe chạy trên tuyến từ đó gây nên nồng độ khí thải, bụi, tiếng ồn gây ảnh hưởng tới môi trường sống động vật sống trong rừng.

- Tiểu dự án thủy lợi:

Tại khu vực thượng lưu hồ chứa, tác động của dự án đến hệ động vật phải khẳng định là tác động tiêu cực vì sự chuyển hoá từ sông suối sang hồ góp phần làm tăng khả năng tiếp cận tới các vạt rừng cao hơn ở thượng lưu, do vậy làm tăng khả năng săn bắn, bẫy, bắt động vật hoang dã của của người dân khu vực và dân nhập cư. Tuy nhiên tác động này chỉ là gián tiếp và mức độ tác động nhỏ vì trên thực tế chưa có các nghiên cứu chính thức khẳng định sự tồn tại các loài động vật quý hiếm cần bảo vệ ở đây.

Bên cạnh đó phải nhận thấy rằng giai đoạn vận hành cũng mang lại nhiều tác động tích cực tới sự đa dạng động vật vì hồ nước đầy sẽ làm cho khí hậu trong vùng trở nên dễ chịu hơn. Để đảm bảo được nguồn nước cho hồ thì chắc chắn việc bảo vệ rừng và trồng rừng đầu nguồn được đẩy mạnh hơn. Đó là yếu tố giúp cho hệ động vật ở đây duy trì và phái triển, cụ thể:

- Do có công trình nên phân bố dân cư trong vùng thay đổi, giao lưu kinh tế giữa các vùng ngày một tăng, kéo theo sự gia tăng số lượng và thành phần các loài sống gần người, sống gần ruộng như chuột, chim ăn hạt (chim sẻ), thạch sùng, thằn lằn, cóc nhà,...

- Công trình hình thành cũng góp phần làm tăng số lượng cá thể của những loài có đời sống gắn liền vói nước như rái cá, rắn nước, rùa, ếch, nhái, ba ba...

Rừng ở thượng nguồn và rừng ven hồ sẽ được bảo vệ cũng như trồng thêm, cây rừng ngàv càng phát triển cộng với sự yên tĩnh sẽ là nhân tố tích cực thu hút nhiều loài, nhất là các loài thú vừa và nhỏ, những loài chim tới sinh sống.

Tác động đến môi trường thủy sinh vật

- Tiểu dự án giao thông: Khi tuyến đường đi vào vận hành sẽ có nhiều phương tiện tham gia trên tuyến đường, các phương tiện không đạt tiêu chuẩn dễ gây rò rỉ dầu mỡ tại xe xuống mặt đường, nước mưa chảy tràn trôi xuống hệ thống suối tại tuyến đường gây ảnh hưởng đến môi trường sống động thực vật thủy sinh.

- Tiểu dự án thủy lợi:

Hồ chứa nước và kênh mương khi hình thành cũng sẽ làm thay đổi cơ bản các hệ sinh thái ở cạn cũng như các loại hình thủy vực vùng bị ngập. Sinh cảnh nước trong đoạn suối nghiên cứu sẽ chuyển từ sinh cảnh nước xiết, tải nhiều phù sa sang môi trường nước yên tĩnh, trong đó phần lớn phù sa sẽ bồi lắng xuống lòng hồ. Một hệ sinh thái hồ chứa mới cùng với khu hệ thuỷ sinh vật đặc trưng cho loại thủy vực này đuợc hình thành.

Trong những năm đầu mới ngập nước, khu hệ thuỷ sinh vật hồ chứa về cơ bản là khu hệ thuỷ sinh vật hồ chứa. Các nhóm sinh vật chỉ thị cho hồ chứa ở Nam Việt Nam là tảo lam Microcystis, tảo silic Meiosira (thực vật nổi), Bosmina, Diaphanasoma (giáp xác râu ngành), Mongolodiaptomus, Vietodiaptomus, Microcyciops, Mesocyclops, Thermocyclops (giáp xác chân chèo), giáp xác chân lá Conchostraca sẽ xuất hiện với mật độ ưu thế trong sinh vật nôi hồ chứa. Mật độ và sinh khối các nhóm sinh vật nổi trong thời gian đầu sẽ khá lớn (mật độ động vật nổi đạt tới hàng nghìn con/m3, mật độ thực vật nổi đạt tới vài trăm ngàn tb/l), thậm chí gây hiện tượng nở hoa của thực vật nổi.

Trong thành phần, tảo vàng ánh Dinobrion phát triển. Cũng trong thời gian đầu mới

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào ngập nước, các loài tôm gai họ Atyidae sẽ phát triển với số lượng khá lớn tại các vùng ven bờ. Các loài thân mềm giảm hẳn vê số loài cũng như số lượng do nền đáy hồ chưa ổn định. Đặc điểm phân bố thành phần cũng như số lượng sinh vật nổi của các hồ chứa nói chung hồ chứa nước nói riêng liên quan đến đặc tính phân bố muối dinh dưỡng và một số yếu tố môi trường khác. Nhìn chung sự phân bố định tính cũng như định lượng sinh vật nổi có chiều hướng biến đổi rất rõ rệt theo mùa thuỷ văn. Với loại hình hồ chứa, mật độ sinh vật nổi nói chung cao hơn so với thủy vực dạng sông suối như hiện nay. Sẽ hình thành một građien về mật độ sinh vật nổi theo chiều dọc hồ chứa. Trong mùa khô mật độ sinh vật nổi thấp nhất ở khu vực thượng lưu, cao nhất lập trung ở vừng trung lưu gần thượng lưu và thấp dần về khu vực hạ lưu. Trong mùa lũ, mật độ sinh vật nổi thấp nhất ở khu vực thượng lưu, cao dần về khu vực hạ lưu, cao nhất ở khu vực gần đập. Bên cạnh đó sinh vật nổi còn phân bố số lượng theo chiều thẳng đứng, cao nhất ở tầng mặt và thấp dần ở các tầng nước sâu.

Về động vật đáy, trong khoảng 5 năm đầu khi mới tích nước nền đáy hồ chưa ổn định, các nhóm động vật thân mềm như trai, hến, ốc sẽ giảm mạnh cả về thành phần loài cũng như số lượng. Các nhóm ấu trùng côn trùng phân bố chủ yếu ở khu vực trung và thượng lưu, nơi nước chảy. Các loài giun ít tơ sẽ phát triển ở khu vực nước nông ven bờ, nền đáy mềm. Sau 5 năm đầu tích nước, nền đáy bắt đầu ổn định, nhóm động vật thân mềm mới có khả năng phát triển trở lại và phân bố ở vùng nước ven bờ.

Về cá, nhìn chung các loài ăn thực vật và mùn bã hữu cơ thích nghi với đời sống nước đứng sẽ phát triển, các loài cá thích nghi với thủy vực dạng sông nước chảy sẽ giảm cả về số lượng lẫn số loài. Phía thượng nguồn các thay đổi về tính chất dòng chảy sẽ rõ hơn. Lượng thức ăn cho cá từ nguồn rửa trôi sẽ ít hơn và chúng sẽ phải dựa vào thức ăn trong tầng sinh vật ở đáy hồ. Lượng ánh sáng xuyên tới tầng đáy sẽ giảm vì hồ chứa sẽ sâu hơn so với sông. Vì thế tảo và thực vật sẵn có sẽ ít hơn so với các loài cá ăn thực vật. Như đã nói ở trên, trong giai đoạn đầu ngập nước, sinh vật nổi sẽ phát triển mạnh mẽ, cung cấp một lượng thức ăn lớn cho cá. Thực vật thối rữa ở đáy hồ cũng làm tăng lượng thức ăn cho cá sống tầng đáy.

Khu vực hạ du sau đập: Với hoạt động của hồ chứa, nghề cá ven sông ở hạ du có khả năng bị suy giảm do việc thay đổi dòng chảy vào mùa lũ và mùa kiệt trong năm, sự suy giảm về chất lượng nước, giảm bãi đẻ và ngăn cản đường di trú của các loài cá.

Tác động do giảm lưu lượng: Việc giảm lưu lượng dòng chảy suối do ngăn đập sẽ dẫn đến mực nước suối này phía hạ du đập bị hạ thấp, lòng sông bị thu hẹp, đặc biệt là trong các tháng mùa khô. Kết quả là một phần hệ sinh thái nước sẽ chuyển thành hệ sinh thái cạn. Mức độ suy giảm mực nước thay đổi từ mức độ lớn tại khu vực sau tuyến đập và giảm dần về phía hạ lưu.

Tính toán sơ bộ cho thấy quá trình vận hành dự án vẫn đảm bảo được lượng nước để duy trì dòng chảy hạ du và đặc biệt không làm suy kiệt lượng nước. Như vậy, lưu lượng nước còn lại tại hạ du trong những tháng mùa kiệt trong trường hợp có dự án vẫn đủ để duy trì hệ sinh thái trong khu vực.

Mặt khác mức độ đa dạng của thảm thực vật phía hạ du đập khá nghèo nàn do vậy tác động đến hệ thực vật cạn do hạ thấp mực nước là nhỏ.

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Hơn nữa trong phạm vi này không phát hiện được các loài cá có tập tính di cư lên thượng lưu đẻ trứng nên tác động tuyệt chủng đến các loài cá này là không có.

Tác động do biến đổi chất lượng nước: Sự gia tăng chất dinh dưỡng và muối khoáng trong giai đoạn đầu hình thành hồ chứa sẽ ảnh hưởng một phần đến khu vực hạ lưu thông qua dòng chảy tràn qua đập. Các nhóm loài tiêu biểu cho môi trường giàu dinh dưỡng sẽ phát triển gồm các loài tảo lam thuộc hai chi Oscillatoria, Lyngbva, các loại tảo silic, các loại tảo mắt. Cũng trong giai đoạn này, độ pH nguồn nước tăng, nhóm loài chỉ thị cho môi trường nước axit sẽ suy giảm về số lượng gồm động thực vật phiêu sinh và động vật đáy. Song các tác động này được đánh giá là không đáng kể do sẽ giảm dần khi hồ chứa đi vào ổn định, hệ sinh thái sẽ trở lại cân bằng.

Như vậy, việc vận hành Hồ chứa ảnh hưởng tới hệ sinh thái trong và xung quanh khu vực Dự án ở mức độ thấp. Dần dần các loại động vật sẽ trở lại hoạt động ở khu vực này và còn có khả năng tăng về số lượng và thành phần loài do môi trường sống tốt, nhiều loài di cư đến.

- Đối tượng chịu tác động: HST thủy sinh khu vực.

- Phạm vi tác động: tại khu vực Hồ chứa và lân cận.

- Thời gian tác động: quá trình vận hành Hồ chứa - Mức độ tác động: trung bình.

b.2) Tác động đến kinh tế - xã hội - Tác động tích cực:

+ Dự án đi vào hoạt động sẽ kết nối giao thông, tạo liên kết vùng có sức lan tỏa tới các vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho đồng bào vùng sâu vùng xa sản xuất, vận chuyển giao lưu hàng hóa.

+ Tăng chủ động cho hoạt động sản xuất, giảm phụ thuộc vào thời tiết tự nhiên trong công việc cung cấp, điều tiết nước tưới (860ha), nước sinh hoạt (1.360 hộ dân).

- Tác động tiêu cực:

+ Tiểu dự án giao thông: Gia tăng các tai nạn giao thông do chất lượng đường tốt sẽ tạo điều kiện cho một số phương tiện không tuân thủ Luật giao thông đường bộ phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn.

+ Tiểu dự án thủy lợi:

▪ Dự án đi vào hoạt động thu hút dân cư trong vùng đến làm ăn sinh sống có thể thay đổi tập tục, bản sắc văn hóa dân tộc bản địa.

▪ Làm gia tăng dân số cơ học, khai phá đất đai, gây khó khăn trong việc kiểm soát về an ninh trật tự và phát sinh các tệ nạn xã hội…

▪ Gây áp lực lên cơ sở y tế, giáo dục địa phương do nhu cầu khám chữa bệnh, học hành trong thời gian dự án hoạt động.

- Đối tượng chịu tác động: người dân xung quanh khu vực Dự án.

- Phạm vi tác động: tại khu vực Dự án và lân cận.

- Thời gian tác động: quá trình vận hành Dự án.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào b.3) Tác động với điều kiện

Tác động tới dòng chảy ngầm

Quá trình vận hành hồ chứa nước, sau khi hồ tích nước sẽ gây ảnh hưởng tới trữ lượng nước dưới đất xung quanh hồ chứa và hạ lưu khu vực.

- Đối với khu vực hồ chứa: Mực nước dưới đất tăng lên ở khu vực xung quanh hồ do việc tích nước, giúp tăng trữ lượng nước ngầm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật và một số loài sông gần nước hay trong nước phát triển, góp phần tích cực điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường.

- Đối với khu vực hạ du: Do hồ chứa được vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm nên tác động tới mức nước dưới đất khu vực hạ lưu là không đáng kể.

Cải tạo cảnh quan khu vực

Bằng việc xây đập, ngăn suối để tích nước, Dự án đã dựng nên một hệ sinh thái đất ngập nước nhân tạo, thay thế cho một miền địa hình đồi núi thấp cùng hệ thống sông suối chảy dài, đó là hồ chứa. Sự hình thành hồ chứa kết hợp với địa hình núi cao, thảm thực vật rừng sẵn có quanh hồ sẽ làm tăng đa dạng sinh học, tạo điều kiện để nhiều loài động vật mới phát triển. Từ đó, có thể mở ra tiềm năng khai thác du lịch sinh thái của vùng đất ngập nước vùng hồ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tác động đến môi trường địa chất địa mạo - Các tác động do hiện tượng tự nhiên

+ Xói lở bờ hồ do trượt sạt: Khi hồ đi vào vận hành có thể xảy gây sạt lở tại một số khu vực đất yếu xung quanh hồ, nhưng với quy mô nhỏ nên không có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của bờ hồ và tuyến đập.

+ Hiện tượng đá lăn: Có thể xảy ra cần lưu ý trong quá trình vận hành công trình, đặc biệt vào mùa mưa lũ.

+ Ngập và bán ngập: Trong khu vực vùng hồ hiện không có dân cư sinh sống, không có các công trình, các trụ sở cơ quan... Do vậy khi xây đựng công trình ở đây hiện tại không có hiện tượng ngập và bán ngập.

- Động đất kích thích

Theo kết quả nghiên cứu về nguy cơ gây động đất kích thích của hơn 100 hồ chứa trên thế giới cho thấy động đất kích thích mạnh có thể xảy ra trong các điều kiện sau:

+ Khối lượng nước hồ chứa lớn hơn 1tỷ m3; + Độ sâu hồ chứa lớn hơn 90m;

+ Hồ chứa nằm trong vùng có điều kiện địa chất phức tạp, đặc biệt là các đới phá huỷ kiến tạo đang hoạt động.

So với số liệu của các hồ lớn nêu trên, dung tích của hồ rất nhỏ quá trình thiết kế đập và hồ chứa đã áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đập TCVN 9137:2012 Công trình thủy lợi - thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép. Ngoài ra, theo ghi nhận từ hồ chứa đang vận hành trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa có bất kỳ dấu hiệu động đất kích thích nào xảy ra. Như vậy khả năng xảy ra động đất kích thích gây vỡ đập đối với công trình đã được kiểm soát, khó có thể xảy ra. Vì vậy theo TCXDVN 375:2006 – Thiết kế công

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc – tỉnh Lạng Sơn” (Trang 250 - 266)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(332 trang)