Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc – tỉnh Lạng Sơn” (Trang 266 - 283)

Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường

a) Đối với công trình xử lý nước thải a.1) Đối với nước thải sinh hoạt

- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của cán bộ tại nhà vận hành sẽ được thu gom về công trình xử lý nước thải tại chỗ bằng bể tự hoại có kích thước (BxHxL = 1,64 x 1,43 x 2,44) với dung tích 5,7m3, xây dựng từ giai đoạn triển khai xây dựng tại khu vực nhà vận hành. Nước thải sinh hoạt sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột A, K=1,2) trước khi xả ra suối cạnh dự án. Nước sau xử lý qua đường ống PVC D110 dài khoảng 20m và rãnh thoát nước thải bằng bê tông và chảy ra suối.

Phần bùn cặn lắng tại bể lắng và bể tự hoại định kỳ (06 tháng/lần) thuê đơn vị có chức năng nạo vét, xử lý. Định kỳ 06 tháng/lần bổ sung chế phẩm sinh học vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Hình 1. 1. Mặt cắt bể phốt tại dự án

Mỗi nhà vận hành bố trí 1 bể tự hoại.

a.2) Đối với chất lượng nước hồ

Theo đánh giá ở trên, việc thu dọn lòng hồ trước khi tích nước là vô cùng cần thiết để tránh ô nhiễm môi trường nước hồ chứa. Giảm thiểu ô nhiễm nước do phân hủy thảm thực vật trong vùng hồ và vùng bán ngập trước khi tích nước:

- Thu dọn CTR là thảm thực vật trên diện tích ngập đảm bảo vệ sinh môi trường trước khi tích nước. Các công việc thu dọn, vệ sinh hồ chứa cần được thực hiện trước khi tích nước. Chủ dự án sẽ thực hiện thuê khoán người dân địa phương để thu dọn thảm thực vật hồ chứa, tận thu tối đa lượng thực bì phát sinh để giảm thiểu lượng chất thải phải xử lý, đốt bỏ;

- Tiến hành dò tìm và xử lý bom mìn, vật nổ, thu dọn chất độc hóa học toàn bộ khu vực thi công và khu vực lòng hồ;

- Chủ dự án sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ việc thu dọn mặt bằng khu vực xây dựng, khu vực lòng hồ đảm bảo yêu cầu trước khi tích nước. Chất lượng nước hồ sau khi tích nước đảm bảo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B, đảm bảo chất lượng nước theo mục tiêu của dự án xây dựng của dự án và đảm bảo sinh thái khu vực.

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào - Kết hợp với chính quyền địa phương trong việc truyên truyền, phổ biến cho người dân không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất diệt cỏ...trong vùng đất bán ngập nhằm ngăn ngừa suy giảm chất lượng nước hồ chứa;

Đánh giá tính khả thi: các biện pháp đề xuất mang lại hiệu quả cao khi áp dụng.

a.3) Các biện pháp, công trình thu gom, thoát nước mưa chảy tràn

Hệ thống thoát nước mưa xung quanh dự án sẽ được thu gom theo đường thoát riêng với hệ thống thoát nước thải:

+ Nước mưa mái được thu gom bằng các đường ống PVC-D110 dẫn vào rãnh thoát nước xây dựng ngoài nhà vận hành.

+ Nước mưa chảy tràn được thu theo đường rãnh thoát nước đã được thiết kế, xây dựng dạng hình thang tại chân tường ngoài nhà quản lý vận hành rãnh có kích thước 0,4x0,4m, để hướng nước chảy vào hố ga lắng cặn hố ga có kích thước 1,5x1,0x0,8m.

Đáy rãnh có độ dốc dọc 2% để nước chảy theo hướng quy định. Tại mỗi khu vực bố trí 1 hố ga lắng cặn và có song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1 cm chảy theo nước mưa, cặn lắng sau khi được loại bỏ sẽ chảy ra môi trường tiếp nhận là suối gần dự án.

+ Nước mưa chảy tràn tại tuyến đường giao thông được thiết kế được rãnh thoát nước 2 bên. Thu gom thoát nước về các suối tại dọc tuyến đường.

+ Kiểm tra hệ thống đường ống dẫn nước mưa (1 tháng/1 lần).

+ Không để các loại rác thải, chất lỏng độc hại xâm nhập vào hệ thống thoát nước mưa.

+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh quét dọn để giảm bớt hàm lượng các chất cặn bẩn trong nước mưa.

+ Nạo vét định kỳ hố lắng trước mùa mưa và sau mỗi trận mưa lớn, kéo dài, ngoài ra hàng năm tiến hành khơi thông nạo vét hệ thống rãnh thoát nước bề mặt.

b) Đối với công trình xử lý bụi, khí thải b.1) Tiểu dự án giao thông

Khi 2 tiểu dự án giao thông đường Tân Hòa và đường ĐH.47 được đưa vào khai thác, dòng xe chạy trên đường sẽ trở thành nguồn chính tác động tới chất lượng không khí. Các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường không khí bao gồm:

- Lắp đặt các loại Pano- áp phích phổ biến cho những người tham gia giao thông về trách nhiệm của mỗi người dân về ý thức trách nhiệm tuân thủ các quy định về giao thông và vệ sinh môi trường khi lưu thông trên các tuyến đường.

- Tăng cường kiểm tra chất lượng các phương tiện vận chuyển trên đường, đảm bảo tỷ lệ cây xanh, hành lang an toàn cho tuyến đường 4B sau khi nâng cấp.

- Định kỳ duy tu, bảo dưỡng mặt đường nhằm hạn chế tối đa lớp bê tông bị lão hóa; phun nước làm ẩm khu vực bảo dưỡng trước khi tiến hành duy tu, bảo dưỡng.

- Lắp đặt biển báo hướng dẫn giao thông, quy định tốc độ xe tham gia giao thông tương ứng với cấp đường thiết kế phần tuyến tại các đoạn phù hợp.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào - Vị trí thực hiện: Trên toàn tuyến của dự án.

- Thời gian thực hiện: Trong thời gian vận hành dự án.

b.2) Tiểu dự án công trình thủy lợi

Khí thải từ hoạt động phương tiện giao thông

Trong giai đoạn vận thành, các loại máy móc, thiết bị của dự án không phát sinh bụi khí thải nên không phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu.

- Nhà để xe được bố trí gần cổng ra vào của Nhà vận hành, vị trí để xe của CBCNV và khách được bố trí riêng để tạo thuận lợi cho việc gửi và lấy xe được nhanh chóng.

Bãi đỗ xe được bố trí thông thoáng.

- CBCNV chấp hành nghiêm túc các quy định ra vào khu vực nhà vận hành và tại khu vực gửi xe.

- Toàn bộ tuyến đường nội bộ trong Nhà vận hành được bê tông hóa.

- Thường xuyên vệ sinh đường giao thông trong khu vực nhà vận hành để giảm thiểu bụi phát tán vào môi trường không khí.

- Thường xuyên quét dọn, làm sạch các đoạn đường khu vực dự án với tần suất 01 lần/tuần.

- Trồng cây xanh tại khu vực nhà quản lý vận hành.

- Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về chất lượng môi trường theo QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- Tính khả thi: các biện pháp đề xuất dễ áp dụng, hiệu quả trong giảm thiểu cao.

Khí nhà kính do sự phân hủy chất hữu cơ trong lòng hồ ngập nước:

Biện pháp dễ thực hiện và có tính khả thì cao để giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình vận hành hồ chứa là thực hiện dọn dẹp sạch sẽ thảm thực vật khu vực lòng hồ trước khi tích nước. Việc thu dọn lòng hồ sẽ được chủ dự án thực hiện theo phương thức tận thu triệt để, tiến hành chặt bỏ và dọn sạch khỏi lòng hồ lớp phủ thực vật dễ phân hủy như cây bụi, tán cây thấp, đồng thời tận thu sinh khối. Khi tiến hành tích nước hồ chủ dự án sẽ báo cáo với cơ quan quản lý và chính quyền địa phương để kiểm tra công tác dọn dẹp, đồng thời tiếp thu các ý kiến đóng góp từ các cơ quan chuyên môn để giảm thiểu các tác động liên quan đến sự phân hủy chất hữu cơ khi hồ chứa đi vào vận hành.

Ngoài ra, chủ dự án sẽ thực hiện lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn và vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước, đảm bảo lòng hồ được dọn dẹp sạch sẽ thực bì nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, đặc biệt là CO2 và CH4.

c) Đối với công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn c.1) Chất thải rắn sinh hoạt

Tiểu dự án giao thông

- Rác thải trên các tuyến đường không thường xuyên sẽ được đơn vị quản lý định kỳ thu gom và đưa về khu tập kết của Huyện để xử lý;

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào - Đối với chất thải rắn phát sinh từ quá trình nạo vét rãnh thoát nước mưa theo định kỳ sẽ do đơn vị quản lý định kỳ thu gom, vận chuyển đến khu vực đổ thải.

Tiểu dự án thủy lợi

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh do hoạt động sinh hoạt của cán bộ quản lý và vận hành dự án. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chủ yếu là rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Quản lý chất thải rắn trong giai đoạn vận hành dự án bao gồm:

- Chất thải rắn có thể tái sử dụng: Bao gồm các chai nhựa, bao bì, hộp giấy… được tách riêng tái chế, tái sử dụng.

- Chất thải không có khả năng tái sử dụng: Gồm thực phẩm thừa, vỏ trái cây, túi ni lông… được thu gom vào các thùng chứa rác có nắp được tận dụng từ giai đoạn triển khai xây dựng (Thu gom chất thải rắn sinh hoạt vào 06 thùng có dung tích 240 lít) đặt tại khu nhà quản lý vận hành, nhà bếp, khu đường nội bộ…

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý tần suất 1 tuần/lần theo quy định.

Ngoài ra, sẽ phun khử khuẩn, rắc vôi bột định kỳ để giảm thiểu tác động phát tán mùi và mầm bệnh từ kho lưu giữ CTRSH.

Hiệu quả của biện pháp: Việc thu gom phân loại rác kết hợp với xử lý rác thải tại chỗ góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường ngay tại nguồn, loại trừ được hiện tượng ô nhiễm môi trường khu vực dự án.

− Vị trí áp dụng: Toàn bộ dự án

− Thời gian áp dụng: Trong suốt giai đoạn vận hành c.2) Chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn từ thượng nguồn trôi về Hồ chứa:

Chất thải rắn trôi từ thượng nguồn về hồ chứa đa phần nổi trên bề mặt. Đối với chất thải này chủ dự án sẽ dùng phao quây để khống chế rác thải phát tán; thu gom bằng bè kéo, kéo về vị trí tập kết, sau đó dùng máy đào trục vớt lên, chất thải có thành phần khác nhau được gom chất thành từng đống riêng biệt.

- Chất thải rắn trong lòng hồ có nhiều cây gỗ, tre nứa phù hợp để người dân tận dụng làm chất đốt.

- Đối với lượng rác đã mục nát, lá cây người dân không tận thu làm chất đốt sẽ được vận chuyển về điểm tập kết để phơi khố rồi đốt, vị trí điểm tập kết được chọn phải đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như sinh hoạt của người dân trong vùng.

- Đối với rác thải không thể tận dụng là chất đốt và xử lý bằng biện pháp đốt hoặc hợp đồng, thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý cùng CTRSH theo quy định.

Giảm thiểu tác động do bồi lắng bùn cát tại các tuyến đập:

Trong khu vực dự án hiện nay về mùa kiệt, dòng chảy có lượng bùn cát nhỏ, nước thường trong và có độ đục thấp. Nhưng về mùa mưa, độ đục tăng lên rất lớn do lưu vực

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào bị xói mòn mạnh. Nguyên nhân do tình trạng khai thác rừng đầu nguồn trái phép diễn ra phổ biến trong những năm gần đây dẫn đến đất bị rửa trôi làm tăng nhanh tốc độ bồi lắng lòng hồ. Để hạn chế tác động trên cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu như:

- Tiến hành điều tra các vùng sạt lở khu vực ven hồ và vùng thượng lưu hồ. Biện pháp phủ rừng đã được đề cập là biện pháp quan trọng hàng đầu. Quy hoạch các khu bảo vệ trên lưu vực và thượng lưu hồ, không phá rừng trong các khu vực này. Đồng thời tiến hành trồng rừng, phủ xanh phần diện tích đất trống đồi núi trọc khu vực thượng lưu hồ chứa;

- Tuân thủ quy trình vận hành của Dự án được phê duyệt

- Đối với một số nơi xung yếu ở khu vực lòng hồ cần thiết phải xem xét biện pháp công trình để có thể đưa ra các biện pháp phòng vệ thích ứng như kè bờ hồ, trồng cỏ bảo vệ bờ hồ. Bảo vệ bờ hồ chống xói trượt, sạt bằng biện pháp như trồng tre, hoặc các biện pháp công trình như kè lát mái bờ hồ;

- Nạo hút lòng sông vùng cửa vào thượng lưu hồ, chống hiện tượng bồi lắng bùn cát lấp dòng chảy từ thượng lưu vào hồ. Xây dựng các bể lắng bùn cát vùng thượng lưu hồ làm giảm lượng bùn cát lơ lửng từ thượng lưu đổ vào hồ;

- Xây dựng biện pháp tháo xả bùn cát có tính khả thi và hiệu quả. Nâng cao chất lượng quản lý hồ. Kiến nghị các cấp chính quyền trong việc quản lý chặt chẽ việc khai thác cát làm vật liệu xây dựng của các hộ tư nhân.

- Hệ thống hồ chứa vận hành theo kiểu dòng chảy tự nhiên, dung tích chết khá lớn, mặt khác lưu lượng dòng chảy rắn không lớn, các lớp bồi tích phía thượng lưu thường nhỏ nên quá trình bồi lắng hồ không đáng kể..

- Vào mùa lũ toàn bộ lượng bùn cát từ thượng lưu được chảy về hạ du qua đập tràn theo dòng chảy.

- Đánh giá tính khả thi: các biện pháp đề xuất dễ áp dụng, hiệu quả cao.

Chất thải rắn phát sinh từ phát quang đảm bảo an toàn tuyến hành lang:

Tất cả sẽ được thu gom, tập trung dọc theo tuyến đường. Chủ dự án sẽ thuê nhân công tại địa phương để thực hiện phát quang, dọn dẹp và để người dân tận thu thực bì phát sinh nhằm làm giảm lượng thực bì cần phải đổ bỏ.

- Vị trí thực hiện: Trên toàn hồ đập của dự án

- Thời gian thực hiện: Trong thời gian vận hành của dự án.

c.3) Chất thải nguy hại

Tiểu dự án về giao thông

Thu gom toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh vào thùng chứa chuyên dụng, có nắp đậy, có gắn mã phân định chất thải nguy hại theo quy định, đảm bảo lưu chứa an toàn, không tràn đổ. Dự án sẽ ký hợp đồng với các đơn vị môi trường có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định.

Tiểu dự án thủy lợi

Dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Đối với CTR nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành dự án, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:

- Bố trí 2 thùng chuyên dụng có dung tích 120 lít để đựng giẻ lau dính dầu đặt tại kho chất thải nguy hại có diện tích 20m2 tại nhà quản lý vận hành. Các dụng cụ lưu chứa có nắp đậy kín và được dán nhãn nhận biết bên ngoài. Kho được xây dựng tại nơi khô thoáng, có mái che, nền bê tông xi măng và tường bao quanh.

- Định kỳ hàng năm, chủ dự án có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo quản lý chất thải nguy hại và trình lên cơ quan quản lý theo hướng dẫn tại Mục 4, chương IV, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý CTNH.

- Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với Đơn vị có chức năng về thu gom vận chuyển và xử lý CTNH vận chuyển từ kho chứa đến để xử lý tuân thủ theo đúng thủ theo hướng dẫn tại Mục 4, chương IV, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý CTNH.

- Vị trí thực hiện: Trên toàn dự án

- Thời gian thực hiện: Trong thời gian vận hành của dự án.

d) Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

Để giảm thiểu tiếng ồn và độ rung trong quá trình vận hành dự án, Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:

- Xây dựng khu nhà vận hành đặt thiết bị với kết cấu bê tông cốt thép vững chắc, Lắp đặt các tấm đệm làm bằng cao su hoặc xốp cho các thiết bị nhằm làm giảm chấn động do thiết bị gây nên.

- Lắp đặt máy móc, thiết bị theo đúng thiết kế của nhà sản xuất, thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và thay thế các chi tiết bị mài mòn;

- Trang bị đầy đủ bảo đủ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành, đặc biệt là ốp tai chống ồn, gang tay, ủng cao su có khả năng hạn chế tác động của rung chấn;

- Bố trí khoảng cách giữa các máy móc, thiết bị có độ ồn lớn hợp lý.

- Định kỳ khám sức khỏe cho người lao động 6 tháng/lần theo quy định của Nhà nước để nhằm phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp có thể mắc phải.

- Trồng cây xanh tại khu vực nhà quản lý vận hành và hành lang dọc theo sân đường nội bộ để hạn chế tiếng ồn phát tán, tạo cảnh quan môi trường.

Đánh giá tính khả thi: các biện pháp đề xuất mang lại hiệu quả cao - Vị trí thực hiện: Trên toàn dự án

- Thời gian thực hiện: Trong thời gian vận hành của dự án.

e) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường e.1) Tiểu dự án giao thông

Đảm bảo an toàn giao thông:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc – tỉnh Lạng Sơn” (Trang 266 - 283)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(332 trang)