CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.4. Đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực
1.4.1. Quan điểm đổi mới toàn diện giáo dục
Việc đổi mới giáo dục trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục trung học. Việc đổi mới PPDH cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục phổ thông.
Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp t ự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
Nghị quyết Hội nghị Trung uơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học”.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ghi rõ:
“Tiếp tục đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công b ng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”’; “Đổi mới chương trình nh m phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban
chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định:” Đổi mớ i mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đá nh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo và cán bộ QLGD đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”.
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ PPDH nói riêng.
1.4.2. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông
Đổi mới PPDH phải lấy người học làm trung tâm. Đổi mới PPDH là thay đổi, kế thừa các PPDH truyền thống và tiếp thu những PPDH mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Đổi mới PPDH không phải thay cái cũ b ng cái mới. Nó là sự kế thừa, sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống PPDH truyền thống hiện còn có giá trị tích cực trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm và phát triển thái độ tích cực đối với đời sống, chiếm lĩnh các giá trị xã hội. Đổi mới PPDH theo hướng khắc phục lối truyền thụ một chiều, tăng cường sử dụng các phương tiện TBDH tạo điều kiện cho người học hoạt động tích cực, độc lập và sáng tạo. Đổi mới PPDH là tăng cường vận dụng những thành tựu mới của khoa học, kĩ thuật, CNTT vào quá trình dạy học nh m nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới PPDH phải được tổ chức, chỉ đạo một cách có hệ thống, khoa học, đồng bộ, khả thi. Đổi mới PPDH phải thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Định hướng đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận hệ thống quá trình dạy học đặt sự đổi mới PPDH trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mới mục tiêu, đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, phương tiện, kiểm tra đánh giá. Đổi mới PPDH theo định hướng của mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay, về bản chất là đổi mới cách thức tổ chức dạy học phát huy “tính tích cực, chủ động sáng tạo” của HS. Đổi mới sao cho người học trở thành chủ thể thực sự tích cực, tự giác trong hoạt động học tập của chính mình.
Tóm lại, có thể hiểu r ng đổi mới PPDH là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS, sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nh m nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của HS. Để đổi mới PPDH thành công, cần phải đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ các thành tố, các bộ phận cấu thành của quá trình dạy học. Sự đổi mới cần bắt đầu ở việc lập kế hoạch, thiết kế và triển khai kế hoạch bài học ở trên lớp đến
vận dụng linh hoạt, sáng tạo các PPDH, đa dạng hoá các phương thức dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cuối cùng là đánh giá kết quả dạy học.
1.4.3. Những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay
Bản chất của đổi mới PPDH môn toán phải bắt đầu từ đặc điểm chính chủ thể của hoạt động học của HS, theo tinh thần: Phát huy triệt để tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Phân hoá vừa sức cố gắng của từng đối tượng. Tăng cường dạy cách tự học, tự hoàn thiện mình cho HS.
Đổi mới PPDH môn toán phải đồng bộ với đổi mới cách tổ chức, quản lý nội dung, chương trình dạy học để tối ưu hoá quá trình dạy học. Sử dụng phối hợp các PPDH trong quá trình đổi mới PPDH.
Đổi mới PPDH môn toán phải đồng bộ với đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong trường học và toàn bộ hệ thống GD&ĐT để thực sự góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhìn chung muốn đổi mới PPDH môn toán có hiệu quả, phải thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học các môn học, cũng như toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Đổi mới PPDH môn toán không phải là thay đổi toàn bộ PPDH môn toán đã có, mà phải trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của PPDH môn toán hiện nay, từng bước áp dụng những PPDH môn toán tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại nh m thay đổi cách thức dạy học, thay đổi phương pháp học tập của HS, chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước chuyển dần PPDH môn toán theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.
Bởi vậy, ở trường THPT yêu cầu đổi mới PPDH môn toán là:
+ Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS; dạy học kết hợp giữa học tập cá nhân với học tập hợp tác, giữa hình thức cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp.
+ Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS và HS.
+ Dạy học chú trọng đến rèn luyện các kỹ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
+ Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực t ự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin cho HS.
+ Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, TBDH được trang bị hoặc do GV tự làm, đặc biệt lưu ý đến ứng dụng của CNTT.
+ Dạy học chú trọng đến đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và
tăng cường hiệu quả việc đánh giá.
+ Dạy học phải thật quan tâm đến cách thức lĩnh hội kiến thức toán một cách tư duy logic, hình ảnh động b ng những phần mềm h trợ toán học giúp học học sinh có cách nhìn trực quan hơn.
+ Đối với người học cần tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn…
Có thể nói, hoạt động đổi mới PPDH môn toán diễn ra rất dài lâu, là hoạt động sáng tạo hàng ngày của cả thầy và trò, vì vậy để đảm bảo đổi mới PPDH môn toán có kết quả, phải có định hướng đúng.