Xây dựng hệ thống tổ chức Hội

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 21 - 29)

1.2. Chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội

1.2.1. Xây dựng hệ thống tổ chức Hội

Chủ trương của tỉnh Hội

Từ sau khi tái lập tỉnh (1997), công cuộc đổi mới của tỉnh tiếp tục giành được nhiều thành tựu quan trọng. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế, xã hội phát triển khá toàn diện. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Nhờ vậy mà hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũng như các ban, ngành đoàn thể khác có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, Thái Nguyên còn là một tỉnh nghèo. Mức sống của nhân dân thấp, không đồng đều giữa các vùng,

22

miền. Tình hình tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp và ngày càng gia tăng. Nhận thức của xã hội về bình đẳng giới còn hạn chế. Đó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh. Từ đó đòi hỏi Hội phải nhanh chóng đổi mới hoạt động sao cho phù hợp để đáp ứng với yêu cầu của hoàn cảnh mới.

Tháng 03/1997, ngay sau thời điểm được thành lập 2 tháng, Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên được tổ chức. Một trong những mục tiêu, phương hướng mà Đại hội xác định là: Quan tâm củng cố tổ chức Hội, nâng cao vai trò đại diện của tổ chức Hội, đoàn kết tập hợp hội viên, chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ - trẻ em, để từ đó “phấn đấu xây dựng người phụ nữ Thái Nguyên có sức khỏe, có kiến thức, có lòng nhân hậu, năng động sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích của xã hội và cộng đồng, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao uy tín, địa vị xã hội của phụ nữ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc và tiến bộ”[3,tr.13].

Nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên trong nhiệm kỳ 1997 - 2002 là tiếp tục “đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội, chăm lo lợi ích thiết thực cho phụ nữ - trẻ em, tập hợp quần chúng phụ nữ thực hiện có hiệu quả 5 chương trình công tác trọng tâm của Hội; xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Hội hướng về cơ sở, quan tâm giúp đỡ cơ sở vùng dân tộc” [3,tr.14].

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong những năm 2001 - 2006 là: “Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh. Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng nam - nữ;

xây dựng người phụ nữ Thái Nguyên yêu nước, có tri thức, năng động, sáng tạo, có sức khỏe, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu” [7, tr.13].

Với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cùng với việc quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã

23

có những mục tiêu, biện pháp cụ thể để tiến hành thực hiện xây dựng tổ chức và hoạt động sao cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh.

Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt của Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Hội phụ nữ đã có nhiều biện pháp phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan. Nội dung của các hoạt động, quy trình xây dựng tổ chức cơ sở Hội được đảm bảo theo đúng kế hoạch và được báo cáo thường xuyên, kịp thời qua mỗi quý, năm và nhiệm kỳ. Quá trình thực hiện, Hội phụ nữ luôn đánh giá kết quả và rút ra những kinh nghiệm, bài học nhằm bổ sung kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

Từ năm 1997 đến năm 2005, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã tích xây dựng, củng cố tổ chức Hội, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, góp phần thực hiện thành công công tác đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao quyền làm chủ của nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng; góp phần vào hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cho quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trong tỉnh.

Quá trình xây dựng hệ thống tổ chức

Tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ hội

Do mới tách tỉnh nên tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ được coi là công tác trọng tâm hàng đầu để xây dựng tổ chức Hội. Các cấp Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo quy hoạch cán bộ một cách khẩn trương, đảm bảo chất lượng cán bộ và phù hợp với yêu cầu hoạt động của Hội. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên chỉ rõ mục: “Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Hội hướng về cơ sở, quan tâm đào tạo và đào tạo lại nâng cao trình độ mọi mặt, năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội có khả năng đảm đương, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, của Hội;

nâng cao vai trò, vị trí của cán bộ nữ tham gia quản lý xã hội” [7,tr.17].

24

Để đạt được mục tiêu đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã chủ động tham mưu với các cấp uỷ Đảng, thường xuyên đưa công tác quy hoạch cán bộ Hội đến cơ sở vào nề nếp. Hàng năm, tỉnh Hội đều có kế hoạch đào tạo nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài cho những năm sau, phấn đấu cán bộ chủ chốt chủ tịch, phó chủ tịch huyện, tỉnh có trình độ đại học từ 35% năm 1997 lên 70%

vào năm 2000. Hội quan tâm trang bị kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đề xuất với Đảng, Nhà nước, các ngành chức năng, các trường đào tạo xây dựng chỉ tiêu, tỷ lệ cán bộ nữ hợp lý.

Hội chủ trương coi trọng chất lượng, tinh giản về số lượng nhưng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cơ sở.

Bảng 1.1. Kết quả công tác qui hoạch cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chức danh Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã

Khoá 1994 - 1999

(%)

Khoá 1999 - 2004

(%)

Khoá 1994 - 1999

(%)

Khoá 1999 -2004

(%)

Khoá 1994 1999

(%)

Khoá 1999 -2004

(%)

Đại biểu HĐND 26,6 20,83 18,63 19,17 15,58 17,06

Chủ tịch HĐND - 0 - 0 - 4,55

Phó CT HĐND - 0 - 11,11 - 10,61

Chủ tịch UBND - 0 - 0 - 0,56

Phó CT UBND - 33 - 16,67 - 1,72

Thành viên UB - 14 - 8,97 - -

Uỷ viên UBND - 0 - 0,8 - 6,64

Thường trực HĐND

- 0 - 5,5 - -

(Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên (2000), Báo cáo thực hiện KHHĐ VSTB của phụ nữ giai đoạn 1997 - 2000, tr.7)

Để đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đảm bảo hiệu quả phong trào và công tác Hội, công tác bồi dưỡng cán bộ luôn được Đảng bộ các cấp quan tâm, chú ý. Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở ngoài việc xây dựng, quy hoạch cán bộ còn quan tâm thường xuyên đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý Nhà nước và các chế độ chính sách của Đảng, chủ trương và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ nữ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Được Đảng bộ tỉnh quán triệt và lãnh đạo thực hiện, bước đầu tiên mà Hội thực hiện

25

trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ là giáo dục tư tưởng, đạo đức cách mạng và lý luận chính trị thông qua các buổi họp, các lớp học và các đợt sinh hoạt chính trị liên quan đến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước. Trong đó, Hội nhấn mạnh những chủ trương, chính sách của Đảng về công tác nữ qua việc quán triệt 3 quan điểm và 6 công tác lớn của Đảng về vận động phụ nữ trong Nghị quyết 04/NQ - TW của Bộ Chính trị năm 1993, Chỉ thị 37/CT - TW của Ban Bí thư Trung ương năm 1994 về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới và Nghị quyết số 03- NQ/HNTW của Bộ Chính trị về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm 1997 - 2000, tỉnh Hội có 22 cán bộ đạt trình độ lý luận chính trị cao cấp, đến giai đoạn 2001 - 2005, số lượng cán bộ Hội lên đến 55 (trong đó có 22 cán bộ Hội được đào tạo cao cấp lý luận tại Trung ương). Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân cấp huyện và Hội đồng nhân dân cấp xã khoá 1999 - 2004 đều tăng 1,1% so với khóa trước [13,tr.13].

Nhiệm kỳ 2001 - 2005, các cấp Hội đã phối hợp với trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm chính trị của huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho 77.714 lượt cán bộ Hội phụ nữ. 100% cán bộ Hội chủ chốt cơ sở đã được bồi dưỡng nghiệp vụ do tỉnh và huyện tổ chức. Trong nhiệm kỳ 2001 - 2005 có 3 người được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, 14 người là thầy thuốc ưu tú, 06 người đạt danh hiệu nhà giáo ưu tú, 731 người đạt danh hiệu lao động giỏi cấp tỉnh. Tỉ lệ nữ cán bộ tham gia Hội đồng nhân dân và cấp ủy các cấp đều tăng hơn so với nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 -2009: Cấp tỉnh đạt 23,88% (tăng 3,05% so với nhiệm kỳ trước), cấp huyện đạt 25,74% (tăng 6,22% so với nhiệm kỳ trước), cấp xã 20,54% (tăng 3,48% so với nhiệm kỳ trước) [14,tr.9].

Được Đảng, chính quyền quan tâm cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân cán bộ nữ nên trong Đại hội Đảng các cấp của tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2001 - 2005 đã có nhiều cán bộ nữ tham gia các cấp uỷ, tham gia Ban

26

Thường vụ và lần đầu tiên có nữ tham gia Thường vụ Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND cấp huyện.

Sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành, các đơn vị đã chuyển biến rõ hơn về nhận thứ, đánh giá vai trò của lực lượng nữ từ tỉnh đến cơ sở để từng bước nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ, giúp phụ nữ có đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ trong giai đoạn mới và vươn lên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Kiện toàn, củng cố phát triển tổ chức Hội các cấp

Do mới đi vào hoạt động theo địa giới hành chính mới nên công tác kiện toàn bộ máy lãnh đạo của tỉnh Hội luôn được Tỉnh uỷ Thái Nguyên quan tâm chỉ đạo. Năm 1999, để có đủ cán bộ lãnh đạo của tỉnh, ngay sau khi Tỉnh ủy điều động 1 người giữ chức Phó Chủ tịch Hội lên giữ chức vụ Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, 1 Ủy viên lên giữ chức vụ Phó ban Dân vận Tỉnh ủy, 1 Ủy viên thường vụ về nghỉ chế độ, Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã bầu bổ sung 3 Ủy viên Ban chấp hành, 2 Ủy viên thường vụ, 2 Phó Chủ tịch Hội, đề bạt 2 Phó ban. Do đó, bộ máy lãnh đạo của Hội đã được kiện toàn, bộ máy tổ chức của Hội từ tỉnh đến cơ sở đã được kiện toàn hợp lý, hoạt động có hiệu quả. Đến năm 2005, tỉnh Thái Nguyên không còn thôn, bản trắng không có tổ chức Hội. Toàn tỉnh có 193 cơ sở Hội (tăng 13 cơ sở Hội so với nhiệm kỳ 1997 - 2001), 2.867 chi hội, 4.306 tổ phụ nữ. Qua bình xét năm 2005 có 170/193 cơ sở đạt xuất sắc (88,1%), 23 đơn vị khá (đạt 11,9%), không có cơ sở trung bình, yếu; 1870/2867 chi hội xuất sắc (65%), số chi hội xếp loại yếu đều giảm hàng năm. Công tác kiểm tra được các cấp Hội duy trì hàng năm theo định kỳ 6 tháng ở 9/9 huyện, thành thị, đơn vị trực thuộc và 100% cơ sở Hội [14,tr.8].

27

Bảng 1.2. Bộ máy tổ chức Hội nhiệm kỳ 1997 - 2001

STT ĐƠN VỊ CƠ SỞ VÀ DƯỚI CƠ SỞ

ĐƠN VỊ Phường, Xã, Thị trấn

Đơn vị trực thuộc (LLVT)

Chị hội phụ nữ

Tổ phụ nữ

1 TP Thái Nguyên 25 01 308 1.002

2 TX Sông Công 09 0 92 270

3 H. Phổ Yên 18 02 148 398

4 H. Phú Bình 22 02 290 316

5 H. Đồng Hỷ 20 02 295 462

6 H. Đại Từ 31 01 0 488

7 H. Phú Lương 16 02 0 286

8 H. Định Hóa 24 0 0 404

9 H. Võ Nhai 15 0 157 480

10 Ban công tác nữ Công an tỉnh

10

11 Bộ CHQS tỉnh 16

Cộng 180 10 1.290 4.132

(Nguồn: Báo cáo của BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên khóa X tại Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2001 - 2006)

Trong chỉ đạo, các cấp Hội chủ trương hướng mạnh về cơ sở, ưu tiên tập trung các hoạt động cho vùng sâu, vùng xa và khu vực có đồng bào dân tộc, tôn giáo; củng cố cơ sở Hội ở những địa bàn hoạt động yếu, phát triển hội viên nòng cốt để thúc đẩy phong trào. Đến năm 2005, trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên không còn chi hội yếu; số tổ phụ nữ xếp loại xuất sắc, khá tăng lên rõ rệt qua từng năm.

Bảng 1.3: Tình hình phân loại cơ sở Hội (2001 - 2005)

Năm Cơ sở Hội Chi hội Tổ phụ nữ

TS XS Kh TB Y TS XS Kh TB Y TS XS Kh TB Y 2002 190 153 37 0 0 1.121 654 324 108 45 4.055 2.276 1.419 327 33 2003 189 159 30 0 0 2.414 1.170 978 258 8 3.560 1.723 1.407 402 208 2004 189 164 25 0 0 2.800 1.750 838 204 8 4.279 2.384 1.478 391 26 2005 193 170 23 0 0 2.867 1.870 903 94 0 4.306 2.582 1.506 204 14

(Nguồn: Báo cáo của BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh khoá X tại Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI, nhiệm kỳ 2006-2010)

28

Phát triển số lƣợng hội viên

Tập hợp, phát triển số lượng hội viên là một trong những mục tiêu được Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ IX và lần thứ X xác định. Với phương châm “ở đâu có phụ nữ, ở đó có tổ chức Hội”, các cấp Hội phụ nữ đã tích cực vận động phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội. Từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở đều chọn điểm chỉ đạo chương trình Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh và chương trình Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Hội, phát triển hội viên phụ nữ trong các hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên chưa có hội viên và xây dựng hội viên nòng cốt.

Để thu hút ngày một đông đảo hội viên tham gia, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa với các nội dung thiết thực, góp phần nâng cao kiến thức mọi mặt như: hội thi

“Phụ nữ với công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến”, hội thi “Cán bộ Hội cơ sở giỏi”…Đặc biệt trong nhiệm kỳ 2001 - 2005, có nhiều mô hình mới, nhiều cách làm hay được các cấp Hội trong tỉnh triển khai và thực hiện có hiệu quả, như mô hình Câu lạc bộ “Nữ doanh nghiệp”, câu lạc bộ “Dịch vụ buôn bán nhỏ”, câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc - sản xuất kinh doanh giỏi”, mô hình “Dự án nuôi bò nái sinh sản” tại huyện Phổ Yên, Phú Bình, câu lạc bộ “phòng chống ma tuý từ gia đình” của Thành phố Thái Nguyên, câu lạc bộ “Nữ thanh niên với hôn nhân gia đình” của huyện Phú Lương,

“Nhóm tình nguyện xanh” của huyện Đồng Hỷ.

Nhờ đa dạng hóa các hình thức tập hợp và thu hút hội viên nên tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt ngày càng tăng. Tỷ lệ thu hút hội viên bình quân hàng năm đạt 57,11% (tăng 15,61% so với nhiệm kỳ trước). Trong nhiệm kỳ 1997 - 2001, đã có 18.609 hội viên mới được kết nạp, nâng tổng số hội viên trên toàn tỉnh là 95.088. Trong đó, 649 hội viên ưu tú được các cấp Hội giới thiệu để kết nạp Đảng [4, tr.6]. Trong nhiệm kỳ 2001- 2006, số lượng hội viên kết nạp mới là 30.612 hội viên. Đến năm 2006, toàn tỉnh có 294.190 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên trong đó tổng số hội viên phụ nữ là 187.940 đạt 63.88%

29

(vượt 8,88% so với chỉ tiêu nhiệm kỳ của Trung ương Hội đề ra), đã có 1923 hội viên phụ nữ được kết nạp vào Đảng [13, tr.10].

Bảng 1.4. Tình hình hội viên từ năm 2002 đến 2005 Năm Tổng số phụ

nữ từ 18 tuổi đến già

Tổng số hội viên phụ nữ

Số hội viên kết nạp mới

Tỷ lệ thu hút hội

viên

Số hội viên phụ nữ được kết nạp Đảng

Số hội viên dân tộc

Số hội viên tôn

giáo 2002 275.456 148.567 5.003 53,9% 690 22.842 4.049 2003 286.714 155.955 6.151 54,4% 394 27.870 3.907 2004 287.518 162.606 6.651 56,55% 341 27.501 4.290 2005 291.777 185.527 10.394 63,59% 354 27.052 4.721

Tổng 28.199 1.779

(Nguồn: Báo cáo của BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh khoá X tại Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI, nhiệm kỳ 2006-2010)

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 21 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)