Hoạt động của Hội

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 29 - 38)

1.2. Chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội

1.2.2. Hoạt động của Hội

Tháng 03/1997, Đại hội lần thứ IX của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ rõ mục tiêu của Hội trong nhiệm kỳ mới là “nâng cao vai trò đại diện của tổ chức Hội, đoàn kết tập hợp hội viên, chăm lo quyền lợi chính đáng của phụ nữ trẻ em” [9,tr.14]. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung trong giai đoạn mới là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội, kiện toàn tổ chức, hoạt động của Hội hướng về cơ sở…”[7,tr.14].

Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ IX đã xác định rõ mục tiêu của phong trào phụ nữ giai đoạn 1997 - 2001 là: “Phát huy tiềm năng to lớn của các tầng lớp phụ nữ các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, động viên cán bộ, hội viên đoàn kết, tích cực thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết tỉnh Đảng bộ, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII. Phấn đấu xây dựng người phụ nữ Thái Nguyên có sức khỏe, có kiến thức, có lòng nhân hậu, năng động, sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích của xã hội và cộng đồng, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao uy tín, địa vị xã hội của phụ nữ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Nâng cao vai trò

30

đại diện của tổ chức Hội, đoàn kết tập hợp hội viên, chăm lo quyền lợi chính đáng của phụ nữ trẻ em” [7,tr.2].

Trong điều kiện vừa tái lập, Hội phụ nữ đã xác định khắc phục những khó khăn, “tiếp tục tuyên truyền quán triệt ba quan điểm và sáu công tác lớn của Đảng về vận động phụ nữ trong Nghị quyết 04/NQ - TW của Bộ Chính trị năm 1993, Chỉ thị 37/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương về công tác cán bộ nữ trong thời kỳ mới và Quyết định số 822/TTg ngày 4/10/1997 Về việc duyệt kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ càng thúc đẩy việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội trong tình hình mới” [3,tr.19].

Trên tinh thần đó, Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ X (12/2001) khẳng định “Nội dung và phương thức hoạt động, tổ chức Hội phụ nữ Thái Nguyên ngày càng được củng cố và phát triển; Bộ máy tổ chức của Hội từ tỉnh đến cơ sở đã được kiện toàn một cách hợp lý, có hiệu quả; Phương thức phối hợp giữa Hội phụ nữ với các ban ngành, đoàn thể tiếp tục được duy trì và phát triển, gắn kết chặt chẽ các hoạt động của Hội với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của tỉnh; Mô hình tập hợp hội viên từng bước được đa dạng, phong phú với 12 loại hình sinh hoạt khác nhau” [7, tr.16].

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, những hoạt động của tỉnh Hội luôn bám sát vào mục tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh. Tất cả các chủ trương đều gắn với lợi ích thiết thực của phụ nữ. Trong quá trình hoạt động, tỉnh Hội luôn luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Nhờ vậy, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, Hội phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng; vị trí của phụ nữ Thái Nguyên ngày càng được khẳng định trong nhận thức của xã hội và từng gia đình.

31

Nội dung hoạt động

Từ năm 1997 đến năm 2005, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã tập trung vào nội dung hoạt động lớn, đó là triển khai thực hiện phong trào

“phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tổ chức phát động, tuyên truyền sâu, rộng nội dung và các tiêu chuẩn của phong trào thi đua đến toàn thể hội viên, phụ nữ trong tỉnh. Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện phong trào thi đua gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội ở địa phương, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào. Đối với nữ công nhân viên chức lao động và các đơn vị trực thuộc, phong trào thi đua của Hội được gắn với nhiệm vụ chuyên môn và phong trào của từng ngành như: Phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động, phong trào “phụ nữ công an nhân dân tích cực học tập, năng động sáng tạo vì An ninh Tổ quốc, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào

“Thi đua quyết thắng” trong nữ quân nhân khối lực lượng vũ trang. Việc triển khai thực hiện phong trào đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ và trở thành động lực thúc đẩy hoạt động trong các tầng lớp phụ nữ ở tỉnh Thái Nguyên. Qua bình xét hàng năm có trên 80% phụ nữ đạt 3 tiêu chuẩn của phong trào. Điển hình trong phong trào này là Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Thái Nguyên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Huyện Đại Từ, Phổ Yên.

Chính việc thực hiện hiệu quả những hoạt động đó đã góp phần làm tăng tỷ lệ hộ gia đình đạt 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Trong vòng 5 năm 2001 - 2005, toàn tỉnh Thái Nguyên có 481.535 gia đình đăng ký thực hiện, trong đó có 386.645 lượt gia đình đạt tiêu chuẩn “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đạt 80,3% (vượt 20,3% so với chỉ tiêu của Trung ương Hội đề ra) [13, tr.7]. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện công cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Đảng phát động.

32

Bảng 1.5. Kết quả thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”

Năm Số người học tập 3 tiêu chuẩn phong trào thi đua

Số lượt người đăng ký thực hiện

Số người đạt tiêu chuẩn

Đạt tỷ lệ/Tổng số hội viên đăng ký

2002 248.146 185.181 128.992 69,66%

2003 126.886 115.195 94.829 83,32%

2004 202.104 149.414 108.420 72,56%

2005 195.145 146.847 126.568 86,19%

(Nguồn: Báo cáo của BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh khoá X tại Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI, nhiệm kỳ 2006-2010)

Bên cạnh việc tập trung vào những nội dung hoạt động lớn, từ năm 1997 đến năm 2005, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thực hiện chương trình công tác trọng tâm. Theo đó, sau mỗi Đại hội, căn cứ vào tình hình chung của đất nước, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ, Tỉnh Hội đã chỉ đạo các cấp Hội cơ sở thực hiện các chương trình trọng điểm của Trung ương Hội và cấp cơ sở. 6 chương trình hoạt động trọng tâm (Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ; Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; Xây dựng Hội phát triển vững mạnh; Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện Luật pháp, chính sách về bình đẳng nam nữ; Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với phụ nữ trong và ngoài nước) đã được các cấp Hội triển khai và có hiệu quả. Từ đó đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ và việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên.

Trên lĩnh vực kinh tế, với tỷ lệ lao động nữ chiếm trên 50% lực lượng lao động, phụ nữ Thái Nguyên đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong các ngành kinh tế then chốt, lao động nữ chiếm tỷ lệ không nhỏ như: ngành nông, lâm nghiệp chiếm 72,9%, công nghiệp và xây dựng chiếm 34,6%, dịch vụ chiếm 64,6%. Những đóng góp quan trọng, có hiệu qủa của phụ nữ ở nông thôn đã góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, đưa

33

sản lượng lương thực từ 28 vạn tấn (năm 1997) lên 32,5 vạn tấn (năm 2000) và 37,7 vạn tấn vào năm 2005 [47, tr.20]. Đội ngũ lao động nữ trong ngành công nghiệp năng động, sáng tạo, áp dụng cải tiến Khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng bình quân trên 20%/năm. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã đứng ra bảo lãnh tín chấp cho hội viên vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần xoá đói giảm nghèo. Từ năm 1997 đến năm 2000, đã có 70 tỷ đồng vốn được huy động cho 78.000 lượt phụ nữ vay, trong đó có 25.000 phụ nữ nghèo. Từ năm 2001 đến 2005, số hộ nghèo do phụ nữ được vay vốn là 5.651 với 163.425 tỷ đồng [51, tr.8]. Các cấp Hội phân công, cử cán bộ trực tiếp giúp đỡ những hội viên nghèo. Việc sử dụng và quản lý nguồn vốn an toàn, hiệu quả đã góp phần tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên từ 14% năm 1997 xuống 8,34% năm 2000 (theo chuẩn cũ của Bộ Lao động thương binh xã hội). Nhờ đó cơ cấu kinh tế của kinh tế tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội, với lực lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ cao trong các ngành giáo dục - đào tạo (82%), y tế 67,26%, thương mại, du lịch (64%), phụ nữ Thái Nguyên là lực lượng đóng góp quyết định hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đặc biệt quan tâm, động viên phụ nữ trong tỉnh học tập nâng cao nhận thức chính trị - văn hoá - xã hội, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt công tác xoá mù chữ cho trẻ em rất được các cấp Hội coi trọng. Nhiều cơ sở Hội đã phối hợp với ngành giáo dục - đào tạo vận động người mù chữ hoặc tái mù chữ tham gia các lớp học xoá mù tại các thôn bản. Đến năm 2002, tỉnh Thái Nguyên được công nhận đã phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Năm 2004, tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập hệ trung học cơ sở.

Với đặc thù là trung tâm y tế của vùng Đông Bắc, mạng lưới bệnh viện, trung tâm y tế từ tỉnh đến cơ sở được trang bị khá hoàn thiện, thuận lợi trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Chiếm số lượng đông đảo trong ngành Y tế

34

(67,26% - theo số liệu thống kê năm 2005), đội ngũ cán bộ bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên và y tá thôn bản góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu y tế, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, dân số - kế hoạch hoá gia đình của tỉnh Thái Nguyên. Các cấp Hội phụ nữ và Ban nữ công giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức, vận động thuyết phục phụ nữ thực hiện chương trình Dân số - KHHGĐ.

Với 42,75% cán bộ Hội là chuyên trách dân số, 89% phụ nữ là cộng tác viên dân số, có nhiều kinh nghiệm trong việc vận động xây dựng tổ phụ nữ không có người sinh con thứ ba nên số tổ phụ nữ không có người sinh con thứ ba ngày càng tăng. Năm 1997, toàn tỉnh có 2.695 tổ phụ nữ không có người sinh con thứ ba, đến năm 2001 toàn tỉnh có 3.260 tổ phụ nữ và 841 câu lạc bộ không có người sinh con thứ ba. Kết quả của những hoạt động trên đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chương trình mục tiêu dân số, giảm tỷ suất sinh thô từ 14,56% năm 2001 xuống còn 13,71 năm 2005; tỷ lệ sinh bình quân năm trong giai đoạn 1997 - 2000 là 0,6%o xuống còn 0,4%o trong giai đoạn 2001 - 2005 [51, tr.7].

Trong lĩnh vực văn hoá, lực lượng phụ nữ có đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng gia đình văn hoá; làng bản, khu dân cư tiên tiến, phòng chống tệ nạn xã hội. Từ năm 1997 đến năm 2005, các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều hoạt động nhằm vận động xây dựng gia đình theo chuẩn mực: “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và tích cực phòng chống tệ nạn xã hội với nhiều việc làm thiết thực như vận động con em, người thân từ bỏ các tệ nạn xã hội, không tham gia tà đạo.

Trong công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, phụ nữ Thái Nguyên có những đóng góp tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu chính trị của tỉnh. Phát huy tinh thần dân chủ, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trong sạch vững mạnh; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy ước, hương ước ở địa phương, đội ngũ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009: cấp tỉnh đạt 23,88% (tăng 3,05% so với nhiệm kỳ trước), cấp huyện

35

đạt 25,74% (tăng 6,22% so với nhiệm kỳ trước), cấp xã 20,54% (tăng 3,48% so với nhiệm kỳ trước). Toàn tỉnh có 51/180 xã, phường đạt tỷ lệ nữ đại biểu HĐND từ 25% trở lên. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ nhiệm kỳ 2005 - 2010: cấp tỉnh đạt 10,2%, có 2 người là Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ; cấp huyện đạt 13,25%; cấp cơ sở - xã, phường, thị trấn 16,96% - doanh nghiệp 16,55% - khối cơ quan hành chính 20,23% [51,tr.12]. Các cấp hội tích cực chủ động tham mưu với các cấp uỷ đảng, chính quyền trong việc đảm bảo cho Hội viên tham gia quản lý Nhà nước. Tổ chức thực hiện Nghị định 19/2003/NĐ - CP ngày 07/03/2003 của Chính phủ về “Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc đảm bảo cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước”.

Phương thức hoạt động

Hoạt động của Hội được tiến hành theo phương thức chỉ đạo dọc, phối kết hợp ngang với các ngành, đoàn thể, tổ chức khác, bám sát cơ sở; tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo, tỉnh Hội chỉ đạo theo định hướng chương trình, tôn trọng và phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương, cơ sở.

Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở chủ động vận dụng chủ trương của Hội cấp trên nhằm xã hội hóa công tác vận động phụ nữ, đưa công tác vận động phụ nữ vào từng ngành, cùng các ngành thực hiện công tác có liên quan đến quyền lợi phụ nữ, trẻ em, trên cơ sở hai bên cùng có lợi vì nhiệm vụ chính trị chung.

Tuân thủ theo phương thức này, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở có nhiệm vụ phát hiện và phản ánh kịp thời các vụ việc vi phạm quyền lợi, nhân phẩm của phụ nữ và đề nghị biện pháp giải quyết. Trong hoạt động chính trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã mở rộng mối quan hệ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại cơ sở để phối hợp hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của tầng lớp phụ nữ như: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh và huyện, thành phố, thị xã tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo và kiến thức Giới cho nữ ứng viên tham gia Hội đồng nhân dân lần đầu; phối hợp với trường Chính trị tổ chức bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ phụ vận cho đối tượng chủ tịch, phó chủ tịch các xã, phường, thị trấn; tổ chức ký kết văn bản với Ngân hàng

36

Chính sách xã hội tỉnh thực hiện dự án “Giới và phát triển”; phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai và ký kết chương trình phối hợp thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2003/NQLT - HPN - UBATQG giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ủy Ban an toàn giao thông quốc gia về việc tổ chức cuộc vận động “Phụ nữ tích cực tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị”; Phối hợp với Đài truyền hình tỉnh xây dựng và phát thanh chuyên mục “Truyền hình phụ nữ” nhằm phản ánh các hoạt động của phụ nữ trong tỉnh. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và Sở tư pháp Thái Nguyên đã phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, cử cán bộ của Hội tham gia Hội đồng giáo dục pháp luật; thường xuyên phối hợp với ngành giáo dục thực hiện chương trình xóa mù chữ cho hội viên và các cháu trong độ tuổi. Ngoài ra, Hội còn phối hợp với UBND tỉnh, Sở Nội vụ xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 19/2003/NĐ - CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ về “Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước”.

Phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên là tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng. Đó chính nội dung đảm bảo tính nguyên tắc Đảng lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, tạo mối quan hệ trong công tác để tổ chức Đảng nắm vững tình hình phong trào để chỉ đạo đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cấp Hội hoạt động. Hội phụ nữ cấp cơ sở thường xuyên tập hợp tình hình tư tưởng, đời sống, tâm tư nguyện vọng của phụ nữ để phản ánh với Đảng.

Định kỳ báo cáo hoạt động của Hội với cấp ủy; đề xuất ý kiến nhằm giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu chăm lo đời sống của quần chúng phụ nữ; báo cáo phương hướng hoạt động của các cấp Hội; tiếp thu ý kiến đánh giá của cấp ủy đối với hoạt động của Hội để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh hoặc phát huy.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)