Chương 2 TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử
Từ quá trình lãnh đạo xây dựng và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
3.2.1. Quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ
Sự lãnh đạo của Đảng luôn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đường lối chính trị của Đảng giúp Hội không đi chệch mục tiêu của mình mà luôn hoà nhập vào mục tiêu chung của đất nước. Đường lối đó là tiền đề quan trọng để Hội hiệp đồng chặt chẽ với các đoàn thể, tổ chức khác, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự lãnh đạo về chính trị, Đảng còn quan tâm tới việc lãnh đạo về tổ chức; góp phần giáo dục cán bộ của các tổ chức, đáp ứng được những yêu cầu của Hội.
Vì vậy, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng ở bất kỳ thời điểm nào cũng được Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên coi trọng. Trong quá trình phát triển, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm xây dựng Đảng ở mọi mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, có uy tín cao, đủ sức lãnh đạo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh vượt qua những thử thách, khó khăn.
Vai trò của Đảng bộ tỉnhThái Nguyên trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên thể hiện trong suốt quá trình triển khai nội dung hoạt động. Nhận được các Nghị quyết, Chỉ thị từ các cấp lãnh đạo như Ban bí thư, Bộ Chính trị, Đảng bộ tỉnh đã thực hiện quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về những vấn đề liên quan đến phụ nữ. Cụ thể hoá những nội dung đó, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch hướng dẫn cụ thể nhằm xác định những biện pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm và
85
yêu cầu thực tiễn của địa phương để đạt kết quả cao nhất. Để cụ thể hoá hơn nữa những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã sử dụng đội ngũ cán bộ đảng viên làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Đảng bộ tỉnh tích cực phổ biến các chủ trương, đường lối đó đến tận đội ngũ cán bộ đảng viên cơ sở và coi đây là biện pháp tối ưu để lãnh đạo, vận động quần chúng thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đề ra.
Trong suốt quá trình xây dựng, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên luôn có sự theo dõi, đánh giá từ đó có sự động viên hoặc điều chỉnh kịp thời các nội dung nhằm đưa hoạt động của Hội ngày càng tiến bộ, sát với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên do ý thức được tầm quan trọng về lãnh đạo của Đảng nên trong quá trình thực hiện luôn bám sát các chủ trương, đường lối mà Đảng bộ tỉnh đề ra trong tổ chức, hoạt động.
Vì vậy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ; coi việc phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ mới nhằm góp phần cùng phụ nữ cả nước thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.
3.2.2. Quan tâm phát triển tổ chức Hội và phong trào phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên trừ một bộ phận sống ở khu vực thành phố, trung du, còn phần lớn sinh sống ở miền núi. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng này còn chậm, kinh tế hàng hoá chưa phát triển, kinh tế tự nhiên,
86
tự cấp tự túc còn chiếm tỷ trọng lớn. Công tác định canh định cư tuy đạt được một số thành tựu nhưng hiệu quả thấp và chưa bền vững. Đời sống của đại bộ phận dân cư vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ mù chữ và thất học cao.
Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, từng bước thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc thiểu số và đa số, giữa miền núi với miền xuôi, nhất thiết phải phát triển toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế, xã hội gắn với việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng. Hội phụ nữ luôn là đơn vị đi đầu trong công tác này. Để phát triển tổ chức Hội và phong trào phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh, công tác tuyên truyền của Hội phụ nữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nội dung tuyên truyền là các chủ trương, pháp luật mới của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo, bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số; đồng thời vận động phụ nữ dân tộc thiểu số không tham gia các hoạt động trái pháp luật. Giáo dục truyền thống tốt đẹp của phụ nữ các dân tộc thiểu số, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc mình. Khuyến khích phụ nữ dân tộc thiểu số học tập nâng cao trình độ mọi mặt; tạo điều kiện để phụ nữ tích cực tham gia vào chương trình phổ cập giáo dục. Phối hợp thực hiện có hiệu quả việc xoá mù chữ, phổ cập tiểu học, trung học cơ sở cho cán bộ Hội cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Để hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, Hội phụ nữ tập trung hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp dưới nhiều hình thức phong phú, đúng pháp luật (vốn tiết kiệm, vốn tín dụng, vốn uỷ thác với ngân hàng chính sách). Hướng dẫn phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận nguồn vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý vốn hiệu quả. Tăng cường phối hợp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, lâm, ngư phù hợp với trình độ từng đối tượng, chú trọng hình thức cầm tay chỉ việc, làm mẫu trước để
87
hướng dẫn học tập, làm theo. Ngoài ra, Hội cần phát triển các nghề thủ công truyền thống dân tộc; mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ dân tộc thiểu số, ưu tiên phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo làm chủ hộ, nhất là phụ nữ trẻ đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ; hướng dẫn phụ nữ kỹ năng tiếp thị, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Muốn đạt được mục đích đó, công tác Hội phụ nữ cần tập trung vào những nội dung: nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ cơ sở Hội, Ban chấp hành. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội vùng dân tộc phải biết nói tiếng dân tộc mình, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc.
Qua thực tiễn hoạt động, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã coi trọng việc chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phát triển tổ chức và hoạt động Hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Vì đó là nhân tố quan trọng để tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc,văn hoá, xã hội của địa phương trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
3.2.3. Phát huy hơn nữa vai trò chủ động của cán bộ nữ, trong đó có vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số
Đảng đã nhiều lần khẳng định: “phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Trong xây dựng Đảng thì công tác cán bộ là quan trọng nhất, là khâu then chốt của vấn đề then chốt” [34, tr.22]. Do đó, Đảng rất quan tâm đến thực hiện công tác cán bộ ở mọi lúc, mọi nơi.
Trong thời kỳ nào, cán bộ và công tác cán bộ cũng được Đảng coi trọng và xác định đó là nhiệm vụ tất yếu, không thể thiếu trong xây dựng Đảng. Đối với công tác cán bộ nữ, năm 1994 Ban Bí thư Trung ương Chỉ thị 37 - CT/TW “về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”. Điều đó chứng tỏ Đảng đã nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ nữ trong thời kỳ đổi mới.
88
Tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Nguyên muốn duy trì phát triển cần phải phát huy hơn nữa vai trò chủ động của cán bộ nữ.
Muốn phong trào của Hội phụ nữ đạt kết quả tốt nhât, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên mà còn cần phải có sự phấn đấu của bản thân cán bộ Hội. Sự nỗ lực của mỗi cán bộ Hội quyết định đến thành công của phong trào phụ nữ Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010.
Trong giai đoạn này, Đảng bộ tỉnh, Tỉnh Hội phụ nữ Thái Nguyên đã tích cực, chủ động xác định những biện pháp nhằm phát huy cao nhất tính chủ động của cán bộ nữ trong hoạt động của Hội. Đa số cán bộ nữ đã tham gia, hưởng ứng vào các chương trình hoạt động của Đảng bộ và tỉnh Hội một cách nhiệt tình, trách nhiệm và phát huy được hết vai trò chủ động của mình trong công tác Hội. Được quan tâm đúng lúc và thường xuyên của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Thái Nguyên đã vươn lên và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong công tác và cuộc sống. Bên cạnh đó còn không ít phụ nữ nói chung, trong đó có cán bộ nữ nói riêng còn chưa phát huy được vai trò chủ động trong công tác Hội, chưa nhiệt tình với việc thực hiện những nội dung trong phong trào, còn tư tưởng tự ti và bằng lòng với chính mình trong công việc. Tuy chiếm số lượng không đông trong đội ngũ cán bộ nữ song tình trạng này lại có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của tổ chức và hoạt động của Hội, làm cho Hội hoạt động không đồng đều. Với bản thân cán bộ nữ, thiếu chủ động trong việc thực hiện công tác cán bộ nữ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của phụ nữ, vị trí công việc, không tương xứng với cơ hội có được khi xu thế mới về bình đẳng giới đang tạo nhiều điều kiện cho phụ nữ vươn lên. Qua thực tiễn hoạt động, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã coi trọng vai trò chủ động của cán bộ nữ là một bài học quan trọng. Đây là một biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác cán bộ nói riêng và thực hiện nhiều mục tiêu dành cho phụ nữ nói chung trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
89
Tiểu kết: Với 52% dân số và 50,9% lực lượng lao động của tỉnh, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, phụ nữ Thái Nguyên cũng thể hiện được vai trò của mình, đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Trong công cuộc đổi mới đất nước, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Nguyên đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức, hướng dẫn và vận động phụ nữ, tham gia thực hiện các chủ trương do Đảng khởi xướng. Nhờ đó mà hoạt động, tổ chức của Hội đã vượt qua được những khó khăn trong giai đoạn đầu sau khi tái lập tỉnh và phát triển theo hướng tích cực, thu được nhiều kết quả quan trọng như: tạo được sự thống nhất trong toàn Đảng bộ nhận thức về tầm quan trọng của phong trào phụ nữ; đã hoàn thành việc tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Đặc biệt, trong công tác chỉ đạo, dựa vào đặc điểm thực tiễn của địa phương, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phong trào phụ nữ theo hướng ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, cụ thể là ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức nữ và các doanh nghiệp nữ, đồng thời tập trung phát triển hoạt động Hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào tôn giáo và dân tộc thiểu số.
Nhờ đó, mà Đảng bộ tỉnh đã củng cố, tăng cường được khối đoàn kết các dân tộc trong tỉnh - yếu tố cơ bản để Đảng thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: việc quán triệt, triển khai, phổ biến những chỉ thị, nghị quyết về vấn đề phụ nữ ở một số địa phương chưa sâu sát; ở một số xã, vùng, miền sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, sự phối hợp của chính quyền và các ngành trong việc tổ chức hoạt động Hội còn gặp nhiều khó khăn, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Việc rút ra những bài học kinh
90
nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo công tác Hội có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Vì qua đó, Đảng bộ tỉnh sẽ phát huy được những thế mạnh, hạn chế được những khó khăn, tiếp tục lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Hội.
91