Hoạt động của Hội

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 58 - 68)

Chương 2 TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

2.2. Sự phát triểncủa hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội

2.2.2. Hoạt động của Hội

Mục tiêu của phong trào và hoạt động của Hội được Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI xác định là đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh thi đua thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, chủ động tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ; thực hiện bình đẳng giới, phấn đấu xây dựng người phụ nữ Thái Nguyên yêu nước, có sức khoẻ, sáng tạo, trung hậu, đảm đang. Vì vậy, trong giai đoạn 2006 - 2011, tất cả hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đều hướng tới mục tiêu đó mà thực hiện.

Nội dung hoạt động

Từ năm 2006 đến năm 2010, hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên là tập trung thực hiện phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao

59

động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 6 chương trình hoạt động trọng tâm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2002 - 2007 đề ra.

Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã được các cấp Hội cụ thể hóa thành các phong trào thi đua như: phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”; “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”; “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”,Phụ nữ công an nhân dân tích cực học tập, năng động sáng tạo vì an ninh tổ quốc, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Sửa chữa và xây dựng nhà mái ấm tình thương”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Kết quả của phong trào thi đua này là trong 5 năm (2006 - 2010) có 216.616 hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện 3 tiêu chuẩn của phong trào (tăng 69.769 người đăng ký so với năm 2005).

Hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các cấp Hội vận động cán bộ, hội viên tích cực làm theo tấm gương của Bác thông qua các mô hình như: “CLB, tổ phụ nữ thực hành tiết kiệm chống lãng phí”, mô hình “nuôi lợn tiết kiệm”, Ống tiền tiết kiệm”, “CLB phụ nữ tiết kiệm điện, nước” “Hũ gạo tiết kiệmTính đến năm 2010, tổng số vốn Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo do Hội quản lý là 750 triệu đồng.

Hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ “Sửa chữa và xây dựng mái ấm tình thương” cho hội viên nghèo, trong 5 năm (2006-2010), các cấp Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã vận động xây dựng được 125 nhà cho 125 hội viên nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hội viên đơn thân, hội viên dân tộc, tôn giáo vùng sâu, vùng xa; trị giá tiền các cấp Hội vận động được là gần 2 tỷ đồng; các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã giúp được 12.052/12.340 hộ nghèo đạt tỷ lệ 97,66%. Trong đó có 3.252 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo đạt 27% (vượt 17% so với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của tỉnh).

Sau 5 năm thực hiện phong trào thi đua, công tác Hội phụ nữ trong tỉnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nội dung cụ thể của phong trào đã làm thay

60

đổi nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên, có tác dụng động viên khuyến khích các tầng lớp phụ nữ trong toàn tỉnh Thái Nguyên hăng hái thi đua sản xuất, học tập, công tác; tích cực tham gia hoạt động Hội. Từ đó đã tập hợp, thu hút được đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia, phát huy tiềm năng, truyền thống của phụ nữ Thái Nguyên đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Thông qua phong trào thi đua các cấp Hội phát động, các tầng lớp phụ nữ Thái Nguyên đã được tuyên truyền, học tập các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; nắm vững được các văn bản có liên quan đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, được tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, góp phần tăng thu nhập cho gia đình và cho xã hội. Từ đó, phụ nữ được khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội; tạo động lực để thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội.

Bảng 2.4. Kết quả việc thực hiện phong trào thi đua yêu nước (2006 - 2010) Năm Số CB, HV và PN

được học tập 3 tiêu chuẩn của PTTĐ

Số CB, HV và PN đăng ký thực hiện hàng năm

Đạt tỷ lệ

Số CB, HV và PN đạt 3 tiêu chuẩn của phong trào

Đạt tỷ lệ

2006 197.896 158.324 89,0% 134.098 84,6%

2007 201.496 165.478 82,1% 142.576 86,2%

2008 240.596 210.968 87,6% 183.646 87,0%

2009 246.152 219.701 89,2% 194.275 88,3%

2010 263.023 235.061 89,3% 213.908 91,0%

(Nguồn: Báo cáo đánh giá thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI nhiệm kì (2006 - 2011, tr.12)

Bên cạnh việc tập trung vào những nội dung hoạt động lớn, từ năm 2006 đến năm 2010, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thực hiện các chương trình công tác trọng tâm như: chương trình Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ; chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Nội dung của tất cả những hoạt động trong các giai đoạn, thời kỳ đều nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa

61

phương,đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ và việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Bảng 2.5. Kết quả phong trào giúp đỡ phụ nữ nghèo Năm Tổng số

hộ nghèo của tỉnh

Số hộ nghèo do PN làm chủ hộ

Số hộ nghèo do PN làm chủ hộ được giúp đỡ

Số hộ nghèo do PN làm chủ hộ được giúp đỡ thoát nghèo

Tổng giá trị giúp nhau được quy đổi thành tiền trong PTPN giúp nhau PTKT

Số lượt PN được giúp đỡ

2007 68.227 17.220 16.637 2.407 8.111.941.000 16.586 2008 61.695 14.813 14.525 1.807 6.800.000.000 22.583 2009 48.390 13.006 12.852 2.253 8.759.806.000 58.731 2010 35.975 12.710 10.664 3.401 10.517.932.000 89.810 (Nguồn: Báo cáo đánh giá thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI nhiệm kì (2006 - 2011, tr.15)

Bảng 2.6. Kết quả bình xét danh hiệu gia đình 4 chuẩn mực Năm Số gia đình đăng

ký đạt 4 chuẩn mực

Số gia đình đạt 4 chuẩn mực

Tỷ lệ Số PN và TE được CSSK

Số TE khó khăn được giúp đỡ

2007 170.823 147.902 86,68% 97.635 449

2008 198.274 162.327 81,87% 135.421 477

2009 201.031 189.230 94,12% 107.194 513

Cộng 570.128 499.459 87,5% 340.250 1.439

(Nguồn: Báo cáo đánh giá thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI nhiệm kì (2006 - 2011, tr.15)

Bên cạnh những chương trình trọng tâm, hoạt động của Hội còn diễn ra theo chương trình điểm của riêng từng năm. Điển hình như năm 2007, BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã chọn nội dung “uống nước nhớ nguồn” làm chủ đề cho hoạt động của các cấp Hội. Theo đó, các cấp Hội đã tích cực thực hiện ccông tác hậu phương quân đội và chương trình đến ơn đáp nghĩa bằng những việc làm thiết thực như: Chăm sóc, giúp đỡ các gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa, xoá nhà tạm cho những gia đình chính sách còn khó khăn, nhận kết nghĩa, đỡ đầu với Đồn biên phòng các tỉnh biên giới, kết nghĩa với các đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh.

Những việc làm tình nghĩa đó đã góp phần chăm lo, ổn định đời sống của các

62

đối tượng chính sách ở địa phương, đồng thời động viên con em, cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ sẵn sang chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Năm 2009, BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã chọn chủ đề

“giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” để chỉ đạo các cấp Hội tập trung triển khai thực hiện trong năm. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức tốt các hoạt động giúp nhau không lấy lãi để phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức như:

giúp nhau về cây, con giống, thóc gạo, ngày công lao động trị giá lên đến 8.759.806.000 đồng (tăng trên 4 tỷ đồng so với năm 2008), số lượt phụ nữ được giúp đỡ là 5.674 người. Nhờ đó mà 2.253 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo, đạt 17,5% (vượt 7,5% so với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của tỉnh).

Để làm đúng chức năng của Hội trong tình hình mới, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã kiên quyết đổi mới phương thức hoạt động, chuyển mạnh sự hoạt động thiết thực xuống cơ sở, địa bàn dân cư (xã, phường, thị trấn…), đi sâu vào từng đối tượng vận động giáo dục phụ nữ; tập trung mọi hoạt động của Hội vào việc đấu tranh thực hiện các chính sách xã hội và chăm lo đời sống mọi mặt của phụ nữ.

Phương thức hoạt động

Trong suốt thời gian hoạt động, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên luôn được sự chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức của Đảng bộ tỉnh. Bên cạnh việc bám sát những chương trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, tỉnh Hội còn phối hợp hiệu quả với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Việc kết hợp chặt chẽ giữa chỉ đạo dọc và phối hợp ngang giữa cấp Hội với cơ quan chính quyền, các ngành kinh tế, khoa học, kỹ thuật và các đoàn thể quần chúng khác trong tỉnh Thái Nguyên.

Để phối hợp ngang có kết quả, cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã bám sát những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, của một số ngành có quan hệ nhiều nhất với phụ nữ trẻ em, có kế hoạch phối hợp một cách kiên trì từ khi

63

nghiên cứu đề ra chủ trương cho đến khi thi hành, tránh ra nhiều văn bản liên tịch mà không quan tâm đến việc chỉ đạo thực hiện.

Các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các ngành y tế, Uỷ ban DS - KHHGĐ, ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ phụ nữ trẻ em, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tuyên truyền về phòng chống ma tuý, HIV/AIDS cho cán bộ, hội viên, phụ nữ.

Trong 5 năm (2006 - 2010) thực hiện, các cấp hội đã tổ chức được 410.062 lượt cán bộ, hội viên được bồi dưỡng về kiến thức Giới, 566.250 lượt phụ nữ và trẻ em được chăm sóc sức khoẻ. Cán bộ Hội được phổ biến kiến thức về cách phòng chống bệnh dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, nước sạch và vệ sinh môi trường. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình, tỉnh Hội đã mở các lớp truyền thông về vấn đề này cho cán bộ Hội và hội viên. Chính sự hoạt động tích cực của đội ngũ cán bộ Hội đã góp phần giảm tỉ lệ tăng dân số hàng năm 0,4%0 đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Các hoạt động Hội muốn đi đúng hướng không thể thiếu kiến thức về pháp luật. Do đó, tỉnh Hội đã trực tiếp kết hợp với Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật cho cán bộ Hội và hội viên về kiến thức pháp luật: Luật hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ, kiến thức phòng chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng Giới, Luật đất đai, các chính sách xã hội liên quan đến người nghèo, người già, gia đình chính sách; tư vấn pháp luật cho 10.621 lượt phụ nữ.Từ năm 2006 đến năm 2010, số lượt cán bộ, hội viên được học tập về Luật bình đẳng Giới là 825.371;

số cán bộ, hội viên được tuyên truyền là 734.076 lượt. Điều này giúp sống đúng và làm theo pháp luật, tự tin hơn khi xử lý các tình huống nảy sinh trong hôn nhân, gia đình.

Các cấp Hội cũng đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và trung tâm khuyến nông các huyện tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho 9.600 lượt hội viên; Phối hợp với Sở lao động thương binh và xã hội tổ

64

chức 30 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp cơ sở với gần 4000 học viên tham gia. Sự kết hợp này đã bổ sung kiến thức cho cán bộ Hội, giúp cho phụ nữ trong tỉnh thực hiện có chiều sâu nhiệm vụ của mình, đưa kiến thức sản xuất nông nghiệp tới tận người nông dân.

Sau 20 năm đổi mới, đời sống của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên nói riêng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.

Nhưng trên thực tế, đời sống của nhiều phụ nữ ở Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những gia đình ở vùng sâu, vùng xa mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất và thiếu thông tin khoa học.

Nắm bắt được điều đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng người nghèo, Kho bạc và các cơ quan đầu tư khác tiến hành lồng ghép, bồi dưỡng kiến thức quản lý, sử dụng vốn, kinh nghiệm sản xuất cho cán bộ, hội viên với hoạt động vay vốn tín dụng, tiết kiệm. Đến năm 2010, 9/9 huyện, thành phố, thị xã và 100% các cơ sở Hội đều có các hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, thường xuyên duy trì hiệu quả mô hình tổ nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm. Toàn tỉnh có 1.956 tổ, nhóm phụ nữ vay vốn tín dụng tiết kiệm với 42.905 thành viên. Các cấp Hội đã tín chấp với các ngân hàng cho 49.810 hội viên vay với tổng số tiền trên 10 tỷ đồng. Duy trì vốn ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo với tổng số vốn trên 240 triệu đồng. Duy trì phong trào “Phụ nữ giúp nhau giống, vốn không lấy lãi để phát triển kinh tế” đã có 6.132 phụ nữ được giúp với tổng số tiền trên 700 triệu đồng. 9/9 huyện; tổ chức tư vấn nghề, tư vấn việc làm cho 3.037 lượt người; đào tạo nghề cho 2.143 lao động nữ về các nghề may công nghiệp, mây tre đan, nấu ăn, kỹ thuật nông nghiệp…

Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh còn phối hợp với Hội nữ doanh nhân tỉnh giới thiệu doanh nhân nữ trong tỉnh duy trì hoạt động của 34 CLB nữ doanh nghiệp (trong đó có 3 CLB cấp huyện là Đại Từ, Thành phố, Sông Công). Tính đến 30/6/2010 có 1200 thành viên tham gia .

65

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh còn thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng quan tâm tổ chức các lớp xóa mù chữ cho phụ nữ là dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Năm 2008, tổ chức được 1 lớp xóa mù chữ cho 25 phụ nữ Sán Dìu tại huyện Phổ Yên, năm 2009, tổ chức được 1 lớp xóa mù chữ cho 30 phụ nữ dân tộc Mông tại huyện Đồng Hỷ.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức đoàn công tác lên thăm và tặng quà cán bộ chiến sỹ đồn biên phòng Ngọc Khê (đơn vị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đỡ đầu và trạm Biên phòng Thác Bản Giốc, Trùng Khánh (Cao Bằng); Kết hợp với Công an tỉnh nâng cao hiểu biết cho cán bộ, hội viên về giữ gìn trật tự, an ninh - xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội.

Để hoạt động của các cấp Hội thực sự thu hút được đông đảo tầng lớp phụ nữ tham gia, tỉnh Hội phụ nữ Thái Nguyên còn xác định nhiều biện pháp để nâng cao hoạt động của các cấp Hội như:

Coi trọng công tác xây dựng, phát huy lực lượng cán bộ phụ nữ nòng cốt, mạng lưới cộng tác viên của Hội. Lực lượng cán bộ nòng cốt bao gồm Ban chấp hành xã, phường, tổ trưởng, nhóm trưởng phụ nữ, và cả những đối tượng tuy không chuyên trách công tác Hội, song được nhiều người tín nhiệm, có khả năng tổ chức các hoạt động của Hội. Mạng lưới cộng tác viên của Hội, bao gồm những người am hiểu những vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em và có nhiệt tình công tác với Hội: các nhà khoa học, kỹ thuật, các nhà giáo dục, y tế, văn hoá, nghệ thuật, quản lý kinh tế, những cán bộ đương chức cũng như cán bộ hưu trí v.v… Sau 5 năm, (2006 - 2010), tỉnh Hội đã xây dựng được mạng lưới báo cáo viên từ tỉnh đến cơ sở gồm 200 người là những nhân tố nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền tới hội viên phụ nữ và nhân dân chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương.

Xây dựng công tác kiểm tra thành nền nếp. Thực hiện khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, công tác tổ chức cho các cấp Hội và quần chúng phụ nữ giám sát kiểm tra việc thi hành chính sách, luật pháp…

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)