Chương 2 TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
2.2. Sự phát triểncủa hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội
2.2.1. Xây dựng hệ thống tổ chức Hội
Tiếp tục đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ Hội
Huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là chiến lược của Đảng để thực hiện được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong thời điểm quan trọng này, xây dựng đội ngũ cán bộ có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lịch sử trong giai đoạn mới là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược. Đại hội X của Đảng chỉ rõ cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng. Chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ các dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, chuyên gia trên các lĩnh vực; bồi dưỡng nhân tài theo định hướng quy hoạch.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhận thức rõ vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ là khâu quyết định cho tổ chức và hoạt động của Hội phụ nữ các cấp nên công tác này luôn được Hội quan tâm. Trong năm 2007, các cấp Hội phụ nữ đã phối hợp với trường Chính trị tổ chức được 75 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho 3.375 cán bộ hội viên phụ nữ cơ sở [17,tr.8]. Năm 2008, các cấp Hội tiếp tục mở được 86 lớp thu hút 5.441 cán bộ Hội viên cấp cơ sở học tập,
50
bồi dưỡng [18,tr.9]. Năm 2009, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phối hợp với Trường chính trị tỉnh mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho 80 cán bộ là chủ tịch, phó Chủ tịch Hội phụ nữ cấp cơ sở; phối hợp với Trường cán bộ phụ nữ Trung ương khai giảng lớp Trung cấp ngành công tác phụ nữ cho 68 chủ tịch, phó chủ tịch và cán bộ nguồn cấp cơ sở; tiếp tục xây dựng và thực hiện đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp” về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Hội. Cũng trong năm 2009, có 03 lớp cho 65 chủ tịch, phó chủ tịch Hội phụ nữ xã phường; 20 lớp cho 410 chi hội trưởng, chi hội phó chi hội phụ nữ được mở ra để đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. 5.444 cán bộ từ cấp chi hội trở lên được bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị [20,tr.12]. Trong 6 tháng đầu năm 2010, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhà nước cho 3.478 lượt người; duy trì tốt lớp Trung cấp nghiệp vụ phụ vận khóa II (2009- 2010) và tổ chức lớp sơ cấp ngành công tác phụ nữ theo đề án 664 của Chính phủ cho 50 cán bộ Hội cơ sở.
Ngoài ra, Tỉnh uỷ Thái Nguyên còn phối hợp với Học viện khu vực I mở 3 lớp chính trị hệ cao cấp tại Trường Chính trị tỉnh (tỷ lệ nữ đạt 31%), đào tạo trình độ trung cấp lý luận cho trên 5.000 cán bộ, trong đó có 27% học viên nữ. Tại trường Chính trị tỉnh, tỉnh cũng đã mở lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước cho 1.042 cán bộ ngạch chuyên viên và chuyên viên chính, trong đó chiếm 256 nữ (chiếm 25%); tỷ lệ nữ công chức được bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ đạt 30%.
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 11 - NQ/TW của BCT, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã triển khai Chương trình hành động số 18 - CTr/TU ngày 01/4/2008 về việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW. Nhờ vậy mà công tác phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên đạt được những kết quả quan trọng. Lực lượng cán bộ nữ tham gia bộ máy lãnh đạotừ cơ sở đến tỉnh đã không ngừng phát huy và thể hiện rõ vai trò, vị trí của mình. “Tính đến năm 2009, cán bộ nữ tham gia lãnh đạo các cấp đã tăng nhanh về số lượng. Cấp tỉnh: Tham gia Ban Thường vụ
51
Tỉnh ủy có 1 người, Tỉnh ủy viên 5 người, phó ngành 23 người, Trưởng phòng, ban 67 người; Phó phòng, ban 97 người. Cấp huyện, thành phố, thị xã: Bí thư 1/9 (11,11%), Ủy viên Ban Thường vụ: 7/96 (7,29%), Ủy viên Ban chấp hành huyện ủy: 37/314 (11,78%), Phó Chủ tịch HĐND: 1/9 (11,11%), Thường trực HĐND: 3/9 (33,33%); Đại biểu HĐND: 86/333 (25,83%); Trưởng ban/ngành và tương đương: 35 người, Phó ban/ ngành tương đương: 53 người, Trưởng phòng và tương đương: 14, Phó phòng và tương đương: 48. Cấp xã, phường, thị trấn: Bí thư Đảng ủy: 3/180, Phó Bí thư Đảng ủy: 4/180, Thường trực Đảng ủy: 14/180, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy: 67/547, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy: 313/2538, Chủ tịch UBND: 11/180; Chủ tịch HĐND: 1/180, Phó Chủ tịch HĐND: 20/180, Thường trực HĐND: 11/180, Đại biểu HĐND:
938/4635”[88,tr. 6-7].
Trong năm 2009, chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã được tín nhiệm bầu giữ chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh, 2 người được bầu bổ sung tham gia BCH Đảng bộ tỉnh. Đây là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, đồng thời cũng là sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Thái Nguyên trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Chất lượng đội ngũ Ban chấp hành của tỉnh Hội đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác Hội trong tình hình mới. Trong tổng số 34 ủy viên Ban Chấp hành có 3 người có trình độ trên đại học (8,82%); 25 người có trình độ đại học (73,52%); 5 người có trình độ Trung cấp (17,7%). Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng hai Đề án: “Đào tạo lý luận chính trị và Trung cấp ngành công tác phụ vận cho Cán bộ Hội phụ nữ cơ sở giai đoạn 2007 - 2020”; Đề án:
“Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2009”. Nhờ vậy mà số lượng cũng như chất cán bộ Hội được tập huấn, nâng cao chuyên môn, trình độ đều tăng lên qua mỗi năm.
52
Bảng 2.1. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Thái Nguyên
Chức vụ
Số lƣợng/TS Tỷ lệ %
UVBCH Đảng bộ Tỉnh 5/49 10,20%
UVBTV Đảng bộ Tỉnh 2/15 13,33%
UVBCH Đảng bộ Huyện, Thành, Thị 41/317 12,93%
UVBCH Đảng bộ cơ sở 427/2308 18,50%
Các cơ quan dân cử
Đại biểu Quốc hội khóa XI 2/7 28,57%
Đại biểu HĐND tỉnh khóa 2004 - 2009 16/67 23,88%
Đại biểu HĐND Huyện khóa 2004 - 2009 87/338 25,74%
Đại biểu HĐND Xã, Phường khóa 2004 - 2009 963/4688 20,54 Cơ quan quản lý Nhà nước
Phó Chủ tịch UBND Tỉnh 1/3 33,33
Trưởng phó sở, ban, ngành cấp tỉnh 20/133 15,04 Chủ tịch, phó CT UBND, HĐND huyện,
Thành phố, Thị xã
4/47 8,51
Chủ tịch, phó CT UBND, HĐND xã, phường 65/813 7,99
Các doanh nghiệp Nhà nước 55/414 13,28
(Nguồn: Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên 2006 - 2010)
Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức Hội và phát triển Hội viên
Kiện toàn bộ máy cán bộ được coi là vấn đề đảm bảo cho quá trình hoạt động của Hội diễn ra đúng yêu cầu, điều lệ. Sau đại hội, BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã được kiện toàn gồm 34 người, trong đó 27 người được tái cử, 07 người được bầu mới. Đối với cấp cơ sở, tỉnh Hội yêu cầu phải phối hợp với cấp uỷ chỉ đạo các cơ sở Hội có sự thay đổi cán bộ chủ chốt, kiện toàn và bầu bổ sung chức danh chủ tịch, phó chủ tịch, Uỷ viên chấp hành đảm bảo đúng quy trình của Điều lệ Hội. Hằng năm, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các cấp Hội tổ chức bình xét, phân loại cơ sở Hội. Giai đoạn 2006 - 2010, 12/12 đơn vị cấp huyện xếp loại xuất sắc (chiếm tỷ lệ 100%); 90% Hội phụ nữ cấp cơ sở xếp loại Khá trở lên trong đó có 30% xếp
53
loại xuất sắc. Tiếp tục thực hiện phương châm “nơi nào có phụ nữ, nơi đó có tổ chức Hội” và quan điểm “tập trung các hoạt động về cơ sở”, đặc biệt là địa bàn vùng cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo sinh sống, BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo xây dựng mô hình Hội viên nòng cốt để thúc đẩy phong trào như mô hình Hội viên nòng cốt tại xã Vũ Chấn huyện Võ Nhai, mô hình phụ nữ dân tộc xây dựng gia đình hạnh phúc tại xã Tân Long huyện Đồng Hỷ, xã Tân Thịnh huyện Định Hoá, mô hình phụ nữ tôn giáo giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc tại xã Nhã Lộng huyện Phú Bình.
Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI nhiệm kỳ 2006 - 2011 xác định rõ mục tiêu của phong trào và hoạt động của Hội là: Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh thi đua thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, chủ động tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ; thực hiện bình đẳng giới, phấn đấu xây dựng người phụ nữ Thái Nguyên yêu nước, có sức khoẻ, sáng tạo, trung hậu, đảm đang. Đại hội đã xác định những chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ: Phấn đấu 70% trở lên phụ nữ được giáo dục về đạo đức lối sống, pháp luật chính sách của Nhà nước về Giới và Bình đẳng Giới; 80% trở lên hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện phong trào thi đua:
“Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”
trong đó 70% trở lên đạt 3 tiêu chuẩn thi đua của phong trào; Phấn đấu hết nhiệm kỳ, tỷ lệ thu hút hội viên đạt 65% (phụ nữ từ 18 tuổi trở lên) tham gia sinh hoạt và hoạt động của Hội; 100% cán bộ chủ chốt các cấp Hội đạt tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo quy định của nhà nước; 80% trở lên cơ sở Hội đạt loại Khá trở lên, trong đó 30% đạt loại xuất sắc; Giữ vững và nâng cao chất lượng cơ sở Hội, phấn đấu 100% cơ sở Hội đạt từ Khá trở lên.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và đặc
54
điểm của địa phương để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng cấp Hội. Chú trọng củng cố, phát triển tổ chức Hội thống nhất mô hình: BCH phụ nữ xã/phường/thị trấn và tương đương → chi hội phụ nữ (theo địa bàn tổ dân phố, thôn, bản) → tổ phụ nữ và các loại hình khác (tổ ngành nghề, câu lạc bộ) để Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp thực hiện tốt vai trò là nơi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Nhờ thực hiện theo mô hình này và mà Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã bám sát vào hoạt động của cấp Hội ở cơ sở, qua đó nắm bắt được tình hình, thực trạng phong trào phụ nữ ở mỗi địa phương, vùng miền, từ đó phát hiện ra những khó khăn và tìm ra những giải pháp phù hợp trong công tác chỉ đạo.
Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội là giải pháp chủ yếu để đạt được những tiêu chí mà Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đề ra.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội chủ động xây dựng quy chế làm việc của Ban Chấp hành, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên, nguyên tắc, chế độ và lề lối làm việc để lãnh đạo, khắc phục triệt để tình trạng hành chính và ngăn ngừa bệnh thành tích trong hoạt động Hội; chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp đề ra; xây dựng các Đề án trình Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân về các lĩnh vực nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ chủ chốt Hội phụ nữ xã, phường, thị trấn; thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Thái Nguyên; giúp đỡ phụ nữ nghèo có địa chỉ; nâng cao kỹ năng vận động cho nữ ứng cử viên Hội đồng nhân dân 3 cấp; tham mưu đề xuất với Tỉnh uỷ thực hiện đề án chuyển đổi Trung tâm dịch vụ việc làm 20/10 thành Trung tâm dạy nghề Phụ nữ Thái Nguyên. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ động phối hợp với các cấp chính quyền nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị định 19 NĐ - CP của Chính phủ và Quyết định 2264/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND tỉnh Thái Nguyên và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
55
Thái Nguyên trong việc bảo đảm cho các cấp Hội phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước.
Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng hội viên là một trong những tiêu chí đánh giá việc xây dựng tổ chức Hội phát triển vững mạnh. Các cấp Hội phụ nữ thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt nhằm tập hợp, thu hút ngày càng nhiều hội viên tham gia vào tổ chức Hội. Tính đến 2010, toàn tỉnh Thái Nguyên có 61.392 mô hình, trong đó phần đa là những mô hình mới, phù hợp với đặc điểm từng địa phương như: mô hình Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em ở các Huyện Định Hoá, Phổ Yên, Đại Từ, Câu lạc bộ Khiêu vũ, Bạn gái tuổi vị thành niên ở Thành phố Thái Nguyên, Câu lạc bộ Tâm tình phụ nữ dân tộc tôn giáo ở Thị xã Sông Công. Việc đa dạng hoá nội dung và hình thức sinh hoạt đã thu hút được đông đảo hội viên tham gia. Năm 2006, các cấp Hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên kết nạp mới được 7.651 hội viên, đạt 67,1% [16,tr.6]. Qua mỗi năm, số lượng Hội viên mới đều tăng lên.
Bảng 2.2: Số lƣợng hội viên qua các năm Năm ∑ PN từ
18 tuổi trở lên
∑ HV Phụ nữ
Tỷ lệ thuhút
%
Số HV kết nạp mới
Tỷ lệ
%
Số HV ra khỏi Hội
Tỷ lệ Đảng viên 2007 294.076 203.499 69,2 11.350 5.9 5.025 2,5 416 2008 291.708 212.835 73 9.339 4.6 6.501 3,1 756 2009 300.233 219.502 73,1 10.487 4.9 3.823 1,7 506
6t/2010 224.256 4.651 156
Cộng 71,8 31.176 5,2 15.349 2,4 1.678
(Nguồn: Báo cáo đánh giá thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI nhiệm kì (2006 - 2011, Tr.6)
Cùng với phẩm chất truyền thống, trí tuệ và năng lực chuyên môn là những giá trị mà cuộc sống mới đòi hỏi không thể chậm trễ trong hành trình hoàn thiện chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam. Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu. Đó cũng chính là chuẩn mực của phụ nữ Việt Nam trong
56
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà mỗi phụ nữ cần phải vươn tới và đạt được.
Cùng với việc phát triển về số lượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng nâng cao chất lượng của hội viên bằng cách không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của hội viên phụ nữ.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ được các cấp Hội đổi mới cả về nội dung và hình thức, ngày càng đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ. Hoạt động tuyên truyền được kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền bề rộng và giáo dục chiều sâu; tuyên truyền giáo dục thường xuyên với việc tổ chức tuyên truyền có trọng điểm nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước. Nội dung tuyên truyền chủ yếu là chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đề ra kế hoạch số 21/KH - HPN ngày 22/3/2006 về công tác vận động phụ nữ dân tộc, tôn giáo mục đích tăng cường sự chỉ đạo của các cấp Hội đối với phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ tôn giáo, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào công giáo, nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kỳ họp thứ 7 khóa IX, nâng độ đồng đều phong trào phụ nữ giữa các vùng, miền.
Các cấp Hội phụ nữ tập trung chỉ đạo phong trào hướng về cơ sở, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng địa phương, đặc biệt là vùng dân tộc, tôn giáo. Nắm chắc tâm lý, nguyện vọng của phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ theo tôn giáo nhằm tập hợp, thu hút động đảo phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo tham gia sinh hoạt Hội. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp xóa mù chữ cho phụ nữ là dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Năm 2008, tổ chức được 1 lớp xóa mù chữ cho 25 phụ nữ Sán Dìu tại huyện Phổ Yên, năm 2009, tổ chức được 1 lớp xóa mù chữ cho 30 phụ nữ dân tộc Mông tại huyện Đồng Hỷ.