CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. HIV
HIV (Human Immunodeficiency Virus): nghĩa là vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người.
Có 2 loại vi rút là HIV1 và HIV2, cả 2 đều gây bệnh cho người. Người mang HIV trong máu thì gọi là người nhiễm HIV.
Virút này tấn công hệ thống bảo vệ của cơ thể và làm hệ thống này suy giảm.
Một người được xác định là nhiễm HIV khi có mẫu huyết thanh dương tính cả 3 lần xét nghiệm kháng thể bằng 3 loại sinh phẩm khác nhau với nguyên lý phản ứng và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
1.1.2. AIDS
AIDS: là chữ viết tắt của từ tiếng Anh là Acquired Immune Deficiency Syndrome; là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, là bệnh liệt kháng; là giai đoạn cuối của nhiễm HIV - Cơ thể rất dễ bị nhiễm các nhiễm trùng cơ hội do không có khả năng chống đỡ như lao, phổi…mà người nhiễm HIV gặp phải do hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hoại nặng nề. Các bệnh này gọi chung là bệnh nhiễm trùng cơ hội. AIDS được coi là gai đoạn cuối của HIV. Tuy nhiên, mỗi người khi bị AIDS thì có những triệu chứng khác nhau, tuỳ loại nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải, và khả năng chống đỡ của người đó.
- Mắc phải là không do di truyền mà do bị nhiễm trong cuộc sống - Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải:
Hội chứng: Nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như sốt, tiêu chảy, lao, phổi, viêm não, các bệnh về da…do căn bệnh nào đó gây ra cho cơ thể.
17
Suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể bảo vệ các mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây bệnh - Khi đó gọi là các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Nhiễm trùng cơ hội: Là các nhiễm trùng chỉ xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu - Giai đoạn AIDS. Các mầm bệnh gây NTCH là vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh trùng… sẵn có trong môi trường, có thể sống chung và ít gây bệnh cho người có hệ miễn dịch khoẻ mạnh
1.1.3. Người có HIV/AIDS
Là những người đã bị nhiễm HIV và đã được xét nghiệm có kết quả xét nghiệm dương tính với virút HIV. Giai đoạn cuối của nhiễm HIV là AIDS.
Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người. HIV dương tính là kết quả xét nghiệm mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người đã được xác định nhiễm HIV.
1.1.4. Đồng đẳng viên
Đồng đẳng viên là những người có cùng lứa tuổi, hoàn cảnh... với đối tượng tiếp cận. Họ được huấn luyện, đào tạo kiến thức, kỹ năng hoạt động về một lĩnh vực nào đó để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sống với những đồng đẳng của họ một cách tự giác, bình đẳng và không ép buộc.
Theo Luật phòng, chống HIV/AIDS thì: “Nhóm giáo dục đồng đẳng là những người tự nguyện tập hợp thành một nhóm để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ những người có cùng cảnh ngộ”
Các đồng đẳng viên tham gia làm nhân viên trong chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS là những người có HIV+, những người sống chung với HIV sau khi được chương trình/dự án đào tạo về kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ, cung cấp các vật dụng cần thiết quay lại cộng đồng tham gia vào giáo dục, chăm sóc, hỗ trợ cho những người khác bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Theo dõi và phản ảnh nhu cầu thực tế của họ và những người thân, những trẻ bị ảnh hưởng bởi
18
HIV/AIDS tại địa phương, đóng góp ý kiến để các hoạt động chương trình/dự án đáp ứng đúng các nhu cầu đó. Tham gia các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực để có đủ khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động chăm sóc tại nhà tại cộng đồng.
Có nhiều cách hiểu về giáo dục đồng đẳng. Giáo dục đồng đẳng là một hoạt động giáo dục, trong đó các thành viên của một cộng đồng hoặc nhóm người giáo dục và cung cấp thông tin cho những đồng đẳng viên ( những người cùng lứa tuổi, cùng địa vị xã hội , cùng môi trường ...) nhằm giúp đỡ đưa ra quyết định cũng như tiếp nhận hành vi mới, góp phần ngăn ngừa các vần đề cụ thể về sức khoẻ hay xã hội, như những vấn đề về sức khoẻ sinh sản, HIV/AIDS, sử dụng ma túy. Giáo dục đồng đẳng liên quan đến việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng giữa những người có cùng tình trạng xã hội, nhằm hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau [35].
Theo ông Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam cho biết: các tuyên tryền viên đồng đẳng (TTVĐD) là những người được các chương trình, dự án tuyển chọn, đào tạo để quay trở lại tiếp cận những người nghiện chích ma túy, người bán dâm, để tuyên truyền cho họ về phòng, chống HIV/AIDS;
hỗ trợ, cung cấp cho họ phương tiện thực hiện các hành vi an toàn (bơm kim tiêm, BCS...). Đồng thời vận động họ đến tiếp cận các dịch vụ, cao hơn nữa vận động họ từ bỏ ma túy, từ bỏ hành vi bán dâm của mình. Hiện dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn đang trong giai đoạn tập trung trong nhóm người nghiện chích ma túy, người bán dâm, nên công việc của các TTVĐĐ lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Họ được coi là một trong những lực lượng chủ lực để "tấn công" vào HIV/AIDS.
1.1.5. Chăm sóc tại nhà
Là việc gia đình, bạn bè, hàng xóm, các tình nguyện viên, nhân viên y tế, nhân viên xã hội trực tiếp chăm sóc và hỗ trợ người có HIV tại nhà của họ.
Là một biện pháp tích cực, thực tế và hiệu quả không chỉ cho bản thân người có HIV, gia đình của họ mà còn có lợi ích trong cả ngành y tế, trong xã hội. Hầu hết các bệnh nhân HIV/AIDS đều muốn được chăm sóc và điều trị tại nhà vì hợp với tâm lý người bệnh hơn, đỡ tốn kém và cũng đỡ quá tải cho bệnh viện. Tuy nhiên nó không thể thay thế được sự chăm sóc của y tế, bệnh viện. Cần có sự phối hợp chặt
19
chẽ giữa chăm sóc tại nhà với sự hỗ trợ của cộng đồng, nhân viên xã hội, nhân viên y tế, chuyên gia tư vấn và chăm sóc tại bệnh viện.
Chăm sóc tại nhà mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS trong cộng đồng:
Lợi ích cho người có HIV
Hỗ trợ tinh thần kịp thời, giúp người có HIV vượt qua các khủng hoảng tâm lý
Người có HIV cảm thấy không bị kỳ thị và phân biệt đối xử
Giúp người có HIV kéo dài thời kỳ khỏe mạnh
Người có HIV cảm thấy vui hơn, nhiều hy vọng vào cuộc sống và thấy mình có ích đối với gia đình
Tránh được các nguy cơ lây nhiễm bệnh ở bệnh viện
Lợi ích cho gia đình người có HIV
Thể hiện tình cảm gia đình
Người có HIV sẽ ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình và cộng đồng (nhất là trong việc dự phòng lây nhiễm HIV)
Giảm bớt các chi phí nằm viện, tầu xe, người chăm sóc…
Thành viên gia đình người có HIV vừa chăm sóc người bệnh, vừa có thể làm việc tạo thu nhập và các công việc khác của gia đình
Lợi ích cho ngành y tế, xã hội
Giảm bớt tình trạng quá tải của các bệnh viện, nâng cao khả năng phục vụ bệnh nhân của các bệnh viện
Hạn chế được các nguy cơ lây nhiễm chéo chủng vi rút trong bệnh viện
Chăm sóc tại nhà là một mạng lưới chăm sóc toàn diện cho người có HIV dựa trên các nhu cầu của họ về: Sức khỏe - thể chất; Tâm lý - cảm xúc; Xã hội; Tâm linh; Phòng lây nhiễm. Chăm sóc tại nhà lấy việc chăm sóc người nhiễm làm trung tâm, người thân trong gia đình, họ hàng, láng giềng, các tổ chức dựa vào cộng đồng (NGOs, Hội từ thiện của nhà chùa, nhà thờ, nhóm bạn giúp bạn...), các nhóm đồng đẳng, nhân viên y tế...trong đó các cơ sở y tế sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc
20
hướng dẫn chăm sóc và tư vấn. Bệnh viện các tuyến sẽ là mạng lưới trung chuyển hoặc điều trị những trường hợp nặng [20].
1.1.6. Vai trò
Vai trò là những khuân mẫu ứng xử xã hội khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. Ví dụ: bố phải thương con, mẹ phải hiền, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ, trò phải chăm chỉ, thầy phải nghiêm túc...
Có hai loại vai trò: vai trò hiện và vai trò ẩn. Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi người đều có thể thấy được. Vai trò ẩn là vai trò không biểu lộ ra bên ngoài mà có khi chính người đóng vai trò đó cũng không biết, thí dụ: trong những gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường hay bất hòa nhiều khi đứa con nhỏ được huấn luyện để đóng vai người trung gian hòa giải mà chính nó và cha mẹ nó không biết.
Một người có thể có nhiều vai trò tùy thuộc vào vị thế xã hội mà người đó có.
1.1.7. Vai trò trong chăm sóc tại nhà
Vai trò của chăm sóc tại nhà là cung cấp dịch vụ và tăng cường sự liên kết trong chăm sóc, hỗ trợ toàn diện cho người có HIV/AIDS tại cộng đồng. Bao gồm [19]:
Cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ tại nhà/cộng đồng
Tăng cường, củng cố các liên kết cộng đồng trong chăm sóc và hỗ trợ cho người có HIV/AIDS
Nâng cao năng lực điều phối cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị tại địa phương
Nâng cao năng lực và đẩy mạnh sự tham của người có HIV/ AIDS
Tác động làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử
21
Biểu 1.1: Mô hình chăm sóc toàn diện và liên tục cho người có HIV/AIDS [20]
Vai trò chính của các ĐĐV (nhân viên chăm sóc tại nhà) là tiếp cận thân chủ, gần gũi họ, hiểu các nhu cầu của họ và hỗ trợ dựa trên chu cầu. Vai trò có tính bổ sung cho các dịch vụ khác. Vai trò kết nối thân chủ với các dịch vụ khác mà thân chủ cần. Là người quản lý ca tin cậy của thân chủ, biết sử sụng tối đa nguồn lực cộng đồng.
Đồng đẳng viên chăm sóc tại nhà vừa cung cấp vừa giám sát các dịch vụ được cung cấp cho người có HIV/AIDS. Thông qua giám sát, ĐĐV chăm sóc tại nhà đánh giá liên tục các dịch vụ đã cung cấp, xác định những hạn chế của dịch vụ, dựa trên đó để góp ý với cơ quan, tổ chức đưa ra những điều chỉnh để cải thiện dịch vụ. Thông qua giám sát, nhà quản lý ca có thể xác định những thay đổi của đối tượng. Để hoàn thiện sự giám sát, nhà quản lý ca tiến hành lượng giá thường xuyên
Người sống chung với HIV/AID
S
Tổ chức phi chính phủ
Nhà thờ Tổ chức, nhóm thanh
niên Tình nguyện
viên Tình nguyện viên Trạm y tế
Cơ sở y học cổ truyền Nơi chăm sóc trẻ mồ
côi
Bênh viện huyện và phòng khám chuyên khoa về HIV/AIDS
Hỗ trợ pháp lý - xã hội Nơi chăm sóc
bệnh nhân
HIV/AIDS Hỗ trợ
tinh thần Tự chăm Các cơ sở sóc
chăm sóc đặc biệt Tư
vấn và xét nghi ệm tự ngu yện
Hỗ trợ đồng đẳng
Chăm sóc sức
khỏa ban đầu
Chăm sóc tại cộng đồng
Chăm sóc tại nhà Chăm
sóc đặc biệt cấp III
Chăm sóc cấp
II
22
những mục tiêu, hoạt động của các cá nhân và các dịch vụ mà đối tượng có được, để xem xét sự tiến bộ và rút kinh nghiệm.