Tư vấn và hỗ trợ tiết lộ tình trạng HIV, giới thiệu dịch vụ xét nghiệm VCT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV AIDS thông qua đồng đẳng viên ( nghiên cứu trường hợp tại huy (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIV/AIDS VÀ NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐỒNG ĐẲNG VIÊN TRONG CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TẠI NHÀ CHO NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TẠI ĐÔNG TRIỀU, QUẢNG NINH

3.2. Trong hoạt động dự phòng lây nhiễm

3.2.2. Tư vấn và hỗ trợ tiết lộ tình trạng HIV, giới thiệu dịch vụ xét nghiệm VCT

72

thiệp giảm hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thì đấy chính là vacxin hữu hiệu nhất để chặn đứng HIV/AIDS trong cộng đồng xã hội.

Kỳ thị và thiếu hiểu biết là một trong những lý do làm cho số người nhiễm HIV mới tăng lên trong cộng đồng vẫn còn là một chủ đề chúng ta cần tránh. WHO khuyến cáo rằng, ruồng bỏ, hay gạt sang bên lề người có HIV/AIDS là một vấn đề lớn ngăn cản nhiều người tìm đến các dịch vụ giúp đỡ. Hỗ trợ họ trong chữa trị và tiết lộ chính mình cũng có thể cải thiện vấn đề này. Sự dị nghị có thể được tháo bỏ bằng những kiến thức phù hợp và thái độ đúng đắn. Người có HIV/AIDS hay sợ người khác sẽ nghĩ rằng họ là tệ nạn xã hội, họ đang bị chịu báo ứng về một lỗi lầm nào đó, hoặc bằng cách nào đó họ cảm thấy mình bị thấp kém hơn ai đó, bị bỏ rơi, trở thành gánh nặng, trở thành người thừa, vô dụng,...

Tại huyện Đông Triều, hoạt động dự phòng, can thiệp giảm thiểu tác hại HIVAIDS, ma túy, mại dâm được đẩy mạnh bởi nhiều chương trình, dự án nên phần nào tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử trong cộng đồng đã được cải thiện; nhất là từ khi có hoạt dộng chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng cho người có HIV/AIDS mà sự tham gia tác nghiệp chính là sử dụng chính đối tượng đích làm ĐĐV chăm sóc thực sự đã có tác động trên cộng đồng. Bằng chứng sống thực tế nhất, đầy đủ nhất cho niềm tin của các PLHIV chính là bản thân mỗi ĐĐV chăm sóc. Họ đến với khách hàng trong vai trò một GDVĐĐ từ một nhóm chính thức, được cộng đồng công nhận, điều đó có nghĩa là họ đã công khai cho mọi người biết mình là người có H, nhưng không vì thế mà họ trở nên xấu xa, vô nghĩa với gia đình, cộng đồng, họ vẫn sống tốt, vẫn làm việc, vẫn tham gia các hoạt động xã hội tại cộng đồng nếu có cơ hội, nếu được thừa nhận.

"Trước kia chưa được tiếp cận chăm sóc, hỗ trợ thường xuyên tại nhà, vấn đề kỳ thị còn nhiều nên một số khách hàng còn e dè, ý tứ trong việc đi xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh hay tiết lộ thông tin với người thân bạn bè, cộng đồng còn bị hạn chế, dấu diếm nên số người tử vong do AIDS rất nhiều nhất là trước những năm 2009 trở đi (do không được điều trị ARV kịp thời như chúng tôi bây giờ). Sau một thời gian chúng tôi đến tiếp cận, chăm sóc, thăm hỏi, động viên mãi nhiều

73

người đã có thay đổi, cởi mở hơn, sẵn sàng đi xét nghiệm hay tham gia vào điều trị cũng như công khai tình trạng của mình hơn. Cũng phải nói là một phần do thời gian gần đây các hoạt động tuyên truyền, vận động, các chương trình dành cho người có HIV/AIDS trên địa bàn huyện được thực hiện khá rầm rộ nữa nên vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử đã giảm đi rất nhiều. Chính vì thế mà khách hàng phần nào cởi mở hơn trong việc công khai tình trạng. Do đó việc tiếp cận chăm sóc của chúng tôi cũng thuận lợi hơn, số người nhiễm mới cũng đã giảm, tử vong do AIDS cũng giảm, đời sống được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần.

(Nữ ĐĐV - phỏng vấn sâu tại Đông Triều) Kết qủa phỏng vấn sâu các cán bộ y tế và các trưởng nhóm chăm sóc tại nhà, đa số cũng đều cho thấy các hỗ trợ và tiếng nói của các ĐĐV chăm sóc thực sự là có hiệu quả khi cố gắng khích lệ, động viên các khách hàng công khai tình trạng có HIV cũng như đi xét nghiệm tự nguyện (VCT) để xác định tình trạng bệnh của mình.

"Nó rất có ích giúp ngành y tế kiểm soát tốt hơn số người có H được xác định trên địa bàn của mình. Cụ thể khi có chương trình này thì số lượng khách hàng được phát hiện bệnh sớm hơn so với trước (Giai đoạn 1 của bệnh) - vì trước hầu hết các khách hàng khi đến viện đều đã bị rất nặng, chúng tôi tư vấn xét nghiệm rất mất thời gian. Nay họ được nhân viên đồng đẳng động viên, hỗ trợ, giới thiệu hoặc chuyển gửi đến, có người còn tự tìm đến với bệnh viện - như những người đi tù về, cai nghiện về, chồng bị chết…thời gian phát hiện và điều trị sớm hơn, số người nhiễm được khẳng định chính xác hơn, có tính cởi mở hơn trước."

(PVS cán bộ tại phòng khám OPC bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển)

"Trước vấn đề kỳ thị, chăm sóc, xét nghiệm còn bị hạn chế, tình trạng dấu bệnh còn nhiều dẫn đến tử vong nhiều. Sau khi có sự chăm sóc của ĐĐV trong chương trình thì thấy kết quả đã khả quan hơn: nhiễm mới giảm, tử vong giảm, đời sống người có H được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Tình trạng tiết lộ khá hơn, người ta sẵn sàng đi xét nghiệm VTC, trẻ đến trường bình thường hơn. Nói chung là đã có sự thay đổi."

(PVS cán bộ y tế - trưởng nhóm chăm sóc tại nhà)

74

Cùng chung quan điểm, các khách hàng PLHIV trực tiếp là những người hưởng lợi của chương trình có đánh giá cao về vai trò và hiệu quả của các ĐĐV. Từ đó đã có những thay đổi tích cực hơn về thái độ, hành vi, cách ứng xử trong cuộc sống của mình.

"À, cái này ...trước kia bệnh tình của hai vợ chồng chủ yếu biết với nhau, những người thân gần gũi trong gia đình nữa, còn cộng đồng xung quanh rất ít người biết. Có đi khám xét vẫn còn e dè trong phạm vi nào đó vì xã hội vẫn còn nhiều người kì thị với những người như chúng tôi mà. Lúc đầu rất hay bị tủi thân, bị chạm tự ái khi nghe người này xì xào, người kia bàn tán, gọi con này con kia, thằng này thằng nọ. Sau khi được tiếp cận, chia sẻ với các bạn ĐĐV vợ chồng tôi đã thay đổi được một số suy nghĩ tích cực hơn. Có đi đâu, làm gì nếu còn gặp những lời xì xào, bàn tán đôi khi cũng coi như không nghe thấy gì hết, coi như không để sống cho bản thân mình, vì người ta đâu phải ai cũng hiểu biết hết đâu, thôi kệ họ. Đi làm các xét nghiệm mình cũng tự tin hơn, sẵn sàng chia sẻ với nhiều người hơn, đến đó thấy nhiều bạn cũng như mình mà."

(Nam khách hàng - phỏng vấn sâu tại Đông Triều) Bản thân các ĐĐV chăm sóc cũng chia sẻ ý kiến và cho đây là cái được mà nhóm chăm sóc của mình đã làm được so với trước kia. Hỗ trợ này không những đã có tác động tới khách hàng là những người có HIV trực tiếp hưởng lợi của chương trình, mà ngay cả người dân trong cộng đồng biết đến cũng tìm đến nhờ giúp đỡ khi nhận thấy con em mình có hành vi nguy cơ.

"Trước khi tham gia vào chương trình mình cũng đang sinh hoạt trong câu lạc bộ Vì ngày mai, nhóm mình cũng biết nhiều người cũng có HIV như mình nên cũng hay vận động họ tham gia sinh hoạt cùng, nhưng đa số đều né tránh, từ chối vì sợ lộ thông tin. Câu lạc bộ của mình hoạt động công khai trong cộng đồng mà.

Nhiều anh chị em bọn mình phỏng đoán là có H rồi, nhưng thật khó để thuyết phục họ đi xét nghiệm. Sau khi vào chương trình, được tập huấn, học hỏi thêm các kỹ năng với lại có sư hậu thuẫn đằng sau là các trưởng trạm y tế nên việc tiếp cận cũng dễ dàng hơn. Những ai khó quá lại nhờ các chú trưởng trạm đi cùng. Sau một

75

thời gian chương trình đi vào hoạt động ổn định, được nhiều người biết đến, nhiều khách hàng đã tự tìm đến với bọn mình xin được tham gia, có những bố mẹ con cái còn đang đi cai hay đi tù sắp về cũng đã tìm tới bọn mình nhờ vả khi nào con họ về thì đến chơi, động viên nó đi xét nghiệm xem sao,..."

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV AIDS thông qua đồng đẳng viên ( nghiên cứu trường hợp tại huy (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)