Tổ chức và phương thức hoạt động

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV AIDS thông qua đồng đẳng viên ( nghiên cứu trường hợp tại huy (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIV/AIDS VÀ NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐỒNG ĐẲNG VIÊN TRONG CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TẠI NHÀ CHO NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TẠI ĐÔNG TRIỀU, QUẢNG NINH

2.3. Tình hình hoạt động của các nhóm đồng đẳng viên về chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS tại huyện Đông Triều

2.3.1. Tổ chức và phương thức hoạt động

Hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của các ĐĐV trên địa bàn huyện chủ yếu là sinh hoạt nhóm nhỏ/câu lạc bộ với nhau. Một số cá nhân cùng đứng lên tập hợp lại hoặc một cá nhân nào đó năng động, nhiệt tình và có điều kiện đứng lên tập hợp những bạn bè, người quen cùng cảnh ngộ lại thành một câu lạc bộ trên tinh thần tự nguyện cùng sinh hoạt nhóm, gặp gỡ nhau theo định kỳ để chia sẻ với nhau về tâm tư, tình cảm, khó khăn trong cuộc sống, kiến thức về HIV, các chương trình, tổ chức xã hội có thể tiếp cận...

Trước khi triển khai chương trình chăm sóc tại nhà cho người có HIV/AIDS, trên địa bàn huyện mới chỉ có 01 nhóm (chính thức) GDVĐĐ của Trung tâm y tế dự phòng huyện hoạt động dưới sự tài trợ hợp tác của Tổ chức Quỹ Toàn Cầu. Nội dung gồm phát BCS, bơm kim tiêm miễn phí cho đối tượng là gái mại dâm và người sử dụng ma túy trong hoạt động can thiệp giảm tác hại theo chương trình Quốc gia về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS. Bên cạnh đó còn có 01 nhóm/câu lạc bộ Vì ngày mai tươi sáng (nhóm tự lực) thuộc mạng lưới những người có HIV/AIDS trên địa bàn cả nước. Cả hai nhóm này đều có những tôn chỉ, mục đích hoạt động của mình và ít nhiều cũng thu hút được một số lượng người có HIV tham gia và cũng có những hiệu quả, tác động tới cộng đồng, những người sử dụng ma túy, mại dâm, có HIV/AIDS trên địa bàn huyện.

36

Tuy nhiên, các hỗ trợ của những nhóm đồng đẳng viên chỉ mới tập trung ở việc phát BCS, bơm kim tiêm (BKT) sạch miễn phí và giúp đỡ bệnh nhân cùng cảnh ngộ trong những ngày khám bệnh định kỳ. Hình thức hỗ trợ chủ yếu vẫn dừng lại ở việc cùng đi tái khám, quen biết nhau, làm bạn với nhau hoặc thăm hỏi xã giao nhau xem: sống ở đâu, tình hình sức khỏe thể chất thế nào, CD4 bao nhiêu, đang dùng phác đồ gì, có bị tác dụng phụ không... Ai thân thiết hơn thì chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống, chuyện công việc, gia đình và những vấn đề gặp phải chưa giải quyết được. Các đồng đẳng viên cũng chỉ chủ yếu chăm sóc giảm nhẹ về sức khỏe và về mặt tinh thần: thăm hỏi, động viên, an ủi. Ai có cách nào hay và hiệu quả trong việc xử lý các triệu trứng sức khỏe thông thường ở nhà thì chia sẻ với bạn, hoặc biết nơi nào/địa chỉ khám chữa tin cậy nào thì giới thiệu. Nếu họ có sống ở những khu vực lân cận thì mời đến cùng sinh hoạt trong nhóm/câu lạc bộ mình đang tham gia để có nhiều thời gian gặp gỡ nhau, chia sẻ với nhau hơn. Chỉ có những bệnh nhân chưa tuân thủ điều trị tốt mới đến tư vấn tại nhà - hoạt động mang tính tự phát.

Bắt đầu từ 2009 chương trình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS được thực hiện đã có sự thay đổi rõ ràng về cơ cấu và hình thức tổ chức của các ĐĐV trên địa bàn huyện. Cụ thể chương trình đã thành lập nên 5 nhóm ĐĐV chính thức về chăm sóc hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS trên cơ sở lấy chính đối tượng đích - người có HIV/AIDS làm cộng tác viên để đi cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS trên địa bàn huyện. Các nhóm được chương trình tập huấn về kiến thức, kỹ năng cơ bản ban đầu cũng như hiểu biết cơ chế hoạt động cụ thể của công việc, tiêu chí, mục tiêu, mục đích công việc mình sẽ tham gia, các dịch vụ mình sẽ cung cấp. Ngoài ra chương trình còn tổ chức thêm các buổi nói chuyện chuyên đề liên quan đến HIV/AIDS trong suốt quá trình triển khai hoạt động theo nhu cầu thực tế của các nhóm ĐĐV cũng như của nhiều khách hàng đề xuất. Mỗi nhóm sẽ phụ trách một số địa bàn nhất định, không trùng lặp nhau trong việc tìm kiếm khách hàng và chăm sóc họ hàng tháng.

37

Một điểm khác biệt của mô hình là có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhân viên y tế tuyến cơ sở (trạm y tế xã, huyện) với PLHIV để thành lập các nhóm chăm sóc tại nhà tại cộng đồng. Trong đó, nhân viên y tế tuyến cơ sở đóng vai trò là các trưởng nhóm với nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ nhóm trong quá trình thực hiện từ việc tìm kiếm đối tượng vào chương trình đến việc duy trì chăm sóc hàng tháng. PLHIV là các ĐĐV chăm sóc tại nhà chính, trực tiếp cho các khách hàng với nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, động viên, thuyết phục họ vào chương trình để hàng tháng có thể chính thức đến thăm họ tối thiểu một lần/một tháng và cung cấp các dịch vụ của chương trình cho họ và thân nhân gia đình. Sự duy trì và phát triển về chất lượng hoạt động của nhóm được thể hiện qua các buổi giao ban độc lập hàng tuần của các nhóm chăm sóc tại nhà với trưởng nhóm của mình. Thông qua đó các thành viên nhóm nắm bắt được tình hình hoạt động của nhau về tiến độ, chất lượng công việc;

chia sẻ cho nhau những thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm về tìm kiếm khách hàng cũng như việc cung cấp các dịch vụ của chương trình cho họ;

Hàng tháng các nhóm chăm sóc sẽ tập hợp lại cùng với Trung tâm y tế huyện, có mời thêm một số đại diện các ban ngành đoàn thể (nằm trong mạng lưới phòng chống HIV/AIDS chung của huyện) trên địa bàn tiến hành một buổi giao ban thường niên để báo cáo tiến độ hoạt động của các nhóm trong tháng qua. Trong mỗi buổi giao ban thường kỳ này, các nhóm sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, thuận lợi, thách thức, phương án xử lý trong họat động thực tế của mình; lên kế hoạch hoạt động tháng tới của chương trình nói chung và các nhóm chăm sóc nói riêng. Đồng thời lồng ghép tổ chức sinh hoạt, giao lưu văn nghệ, trò chơi để các ban ngành đoàn thể cùng các nhóm chăm sóc có sự hiểu biết lẫn nhau, thân thiện với nhau hơn, xóa đi khoảng cách xa lạ, phân biệt đối xử ngay trong nòng cốt chương trình khi chính các ĐĐV cũng là người có HIV. Việc tham gia của PLHIV trong các nhóm chăm sóc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với PLHIV, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu tiên triển khai chương trình, khi cộng đồng còn chưa hiểu về các hoạt động cũng như lợi ích dành cho nhóm người có HIV và còn e dè mặc cảm chưa dám lộ diện.

38

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV AIDS thông qua đồng đẳng viên ( nghiên cứu trường hợp tại huy (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)