CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Về vị trí địa lý, Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh tính đến ngày 01-10-1998 là 611.081,3 ha.
Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha. Có 14 đơn vị hành chính gồm 4 thành phố (Hạ long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí), 01 thị xã (Quảng Yên), 10 huyện trong đó có 02 huyện đảo (Cô Tô và Vân Đồn).
Về kinh tế, Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế Quảng Ninh phát triển mạnh về công nghiệp khai thác than (Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.), cảng biển; là một tr?ng ?i?m kinh t?; m?t ??u tàu c?a vùng kinh t? tr?ng ?i?m phía b?c ??ng th?i là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất,
??a m?o. Qu?ng Ninh có nhi?u Khu kinh t?, Trung tâm th??ng mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2012) sau thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hải Phòng. Tính đến hết năm 2012 GDP đầu người đạt hơn 2700 USD/năm (đạt 7,4% - là mức tăng khá so v?i bình quân chung c?a c? n??c trong ?ó: H? Long 3821 USD/n?m,
24
3864 USD/năm, Cẩm Phả 3814 USD/năm, Uông Bí 3352 USD/năm, Đông Triều 1959 USD/năm). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 29.880 tỷ đồng, đạt 102% kê hoạch và 101% so với cùng kỳ là sự cố gắng lớn của toàn tỉnh trong điều kiện kinh tế khó khăn chung của cả nước. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao (năm 2011 điện 8,6 triệu đồng, than 7,7 triệu đồng, du lịch - dịch vụ 9,2 triệu đồng). Năm 2013, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 4 ở Việt Nam [25].
Về dân số, tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.177.200 người, mật độ dân số đạt 193 người/km², trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 620.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 557.000 người. Dân số nam đạt 607.350 người, trong khi đó nữ đạt 569.850 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 11,5 ‰.
Theo th?ng kê c?a T?ng c?c th?ng kê Vi?t Nam, tính ??n ngày 1 tháng 4 n?m 2009, toàn t?nh Qu?ng Ninh có 34 dân t?c và ng??i n??c ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 1.011.794 người, tiếp sau đó là người Dao ?ông th? nhì v?i 59.156 ng?
ng??i, ng??i Sán Chay có 13.786 ng??i, ng??i Hoa có 4.375 ng??i. Ngoài ra còn có các dân t?c ít ng??i ng??i Thái.
Trung bình hàng năm, Quảng Ninh có 2,5 - 3 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Thường xuyên có 30.000 - 40.000 lao động tạm trú sống và làm nghề, kèm theo đó là sự du nhập lối sống không lành mạnh như: tệ nạn ma túy, mại dâm và một số dịch bệnh phát triển như HIV/AIDS. Năm 2012, toàn tỉnh có 4.022 hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm mới cho 2,83 vạn lao động, vượt kế hoạch đề ra, trong đó: lĩnh vực nông, lâm, thủy sản 4.000 lao động; công nghiệp xây dựng 13.200 lao động, thương mại du lịch 9.150 lao động.
Về y tế, Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư
?áp ?ng yêu c?u khám ch?a b?nh c?a nhân dân và các du khách trong 09 phòng khám
25
đa khoa khu vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 s? y h?c, 53 th?c s? y h?c, 24 bác s? chuyên khoa II, 218 bác s? chuyên khoa I, 437 bác s?, 478 y s?, 109 k? thu?t viên, 960 ?i?u d??ng viên, 225 n? h? sinh, 43 d??c sỹ đại học, 99 dược sỹ trung học và 982 cán bộ chuyên môn khác đạt tỷ lệ 30 giường bệnh trên 10.000 dân, đạt tỷ lệ 8 bác sỹ trên 10.000 dân. Hiện tại Quảng Ninh có 02 phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định HIV (phòng xét nghiệm tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh và tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí); 09 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện; 12 phòng khám ngoại trú OPC (trong đó có 01 phòng khám ngoại trú dành cho trẻ em) tại 9 huyện thị/thành phố về chăm sóc, điều trị cho người có HIV/AIDS như: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Móng Cái, Hoành Bồ, Yên Hưng, Tiên Yên, Uông Bí, Đông Triều; 04 máy đếm tế bào CD4 (tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Lao và Phổi, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh) phục vụ xét nghiệm, chuẩn đoán cho bệnh nhân AIDS; 08 điểm cung cấp thuốc điều trị dự phòng Lây truyền HIV từ mẹ sang con (tại các Bệnh viện đa khoa:
tỉnh, Cẩm Phả, Tiên Yên, Vân Đồn, Móng Cái, Đông Triều, Quảng Yên, và Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí), các đơn vị còn lại chỉ thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV cho bà mẹ có thai để chuyển tuyến. Đây là một lợi thế cho người có HIV có thể tiếp cận các dịch vụ y tế một cách nhanh chóng, tiện lợi [26].
1.3.2. Khái quát về huyện Đông Triều
Về vị trí địa lý, huyện Đông Triều cách Hà Nội khoảng 90 km, cách Hạ Long 60 km, là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía nam và phía tây giáp Hải Phòng, Hải Dương, phía đông giáp thị xã Uông Bí. Huyện Đông Triều gồm 2 Thị Trấn (Đông Triều và Mạo Khê) và 19 xã.
Về kinh tế, huyện Đông Triều có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản (than atraxit) T? nh?ng quy ho?ch ban ??u, ?ông Tri?u ?ã hình thành nhi?u c?m công nghi?p t?p trung, c?m vùng ngh?, c?m b?n bãi thu? n?i ??a v?i di?n tích trên 250 ha
26
gồm các xã: Bình Dương, Thuỷ An, Hồng Phong, Đức Chính, Xuân Sơn, Mạo Khê, Yên Thọ, Hoàng Quế... Đến hết năm 2006, huyện đã thu hút gần 80 dự án đến đăng ký đầu tư với tổng số vốn là 3.190 tỷ đồng và hiện (2011) đã có 30 dự án đi vào sản xuất, giải quyết việc làm cho trên 3.150 lao động. Kinh tế của Đông Triều có mô hình công - lâm - nông nghiệp. Sản lượng lương thực chiếm 1/4 sản lượng lương thực toàn tỉnh. Hiện nay, huyện đang tập trung đưa những giống cây có hiệu quả kinh tế cao về trồng như vải thiều, dâu (nuôi tằm). Công nghiệp khai thác than, nghề gốm nổi tiếng từ lâu đời. Tính đến cuối năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 14,7%, tổng thu ngân sách trên địa bàn 278,1 tỷ đồng, vượt 50,2 % kế hoạch tỉnh giao, trong đó thu cấp quyền sử dụng đất đạt 140 tỷ đồng, bằng 233% kế hoạch tỉnh giao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ chiếm 88,4%; nông - lâm - ngư nghiệp 11,6%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.759,8 USD (tăng 356,8 USD so với năm 2012). Các doanh nghiệp Nhà nước từng bước thực hiện cổ phần hóa, tiếp tục sắp xếp lại đồng thời đầu tư nâng cao dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất [24].
Về dân số, Đông Triều có diện tích 397,7 km², dân số là 179.902 người (năm 2012). Dân cư sống ở Đông Triều chủ yếu là dân tộc Việt (Kinh) chiếm khoảng 98%
dân số toàn huyện; 2% còn lại là dân số của các dân tộc Hoa, Tày, Sán Dìu, Dao.
Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo đạt kết quả và chuyển biến tích cực. Trong năm 2013 đã giải quyết việc làm cho 2.508 lao động, vượt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,91% năm 2012 xuống còn 1,13%.
Về y tế, Đông Triều có một bệnh viện đa khoa huyện với 135 giường bệnh, 01 trung tâm y tế than khu vực Mạo Khê (thuộc Tập đoàn CN than và khoáng sản VN) với 130 giường bệnh, 1 phòng khám đa khoa khu vực Mạo Khê, trung tâm y tế, trung tâm dân số, 21 trạm y tế xã, thị trấn. Ngoài ra, địa bàn huyện còn có 3 phòng khám đa khoa tư nhân và trên 100 cơ sở hành nghề Y, dược, y học cổ truyền tư nhân. Đến hết năm 2013 đã có 18/21 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 17/21 trạm y tế xã có Bác sỹ làm việc, đến năm 2014 có 19/21 trạm y tế xã có bác
27
sỹ làm việc và dự kiến đến năm 2016 tất cả các trạm y tế xã có bác sỹ làm việc (cao nhất trong toàn tỉnh). Bình quân số giường bệnh trên địa bàn huyện là 2,66 giường/1000 dân. Đông Triều có 01 phòng khám ngoại trú chăm sóc và điều trị cho người có HIV/AIDS, 01 điểm tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV và 01 điểm cung cấp thuốc điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Các trạm y tế tuyến dưới là điểm khám chữa ban đầu và cung cấp các thuốc và vật dụng thiết yếu hỗ trợ cho người có HIV/AIDS trong chương trình như: các thuốc hạ sốt thông thường, thuốc bổ, thuốc điều trị các nhiễm trùng cơ hội nhẹ, thuốc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thuốc sát trùng sát khuẩn, găng tay, bơm kim tiêm sạch, bao cao su.
Đội ngũ y bác sỹ nhiệt tình, có tâm huyết và thường xuyên được tập huấn bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực về chăm sóc, điều trị cho người có HIV/AIDS [26].
28