Chủ trương CPH DNNN được chính thức đề cập trong Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VII. Nghị quyết của Hội nghị xác định rõ:
”Chuyển một số xí nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới”[13]. Tiếp theo, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định: ”Triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoá DNNN để huy động vốn và tạo thêm động lực thúc đẩy DN làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng lên, không phải để tư nhân hoá” [15].
1.2.1. Về mục tiêu cổ phần hoá
Nghị định 28/CP, ngày 7/5/1996, của Chính phủ về chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần khẳng định: ”Cổ phần hoá DNNN là huy động vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ phát triển doanh nghiệp và tạo điều kiện cho những người góp vốn và công nhân viên chức trong doanh nghiệp có cổ phần nâng cao vai trò làm chủ, thực sự tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp khi doanh nghiệp có hiệu quả.”[10]. Theo đó, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá IX tháng 8/2001 khẳng định: ”Mục tiêu thực hiện Cổ phần hoá trước hết nhằm tạo ra loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông; khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của các DN”[14]. Còn tại Điều 1, Nghị định 187 của Chính phủ ngày 16/11/2004, một lần nữa khẳng định mục tiêu của CPH DNNN là: ”chuyển đổi những công ty nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài
nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý mhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”[8].
Như vậy, mục tiêu của Đảng ta về cổ phần hoá DNNN nhằm:
a) Góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo ra động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
b) Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.
c) Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông;
tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và của người lao động.
Theo Ban Đổi mới quản lý DN Trung ương, lộ trình đổi mới, sắp xếp DNNN tính đến năm 2005 còn khoảng 2.000 DN, giảm 62%. Số DNNN còn lại tập trung vào các DN công ích nhà nước, các tổng công ty và các DN độc lập có ý nghĩa quan trọng. Số lao động làm việc trong các DNNN sẽ giảm 25%, từ 1.681 nghìn người xuống còn 1.260 nghìn người. Vốn chủ sở hữu của các DNNN sẽ giảm 11,4%, từ 106.892 tỉ đồng xuống còn 94.703 tỉ đồng. Nợ của các DNNN giảm 18,5% từ 113.965 tỉ đồng xuống còn 92.799 tỉ đồng trong đó nợ ngân hàng giảm 21%, từ 47.734 tỉ đồng xuống còn 22.750 tỉ đồng. [26].
1.2.2. Đối tượng doanh nghiệp nhà nước lựa chọn để cổ phần hoá Trong chương trình cụ thể hoá và đưa Nghị quyết Đại hội IX vào cuộc sống, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khoá IX (9/2001) chủ trương “đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không cần giữ 100% vốn” [17]
xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, Nghị quyết đã có những định
hướng quan trọng như chỉ ra những lĩnh vực mà nhà nước giữ 100% vốn, những lĩnh vực mà Nhà nước phải giữ cổ phần chi phối; quy định chi tiết đối với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích. Theo đó, việc lựa chọ DN để CPH xuất phát từ vị trí của DN đối với nền kinh tế quốc dân chứ không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, còn danh mục các công ti nhà nước mà Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ sẽ được Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Đến Hội nghị Trung ương 9 (khoá IX) thì quan điểm về CPH đặc biệt thông thoáng: a) Kiên quyết đẩy nhanh tiến độ CPH và mở rộng các DNNN cần CPH, kể cả những DN lớn và một số tổng công ty kinh doanh có hiệu quả. b) Gắn CPH với phát hành cổ phiếu và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. c) Giá trị DNNN được CPH, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất về nguyên tắc phải do thị trường quyết định. d) Việc mua, bán cổ phiếu phải công khai trên thị trường, khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ DN.
Tóm lại, đối tượng CPH DNNN hiện nay đã chuyển sang một giai đoạn nâng cao về chất lượng trên cả hai mặt sau: một là, từ CPH DNNN là ăn thua lỗ, DNNN có vốn nhỏ sang CPH cả những DN lớn, các tổng công ty, các DN làm ăn có lãi; hai là, từ CPH DNNN trong một số lĩnh vực rất hạn chế sang CPH các DN ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hoá.
Còn về chỉ đạo thực hiện, Nghị quyết Hội nghị Trung ương chín, khoá IX quyết định: “ đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá và mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hoá, kể cả một số công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hoá chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, hàng không, đường sông, hàng hải ....viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm. Khắc phục tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp” [14].
1.2.3. Về hình thức tiến hành cổ phần hoá
Theo Nghị định số 64/NĐ-CP, ngày 19/6/2002, CPH DNNN ở nước ta hiện nay có 4 hình thức sau: a) Giữ nguyên vốn hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn. b) Bán một phần vốn hiện có tại doanh nghiệp. c) Bán toàn bộ vốn hiện có tại doanh nghiệp. d) Thực hiện các hình thức b hoặc c kết hợp với phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn. Còn theo quy định mới nhất tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 thì việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần bao gồm các hình thức sau:
1- Giữ nguyên vốn hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn áp dụng đối với những DN CPH có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ. Mức vốn huy động thêm tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của CTCP được phản ảnh trong phương án CPH.
2- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại DN hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
3- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại DN hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
Và cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào điều kiện thực tế của từng DN mà quyết định chuyển DNNN hiện có thành CTCP, trong đó Nhà nước có cổ phần chi phối, CP đặc biệt, CP ở mức thấp hoặc Nhà nước không giữ CP. Sau đó thực hiện “ CPH đơn vị phụ thuộc của DN hoặc chuyển toàn bộ DN thành CTCP. Trường hợp CPH đơn vị phụ thuộc của DN thì không được gây khó khăn hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh các bộ phận còn lại của DN”[14], như vậy, chuyển hình thức CPH từ nội bộ là chính sang bán cổ phần ra bên ngoài, kể cả cho các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2.4. Về quy trình tiến hành cổ phần hoá Gồm 4 bước:
Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá. Căn cứ vào vị trí của DNNN đối với nền kinh tế quốc dân mà phân loại và lập danh sách, xác định giá trị DN cần CPH.
Bước 2: Xây dựng phướng án cổ phần hoá.
Bước 3: Phê duyệt và triển khai phương án cổ phần hoá.
Bước 4: Ra quyết định cổ phần hoá.
1.2.5. Đặc điểm của doanh nghiệp cổ phần hoá
- Hầu hết các doanh nghiệp được đưa vào chương trình CPH đều có đặc điểm sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về Nhà nước. Nhà nước chi phối mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và phân phối của DN. Mặc dù Nhà nước có chủ trương giao quyền chủ động cho DN nhưng giám đốc và tập thể lãnh đạo DN không thể vượt qua những chế định của Nhà nước. Thực tế cho thấy, chức sắc trong DN càng cao thì tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước lại càng lớn. Mọi trang thiết bị đều là của Nhà nước, nhưng mất mát, hư hỏng không ai quan tâm... vì những thứ đó không hề ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của các thành viên trong DN. Do đó, hiện tượng “vô chủ” khá phổ biến trong các DN cũng như trong các hợp tác, xã làm cho tình trạng tham ô, lãng phí, ăn cắp của công ngày càng tăng. Khấu hao tài sản không tính vào chi phí hoặc có tính thì không đáng kể, vì thế nhiều DN đã ”ăn” vào máy móc, thiết bị. Kết quả là, khu vực kinh tế nhà nước ngày càng lún sâu vào thua lỗ và càng trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước.
Sau khi DNNN đã CPH, người lao động trong DN, kể cả bộ phận lãnh đạo DN, đều trở thành đồng sở hữu tư liệu sản xuất của DN. Do đó, tất cả các thành viên trong DN đều quan tâm đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Nếu DN làm ăn có lãi thì cùng được chia, lỗ thì cùng chịu, vì trong CTCP, người lao động được hưởng quyền lợi theo 2 phương thức phân phối:
phân phối theo lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động và phân phối theo lợi nhuận dựa vào mức góp vốn thông qua việc mua cổ phiếu. Điều này làm thay đổi nhận thức kinh tế, giảm sự trông chờ vào Nhà nước, tạo điều kiện cho Nhà nước chăm lo các lĩnh vực khác của xã hộ i, tạo động lực mới
trong sản xuất, kinh doanh, quyền bình đẳng trong xã hội được xây dựng trên nền tảng vững chắc.
Đối với các DN được CPH, họ được tự chủ trong sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn hoạt động dưới sự chỉ đạo chung vì lợi ích của xã hội, của đất nước, được đối xử bình đẳng như các DN khác trong nền kinh tế, hoạt động theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp.
Cho đến nay, hầu hết các DNNN thuộc diện CPH đều là các DN có vốn và quy mô nhỏ. Số DNNN có vốn dưới 10 tỉ đồng chiếm 75% và thuộc những ngành mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Trong tổng số 2.280 DNNN thuộc diện sắp xếp đến 2005 có 216 DNNN có vốn nhà nước trên 10 tỉ đồng (chiếm 9,5%), từ 1-10 tỉ đồng là 1.233 DNNN (chiếm 54%) và dưới 1 tỉ đồng là 831 DNNN (chiếm 36,5%).