Những vấn đề đặt ra để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở khánh hòa luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 73 - 77)

Mặc dù đã đạt được một số kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực như đã trình bày ở trên, nhưng để quá trình Cổ phần hoá ở Khánh Hoà diễn ra nhanh chóng, thuận lợi thì tỉnh phải giải quyết một cách thoả đáng những vấn đề bức xúc trong quá trình thực hiện Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.

Thứ nhất, một số công ty cổ phần còn hạn chế về mức tăng trưởng trong sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm, sở hữu công nghiệp khiến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài còn thấp, dẫn tới số lượng sản phẩm xuất khẩu không đạt hiệu quả như mong muốn.

Thứ hai, việc bảo toàn và phát triển vốn ở một số doanh nghiệp nhà nước thực hiện kém hiệu quả vẫn còn doanh nghiệp ăn dần vào vốn, mất vốn. Trừ những đơn vị làm ăn có lãi chú trọng đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, nâng

cao chất lượng sản phẩm như: Công ty dệt Tân Tiến, Tổng công ty Khánh Việt, Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha Trang... hiện hàng chục doanh nghiệp vẫn sử dụng thiết bị lạc hậu, công nghệ cũ, dẫn tới năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, trong khi chất lượng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh ngay tại thị trường trong tỉnh. Hầu hết doanh nghiệp hoạt động bằng nguồn vốn vốn vay, lãi vay lớn càng làm giải hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chỉ tính riêng năm 2003 lãi vay phát sinh phải hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp nhà nước là 105 tỷ đồng, gần bằng năm 2002.

Thứ ba, trình độ quản lý doanh nghiệp còn yếu, nhiều cán bộ chậm đào tạo lại và không có điều kiện thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý, điều hành chưa theo kịp với nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, tuy giao, bán được 34 doanh nghiệp nhưng vốn điều lệ chỉ ở mức 127 tỷ đồng, bằng 7,5% tổng vốn sở hữu của doanh nghiệp nhà nước. Lượng vốn Nhà nước thu về từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp chỉ chiếm rất nhỏ so với vốn nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp trước đó. Đối tượng mua cổ phần phát hành lần đầu cốt yếu là người lao động trong doanh nghiệp và chỉ bán phần vốn nhà nước hiện nằm trong công ty mà không phát hành thêm cổ phiếu nên nguồn vốn lớn từ bên ngoài bị bỏ ngỏ.

Thứ tư, vấn đề bức xúc nhất hiện nay của nhiều công ty cổ phần là tỉnh chưa quy định cụ thể thời gian thuê đất cũng như việc cấp giấy chứng nhận thuê đất của doanh nghiệp. Ngoài ra một số doanh nghiệp được sắp xếp theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP còn thiếu những ràng buộc cần thiết, cho nên ngay sau khi chuyển đổi xảy ra hiện tượng mua gom cổ phiếu, tập trung vào một số ít cá nhân, vô tình doanh nghiệp trở thành “tư nhân hóa”. Điều đó dẫn đến tình trạng số công ty cổ phần làm ăn kém hiệu quả gia tăng. Năm 2002, Khánh Hòa chỉ có hai công ty cổ phần thua lỗ. Năm 2003 số đơn vị kinh doanh kém hiệu quả nâng lên bốn công ty đó là công ty TNHH Lương Sơn,

công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp, Công ty cổ phần khách sạn Hữu Nghị, Công ty cổ phần Trà Long.

Thứ năm, việc xác định giá trị của doanh nghiệp để cổ phần hóa chưa được cơ quan quản lý cấp trên tính đến yếu tố lợi thế doanh nghiệp. Điều này tạo nên mâu thuẫn: tuy giá trị tài sản như nhau nhưng ở vị trí khác nhau thì sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Cơ chế định giá còn mang tính chủ quan, áp đặt từ “hội đồng” khiến giá trị một số doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm chuyển đổi không phản ánh đúng thực tế. Bên cạnh đó, còn sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với công ty cổ phần trong chính sách vay vốn, thuê đất... gây tâm lý cho những doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần “ngại” chuyển đổi. Chính sách thuế có điểm bất hợp lý và thiếu ổn định, nhất là việc coi trọng nuôi dưỡng nguồn thu bằng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp tích lũy vốn. Chính sách ưu đãi thuế thiếu hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa.

Thứ sáu, chưa tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp. Trong thời gian qua còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác, trong đó có công ty cổ phần.

Doanh nghiệp nhà nước thường được ưu đãi hơn về quyền sử dụng đất, được vay các Ngân hàng thương mại quốc doanh không phải thế chấp, với lãi suất ưu đãi, được khoanh nợ, xóa nợ khi gặp rủi ro, được xét giảm, miễn thuế dễ dàng..., khi chuyển sang hoạt động theo Luật Công ty, thì công ty cổ phần không được hưởng “ân huệ” trên, đó là sự “thiệt thòi” và làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty này.

Thứ bảy, về thị trường chứng khoán. Cổ phần hóa một số bộ phận doanh nghiệp nhà nước và thị trường chứng khoán có mối liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển. Trong những năm qua, cổ phần DNNN ở Khánh Hòa làm chưa tốt nên cũng chưa có tiền đề để hình thành và

phát triển nhanh thị trường chứng khoán. Ngược lại, việc hoạt động kém sôi động, kém hiệu quả của thị trường vốn này, đã không tạo ra sự hấp dẫn cho những người đầu tư cổ phần.

Chương 3

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở khánh hòa luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)