Thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở khánh hòa luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 57 - 73)

2.2.1. Quá trình triển khai cổ phần hóa

Từ năm 1990 đến nay, theo chủ trương của Chính phủ, tỉnh Khánh Hoà đã thực hiện 3 đợt sắp xếp các DNNN. Đợt thứ nhất từ năm 1990 đến năm 1993;

đợt thứ hai từ năm 1994 đến năm 1997, và đợt thứ 3 từ tháng 3 /1998 đến nay.

Đợt thứ 1 (1990-1993): Đợt này chủ yếu tập trung vào việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp quốc doanh theo Nghị định 135/HĐBT và tiến hành thành lập, đăng ký lại, giải thể doanh nghiệp quốc doanh theo Nghị định số 388/HĐBT. Mục tiêu của đợt sắp xếp này là rà soát lại số lượng DNNN đã được thành lập trước đó, đăng ký lại ngành nghề kinh doanh. Kết quả đã thành lập được 140 DNNN. Các DNNN được sắp xếp trong đợt này đã bước đầu tạo được động lực mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và hình thành cơ chế kiểm soát có hiệu quả hơn của cổ đông và người lao động đối với DN; bước đầu tiết kiệm được chi phí, năng suất lao động tăng, một số DN đã đầu tư thêm máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ, mở rộng ngành nghề, tăng cường liên doanh, liên kết...

Đợt thứ 2 (1994- 1997): Thực hiện Chỉ thị 500/ TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục sắp xếp các DNNN với mục tiêu đưa các DNNN đi vào hoạt động

theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; phân định tương đối rõ chức năng của cơ quan quản lý nhà nước; xác định quyền chủ động sản xuất, kinh doanh cho DNNN; bổ sung đủ 30% vốn lưu động cho những DNNN làm ăn có hiệu quả...

Đợt thứ 3 (từ 1998 đến nay): Đẩy mạnh việc sắp xếp và đổi mới DNNN theo Chỉ thị số 20/ 1998/ CT- TTg ngày 21/ 4 /1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN; Nghị định số 44/ 1998/NĐ - CP ngày 26/6/1998 về việc đổi mới DNNN thành công ty cổ phần; Nghị định số 103/1999/NĐ-CP về giao, bán, khoán, kinh doanh và cho thuê DNNN. Mục tiêu của đợt này là tăng năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN, làm cho DNNN thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế tỉnh.

Phân loại và xác định danh mục DNNN, trong đó chỉ rõ loại DNNN nào mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn, loại DN nào thực hiện CPH, bán mà không chờ tự nguyện đăng ký CPH. Cụ thể:

Ngày 12/1/1999 sau khi xin ý kiến của Thường trực Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, UBND tỉnh đã ra quyết định phê duyệt phương án CPH tại 3 DN thuộc diện không cần giữ 100% vốn nhà nước, bao gồm: Công ty Du lịch Thắng Lợi, Công ty Chế biến lâm thuỷ sản và Công ty Muối Cam Ranh để hình thành 3 công ty cổ phần. Như vậy, mãi đến năm 1999, Khánh Hoà mới CPH được 3 DNNN. Với DN Công ty Du lịch Thắng Lợi do lúc đó có quá nhiều thủ tục nên từ khi tiến hành làm thí điểm cho đến khi ra đời công ty cổ phần, đã mất nhiều thời gian nghiên cứu và chuẩn bị - đến ngày 2/2/1999 mới bắt đầu đăng ký kinh doanh. Trong năm 1999, đối với 3 DN CPH này, Nhà nước không giữ vốn; trong cơ cấu vốn điều lệ chỉ có người lao động giữ 58% vốn, cá nhân ngoài DN giữ 42% vốn. Sau cổ phần hóa, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tăng, doanh thu, lợi nhuận, lương bình quân, lợi tức đều tăng khá cao, do đó đã thu hút được nguồn vốn đáng kể trong các bộ phận công nhân viên tại doanh nghiệp và ngoài xã hội, tạo được động lực trong quản lý và phát huy tốt hơn tính tích cực sáng tạo của người lao động.

Riêng Công ty Du lịch Thắng Lợi là đơn vị trước CPH đang làm ăn có hiệu quả nhưng sau khi CPH thì kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh không cao.

Năm 2000, cả tỉnh Khánh Hoà chỉ CPH thêm được 4 DN, đó là Dịch vụ ô tô Cam Ranh, TNHH Gỗ Lương Sơn, Xây dựng Ninh Hoà và Chế biến gỗ Cam Ranh.

Năm 2001, tốc độ CPH tăng lên đáng kể. Hết qúy I năm 2001, tỉnh đã đưa ra kế hoạch tiếp tục hoàn thành thủ tục cổ phần hóa 5 doanh nghiệp và 3 doanh nghiệp trình Chính phủ phê duyệt; đến tháng 7/ 2001 thì hoàn thành.

Trong năm 2001, Khánh Hoà CPH thêm 11 DN, nâng tổng số DN đã CPH là 18 DN và tốc độ đó được giữ mãi.

Mặc dù tiến trình cổ phần hóa đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn chậm so với kế hoạch. Việc thực hiện “chế độ ưu đãi về thuế, chế độ cho người lao động, công tác Đảng, công đoàn trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa vẫn còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ trong thời gian tới” [23].

Hết năm 2001, tỉnh đã quyết định chuyển Công ty Xe khách Khánh Hòa thành công ty cổ phần và trên thực tế, đến thời điểm đó, Khánh Hòa đã cổ phần hóa được 18 doanh nghiệp, bán 2 doanh nghiệp cho người lao động, giao 01 doanh nghiệp cho người lao động, giải thể 13 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sáp nhập 12 doanh nghiệp thành 6 doanh nghiệp, đang tiến hành cổ phần hóa 6 doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, đối với các doanh nghiệp tự nguyện đề nghị cổ phần hóa thì thời gian hoàn tất khá nhanh, các giám đốc doanh nghiệp nhà nước trước đây đều được cổ đông tín nhiệm bầu vào hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty cổ phần...

Năm 2002, tỉnh Khánh Hoà đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN trực thuộc UBND tỉnh

Khánh Hoà giai đoạn 2003-2005”. Trong tổng số DNNN còn lại, có 22 DN mà Nhà nước tiếp tục giữ 100% vốn; 2 DN CPH một bộ phận; 19 DN thực hiện CPH mà Nhà nước giữ cổ phần ở mức chi phối; 10 DN thực hiện CPH mà Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần; 1 DN thực hiện bán, giao cho người lao động theo Nghị Định 103/NĐ-CP.

Bảng 2: Kế hoạch CPH DNNN cuối năm 2004 và trong năm 2005 TT Tên doanh nghiệp Độc lập/

bộ phận

Vốn nhà nước

Lao

động Thời điểm I Năm 2004

1 Công ty Xây dựng thuỷ lợi / 3.907 56 Xong PA CP 10/04 2 Công ty Xây dựng giao thông / 13.931 275 Xong PA CP 10/04 3 Công ty Đô thị Cam Ranh / 14.901 115 Xong PA CP 10/04 4 Công ty Đô thị Ninh Hoà / 10.783 67 Xong PA CP 10/04 5 Công ty Đô thị Vạn Ninh / 10.780 41 Xong PA CP 10/04 6 Công ty Xây dựng / 5.626 700 Xong PA CP 10/04 7 Công ty Đầu tư du lịch / 5.980 94 Xong PA CP 10/04 8 Công ty Cung ứng tàu biển / 12.443 320 Xong PA CP 11/04

9 Công ty Cơ khí / 8.712 73 Xong PA CP 11/04

10 Công ty Nước khoáng / 12.737 362 Xong PA CP 11/04 11 Công ty Du lịch Long Phú / 2.049 127

12 Nhà máy Dệt Tân Tiến / 106.765 295

13 Xí nghiệp KT & DV thuỷ sản / 6.398 415 Xong PA CP 11/04 14 Xí nghiệp Chế biến hạt điều Bộ phận 2.308 350 Xong PA CP 11/04 15 Nhà máy Đường Ninh Hoà / Đang làm kiểm toán

16 Công ty Điện ảnh Độc lập Đã chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động theo Nghị

định10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ 17 Công ty Quản lý cảng cá /

18 Công ty Đô thị Diên Khánh / II Năm 2005

1 Công ty QL & SC giao thông Độc lập 5.930 300

2 Công ty Môi trường & Đô thị / 24.105 600 3 Công ty Dịch vụ vận tải / 6.936 96 4 Công ty Kinh doanh nhà / 60.216 85

5 Xí nghiệp In / 1.365 131

6 Trạm Đăng kiểm phương tiện / 2.709 23

7 Nhà máy Đường Cam Ranh Bộ phận Đang làm kiểm toán Nguồn: Ban Đổi mới và phát triển DN Khánh Hoà

Đánh giá chung: Mặc dù số lượng DN CPH chưa nhiều, tốc độ diễn ra trong các năm không đều, nhưng hầu hết các DNNN sau khi chuyển đổi sở hữu ở Khánh Hòa đã đi vào hoạt động ổn định và đạt hiệu quả kinh tế cao.

2.2.2. Kết quả quá trình cổ phần hóa

Đến nay, Khánh Hoà vẫn tiếp tục đổi mới, phát triển, sắp xếp lại DNNN.

Nhìn chung, kết quả của 3 đợt sắp xếp, đổi mới trên là tích cực: năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DNNN, của các công ty cổ phần đều tăng; tiếp nhận thêm lao động; đời sống của người lao động được cải thiện.

Đối với DNNN: Việc sản xuất, kinh doanh đã cơ bản chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán kinh doanh; được giao vốn và tự chủ sử dụng vốn cũng như các quỹ để kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, bước đầu đa dạng hoá các nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh; được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Nhiều DNNN thích ứng được và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế mới, làm ăn có lãi; trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ; vốn được bảo toàn và tăng thêm. Tính riêng năm 2003, các DNNN của tỉnh thực hiện được 5.596 tỉ đồng doanh thu, tăng 33% so với năm 2002;

tổng lãi 160 tỉ đồng, tăng 8,1% so với năm 2002; thực nộp ngân sách 962 tỉ đồng, chiếm 622% tổng thu nội địa của tỉnh, tăng 44% so với năm 2002.

DNNN là lực lượng nòng cốt trong tăng tưởng kinh tế của Khánh Hoà, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế tỉnh.

Các DNNN sau khi được sắp xếp đã được đầu tư thêm vốn. Trong hơn 10 năm qua, nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm 4,5 lần; riêng năm 2003, ngân sách đã cấp bổ sung cho các DNNN từ Quỹ sắp xếp DN trên 40 tỉ đồng. Do đó, vai trò, vị thế của DNNN trong nền kinh tế của tỉnh ngày càng được củng cố. Nhiều sản phẩm của DNNN đã và đang chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

Đối với công ty cổ phần: Đến hết quý I năm 2005, toàn tỉnh đã CPH được 51 DN và bộ phận (xem phụ lục 1). Việc chuyển đổi DNNN sang CTCP đã tạo ra động lực mới trong sản xuất, kinh doanh và hình thành cơ chế kiểm soát có hiệu quả hơn của cổ đông và người lao động đối với DN, tiết kiệm được chi phí quản lý, năng xuất lao động tăng, hạ giá thành sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh tăng, vốn điều lệ, doanh thu, nộp ngân sách... nhìn chung đều tăng; lợi ích của DN, của Nhà nước được bảo đảm. Một số DN đã đầu tư thêm máy móc, thiết bị; tăng cường liên doanh, liên kết nên năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh tăng lên đáng kể. Tiêu biểu là các công ty cổ phần : Phụ liệu may Nha Trang, Thuỷ sản Cam Ranh, Chế biến lâm thuỷ sản, Vật tư thiết bị giao thông... Năm 2003, chỉ tính riêng 19 DN đã CPH trên 2 năm, bình quân lợi nhuận trước thuế trên vốn điều lệ đạt 24,5%; cổ tức được chia bình quân là 12,6%/ năm, cá biệt có DN cổ tức được chia xấp xỉ 50%/năm (năm 2002 cá biệt là 40%/năm ).

Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá Tên doanh nghiệp Vốn điều lệ Doanh thu Nộp ngân sách

A 1 2 3 4 5 6

Doanh nghiệp cổ phần hoá

Du lịch Thắng Lợi 2.131 2.131 3.125 3.100 526 420 Chế biến Lâm Thủy sản 2.270 2.270 16.000 27.000 200 800

Muối Cam Ranh * 1.932 1.932 1.603 1.733 6 56

Dịch vụ ô tô Cam Ranh 3.296 3.296 11.845 14.625 361 490 Thương mại vật liệu khí đốt 4.000 4.000 120.000 160.000 290 1.034

Vật tư Khánh Hoà 1.092 1.092 / 642 Không 13

Vật tư nông nghiệp 4.700 4.700 43.469 54.000 255 270 Chế biến gỗ Việt Đức 2.800 2.800 17.090 12.774 121 166

Xe khách 3.500 3.500 15.975 15.773 800 908

Thuỷ sản Cam Ranh 10.182 10.182 77.798 111.248 1.202 434 Phụ liệu may 18.000 21.500 48.000 52.000 5.200 5.700 Vật liệu TB & XD giao thông 2.241 2.241 9.448 22.124 722 756 Xe hàng 1.250 1.250 33.548 30.400 1.800 1.200 Muối Khánh Hoà 17.111 17.111 25.900 27.600 865 1.254 Khách sạn Hữu Nghị 1.550 1.550 2.000 1.842 163 265

Xây lắp điện 1.500 1.500 3.468 6.855 148 152

Trà Long 1.380 1.380 2.150 2.450 106 76

Điện tử - ảnh màu 2.900 2.900 10.400 7.800 62 197

May Khánh Hoà 4.200 8.531 18.185 145 692

Chế biến th. phẩm Ninh Hoà 1.582 4.049 4.195 241 197 Tư vấn kiến trúc & xây dựng 2.000 5.387 6.006 367 506 Xây lắp & vật liệu xây dựng 4.663 23.433 23.670 533 632 Sách & thiết bị trường học 1.200 14.000 15.500 100 120 Bao bì Đông á 12.000 12.000 19.800 25.000 748 874 Bao bì 3 tháng 2 2.900 2.900 12.030 11.621 674 648 Phát hành sách 1.400 1.400 18.570 24.290 443 744 Tư vấn xây dựng Thuỷ lợi 1.100 1.100 2.606 2.800 318 325 Tư vấn xây dựng giao thông 1.400 1.400 5.800 4.300 660 450 Dịch vụ ô tô điện máy 1.600 1.600 7.000 8.200 367 400 Doanh nghiệp bán, giao

TNHH gỗ Lương Sơn 1.009 1.009 1.524 2.445 120 19

Chế biến gỗ Cam Ranh 344 344 667 364 44 54

Xây dựng Ninh Hoà 400 2.080 2.500 11.201 125 560 Chế biến thực phẩm Vạn Ninh 1.454 1.454 1.998 1.710 138 41 Xi măng Hòn Khói 4.200 4.200 17.000 20.00 1.000 1.200

Nguồn: Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa Ngoài ra còn có những kết quả khác như:

- Số lao động cũng như thu nhập của người lao động đều tăng. Số lao động bình quân của các công ty cổ phần năm 2002 là 4.539 người. Thu nhập bình quân của người lao động tại các CTCP năm 2002 là 903.000 đồng/

người/tháng, tăng 24% so với năm 2001, thì đến năm 2003 bình quân là 1 triệu đồng/ người/ tháng, tăng 11% so với năm 2002. Những công ty cổ phần có mức thu nhập bình quân của người lao động đạt khá như: Công ty Tư vấn kiến trúc và xây dựng Khánh Hòa (3.350.000 đồng/người/tháng); Công ty Sách và thiết bị trường học (2.800.000 đồng/người/tháng); Công ty Vật liệu thiết bị và xây dựng giao thông (1.450.000 đồng/người/tháng)...

Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá

Tên doanh nghiệp Lợi nhuận Lao động Thu nhập Cổ tức

A 1 2 3 4 5 6 7

Doanh nghiệp cổ phần hoá

Du lịch Thắng Lợi 200 470 65 50 1.100.000 900.000 15,0 Chế biến Lâm Thủy sản 700 2.800 494 632 750.000 1.050.000 45,0 Muối Cam Ranh 580 636 58 46 364.017 949.842 31,9 Dịch vụ ô tô Cam Ranh 159 485 36 32 1.150.000 1.200.000 12,0 Thương mại vật liệu khí đốt 208 963 76 86 800.000 1.500.000 18,0 Vật tư Khánh Hoà Không 45 28 28 650.000 850.000 1,8 Vật tư nông nghiệp 264 320 97 80 570.000 800.000 4,0 Chế biến gỗ Việt Đức 606 831 222 282 784.800 460.100 19,0 Xe khách 636 772 265 225 1.000.000 1.100.000 12,0 Thuỷ sản Cam Ranh 3.668 3.998 263 450 1.756.000 970.000 26,0 Phụ liệu may 4.300 7.400 589 680 1.000.000 1.050.000 23,0 Vật liệu TB & XD giao thông 200 1.550 128 132 658.000 1.450.000 25,0 Xe hàng 541 300 375 323 1.020.000 1.000.000 12,0 Muối Khánh Hoà 1.900 5.300 772 713 844.000 733.000 20,0

Khách sạn Hữu Nghị 10 Không 53 46 1.000.000 875.000 Không

Xây lắp điện 222 234 40 30 700.000 850.000 10,0

Trà Long 31 64 33 32 750.000 820.000 3,6

Điện tử - ảnh màu 62 615 42 56 740.000 970.000 15,0 May Khánh Hoà 152 1.223 580 663 582.000 707.000 12,0 Chế biến th. phẩm Ninh Hoà 218 91 56 56 603.000 780.000 3,6 Tư vấn kiến trúc & xây dựng 348 542 83 95 2.770.000 3.350.000 12,0 Xây lắp & vật liệu xây dựng 976 934 41 42 800.000 850.000 20,0 Sách & thiết bị trường học 250 270 18 18 2.600.000 2.800.000 12,0 Bao bì Đông á 1.084 1.298 159 169 2.000.000 2.000.000 12,0 Bao bì 3 tháng 2 145 74 122 123 1.352.000 1.018.300 24,0 Phát hành sách 271 352 102 102 1.876.000 1.524.000 18,0 Tư vấn xây dựng Thuỷ lợi 318 330 52 55 2.150.000 2.200.000 18,0 Tư vấn xây dựng giao thông 368 230 88 85 1.100.000 1.200.000 12,0 Dịch vụ ô tô điện máy 350 415 102 105 850.000 900.000 15,0 Doanh nghiệp bán, giao

TNHH gỗ Lương Sơn -271 45 35 16 434.787 770.682 Không Chế biến gỗ Cam Ranh 6 16 12 25 450.000 600.000 4,4 Xây dựng Ninh Hoà Không 403 11 11 300.000 700.000 15,0 Chế biến thực phẩm Vạn Ninh Không 6 24 24 1.051.000 867.100 1,0 Xi măng Hòn Khói Không 600 281 303 900.000 1.100.000 12,6

Nguồn: Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa Sau khi DN chuyển đổi hình thức sở hữu, do nhu cầu phải sắp xếp lại lao động hoặc do người lao động xin thôi việc... các công ty cổ phần đều giải quyết đúng chế độ hiện hành. Đến cuối năm 2003, tỉnh Khánh Hoà đã giải quyết chế độ theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 14/4/2002 của Chính phủ cho 73 lao động xin thôi việc với số tiền trợ cấp là 1.250 triệu đồng.

- Tinh thần, thái độ của người lao động có cổ phần trong công ty từng bước được nâng cao. Người lao động ngoài thu nhập từ tiền lương hàng tháng

còn nhận được lợi tức cổ phần căn cứ vào số lượng cổ phần của mình trong công ty. Do đó, họ quan tâm hơn đến năng xuất và hiệu quả công việc mà bản thân họ đảm trách.

- Hoạt động của ban kiểm soát và hội đồng quản trị thể hiện được vai trò của người chủ sở hữu và là người giám sát việc điều hành và sử dụng tài sản, tiền vốn, chi phí của DN. Từ đó, thúc đâỷ việc tiết kiệm chi phí, sử dụng vốn và tài sản một cách hợp lý cho công ty.

- Do xác định đúng tầm quan trọng cũng như hướng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh nên đến nay nhiều DN đã tự vươn lên khẳng định được mình.

Thậm chí, nhiều công ty cổ phần có vốn của Nhà nước rất ít hoặc không còn so với trước khi CPH.

2.2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù đã đạt được nhiều thành quả như trên, nhưng do công tác tuyên truyền chủ trương, mục tiêu cổ phần hóa còn yếu và chưa đồng bộ. Nên nhiều doanh nghiệp có trong kế hoạch cổ phần hóa còn chờ đợi, chưa tích cực triển khai vận động, do đó còn nhiều hạn chế:

- Việc quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước cho các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa triệt để, sâu rộng. Một số sở, ban, ngành, chưa coi trọng công tác này nên thiếu sự phối hợp, chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện.

- Một số lãnh đạo ở doanh nghiệp được sắp xếp sợ ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân sau sắp xếp, nên thiếu tích cực, thậm chí cản trở tốc độ chuyển đổi. Bên cạnh đó, nhiều giám đốc DN không muốn chuyển sang CTCP, vì họ cho rằng CPH chưa thật sự tạo ra động lực mới đối với giám đốc DN (do khống chế về tỷ lệ cổ phần mà giám đốc DN được mua; tỷ lệ ưu đãi do công nhân nắm giữ còn manh mún, nên chưa tạo được vị thế mới cho người lao động); trách nhiệm của giám đốc DN trong CTCP nặng nề hơn nhưng lại bị giám sát chặt chẽ hơn, gò bó hơn.

- Một số doanh nghiệp được sắp xếp, chuyển đổi theo Nghị định 44/1998/NĐ - CP ngày 29/06/1998 còn thiếu những ràng buộc cần thiết nên ngay sau khi chuyển đổi đã có hiện tượng mua gom cổ phần vào một số ít cá nhân.

- Đối với doanh nghiệp thì được xét giảm thuế lợi tức( đến mức 50%) trong 1-2 năm đầu khi doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần, còn đối với công nhân viên chức, Nhà nước sẽ hỗ trợ về mặt tài chính bằng hai khoản cho vay không lấy lãi hoặc vay với lãi xuất ưu đãi.Tuy nhiên, người lao động trong các doanh nghiệp còn nghèo, không đủ tiền để mua hết số cổ phần ưu đãi; số cổ phần phổ thông của người lao động “tập trung trong tay một nhóm người”, do đó, biến người lao động thành người làm thuê...

- Việc đánh giá tài sản cần cổ phần hóa còn có nhiều hạn chế. Cụ thể, doanh nghiệp vừa là người mua, vừa là người bán, người tham gia định giá tài sản, tổ chức bán cổ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp... cho nên có khi chỉ bán cổ phần cho nội bộ, ít bán ra ngoài.

- Tốc độ tăng tiền lương chưa tương xứng với mức tăng cổ tức, trong lúc đó người lao động đa số là nghèo phải vay ngân hàng, nên lượng cổ phần mua được ít, dẫn đến thu nhập từ cổ tức không đáng kể.

* Nguyên nhân của những hạn chế:

Những tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước nói chung, công tác cổ phần hoá nói riêng do những nguyên nhân chủ yếu sau đây :

- Nhận thức chưa thống nhất, chưa đầy đủ về vai trò của doanh nghiệp nhà nước, nhất là vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong tổng thể nền kinh tế tỉnh. Mặt khác, nhận thức về những chủ trương đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước chưa thống nhất, chưa đầy đủ; còn coi trọng số lượng hơn chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước sau khi sắp xếp. Các cấp, các ngành của tỉnh chưa quan tâm đúng mức, thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, thực hiện.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở khánh hòa luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 57 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)