Sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng đã hình thành những vùng chuyên canh tập trung trên cơ sở các tiểu vùng sinh thái khác nhau và phát huy lợi thế so sánh về cây công nghiệp, rau và hoa với quy mô lớn và chất lượng cây trồng ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thị trường. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm khoảng 50% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích năm 2010 đạt bình quân trên 70 triệu đồng/ha.
Bảng 9: Số liệu sản xuất và xuất khẩu rau của tỉnh Lâm Đồng
Hạng mục Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Diện tích
trồng (ha)
29.378 35.197 35.055 39.789 43.202 43.598 Sản lượng (tấn) 748.111 911.124 933.895 1.128.365 1.243.918 1.296.424 2. Kim ngạch
xuất khẩu
Sản lượng (tấn) 13.764 15.240 10.696 9.030 13.562 13.500 Giá trị (1000
USD)
12.588 10.375 12.303 10.515 14.406 12.500 Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng 2006-2010 và ước thực hiện kế hoạch 2010 của Ngành NN&PTNT.
Lâm Đồng là một tỉnh có những vùng chuyên canh rau rất đặc thù so với cả nước. Diện tích rau ở Lâm Đồng ngày càng được mở rộng, đặc biệt ở các huyện phụ cận thành phố Đà Lạt (Bảng 2, bẳng 3). Hiện nay có hơn 20 chủng loại rau cao cấp khác nhau được trồng ở Lâm Đồng mà hầu hết được nhập nội từ: Mỹ, Nhật, Pháp.
Sự đa dạng, chuyên canh hoá cây trồng cùng với việc sử dụng thuốc hoá học với lượng cao làm cho thành phần dịch hại rau cũng đa dạng hơn, hàng năm thường phát sinh gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Do có đất đai và khí hậu thích hợp nên quanh năm có thể trồng nhiều chủng loại rau cao cấp phục vụ cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Thị trường trong nước tiêu thụ rau của Lâm Đồng chủ yếu là Tp Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60-70%, các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiếm 30-40%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan,…hàng năm đạt 8.042 – 15.240 tấn.
Bảng 10: Diện tích rau các loại phân theo huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lâm Đồng qua các năm
Địa danh 2000 2005 2006 2007 2008
Tổng số 18.879 29.378 35.197 35.055 39.789 1. Thành phố Đà Lạt 6.232 7.466 9.271 8.257 8.377
2. Thị xã Bảo Lộc 37 42 42 45 49
3. Huyện Đam Rông - 104 110 141 142
4. Huyện Lạc Dương 321 863 2.103 2.084 2.502
5. Huyện Lâm Hà 506 651 741 831 943
6. Huyện Đơn Dương 7.676 11.490 12.550 12.925 16.283
7. Huyện Đức Trọng 3.666 7.865 9.403 9.849 10.224
8. Huyện Di Linh 60 130 135 137 168
9. Huyện Bảo Lâm 54 151 148 132 169
10. Huyện Đạ Huoai 76 49 114 118 141
11. Huyện Đạ Tẻh 129 302 304 302 459
12. Huyện Cát Tiên 122 265 276 234 332
Nguồn: Cục thống kê Lâm Đồng
Bảng 11: Sản lượng rau các loại phân theo huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lâm Đồng qua các năm
Địa danh 2000 2005 2006 2007 2008
Tổng số 432.364 748.111 911.124 933.895 1.128.365 1. Thành phố Đà Lạt 158.649 191.695 234.277 203.439 211.336
2. Thị xã Bảo Lộc 246 253 249 264 288
3. Huyện Đam Rông - 925 1.013 1.342 1.396 4. Huyện Lạc Dương 3.873 17.154 44.599 45.217 60.724 5. Huyện Lâm Hà 5.863 7.277 8.901 10.380 11.746 6. Huyện Đơn Dương 171.488 298.404 355.750 368.928 508.167 7. Huyện Đức Trọng 88.005 220.601 253.619 290.774 313.803 8. Huyện Di Linh 547 1.130 1.174 1.176 1.462
9. Huyện Bảo Lâm 537 940 881 1.104 1.439
10. Huyện Đạ Huoai 664 691 2.248 2.124 2.818 11. Huyện Đạ Tẻh 1.618 6.889 6.398 7.242 11.610 12. Huyện Cát Tiên 874 2.152 2.015 1.905 3.576 Nguồn: Cục thống kê Lâm Đồng
Các loại rau như cà chua, cải bắp và xà lách được trồng rất phổ biến tại Lâm Đồng và cho sản lượng lớn (Bảng 4). Các vùng sản xuất cà chua tập trung tại Đức Trọng, Đơn Dương (trung bình 300 ha), đồng thời Đơn Dương cũng là vùng có diện tích và sản lượng rau lớn nhất cả tỉnh. Trong khi rau ăn lá như cải bắp, xà lách được trồng ở Thành phố Đà Lạt.
Bảng 12: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua, cải bắp, xà lách năm 2010 tại Lâm Đồng
TT Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
Rau toàn tỉnh 43.598 28,8 1.296.424
1 Cà chua 5.000 70 350.000
2 Cải bắp 6.400 80 512.000
3 Xà lách 1.800 50 90.000
Nguồn: Cục Thống kê Lâm Đồng, 2010.
Lâm Đồng là một trong những vùng sản xuất rau lớn ở trong nước. Với khí hậu ôn hoà, mát mẻ rau ở Lâm Đồng được trồng quanh năm, đặc biệt là những loại rau ôn đới và cận nhiệt. Diện tích, năng suất và sản lượng rau không ngừng tăng trong những năm gần đây. Chính vì đây là nơi sản xuất chuyên canh tập trung nên nông dân thường có trình độ thâm canh cao. Do hệ số sử dụng ruộng đất cao, thời vụ rải đều nên trên đồng ruộng hầu như có cây trồng quanh năm đã tạo ra nguồn thức ăn liên tục cho các loại sâu và tạo ra sự di chuyển của bướm ngày càng mạnh mẽ từ ruộng sắp thu hoạch tới ruộng mới trồng, do vậy khó tránh khỏi việc sử dụng thuốc thường xuyên . Trung bình một chu kỳ trồng cải bắp ở Đà Lạt người nông dân phải phun từ 12-15 lần với lượng thuốc từ 4-5 kg/ha trong một vụ 75-90 ngày ( Phạm Xuân Tùng, 2005). Ngoài ra, nhiều nông dân còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độ độc cao để xử lý hạt giống, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng liên tục một loại thuốc… Bên cạnh tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat (NO3) vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm rau xanh là 2 nhân tố chủ yếu làm cho rau mất an toàn, gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Việc bón phân không cân đối, quá liều lượng, lạm dụng các loại phân hóa học là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng nitrat, kim loại năng trong sản phẩm ảnh hưởng đến chất lượng rau, sức khoẻ người dân và ô nhiễm môi trường.
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN