Kết quả thực hiện mô hình tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) cho thương mại (Trang 46 - 61)

PHẦN 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

4.3. Kết quả thực hiện mô hình tỉnh Lâm Đồng

- Dự án hỗ trợ kinh phí cho tổ chức sản xuất và kinh phí xây dựng một bể chứa phân hữu cơ, một bể chứa bao bì thuốc BVTV và một nhà vệ sinh tại chan đồng của Công ty HAVECO.

4.3.2. Kết quả mô hình

- Cán bộ chỉ đạo mô hình 4 người: 02 người của Viện Nghiên cứu Rau quả (01 cán bộ kỹ thuật – Dương Kim Thoa; 01 cán bộ giám sát VietGAP-Nguyễn Thị Hương); 01 người của sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng; 01 người của HTX Thạnh Nghĩa.

4.3.2.1. Cây cà chua

Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cà chua Anna trong mô hình

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển cà chua phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng...Căn cứ vào khả năng sinh trưởng của giống chúng ta có thể đánh giá được mức độ thích nghi của giống đó với điều kiện môi trường, đồng thời có tác

động kỹ thuật hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Một giống được đánh giá là có triển vọng phải sinh trưởng, phát triển mạnh, khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, hơn nữa giống cần có độ thích ứng rộng có thể trồng được nhiều thời vụ trong năm và ở nhiều điều kiện sinh thái khác nhau.

Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của giống cà chua Anna trong mô hình cho thấy chúng có sự sinh trưởng phát triển ổn định, tuy nhiên ở điều kiện trồng trong nhà lưới do cường độ ánh sang yếu hơn, thòi gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn kéo dài hơn (Dài hơn khoảng 10 ngày so với trồng ngoài đồng ruộng. Cũng tương tự như vậy, với điều kiện trồng trong nhà lưới chiều cao cây có cao hơn (khoảng 10-15 cm) so với trồng ngoài đồng.

Bảng 21: Đặc điểm sinh trưởng của cà chua Anna trong mô hình vụ đông xuân 2011-2012

TT Tên hộ Thời gian từ trồng đến …..(ngày) Chiều cao cây (cm) 50% số cây

ra hoa

Thu quả đầu Kết thúc thu

1 Nguyễn Văn Lành 28 72 145 145,6

2 Trần Văn Mạng 25 68 135 130,5

3 Trấn tấn Xí 28 73 145 145,3

4 Nguyễn Đình Quy 26 67 135 132,8

5 Huỳnh Thị Gái 25 68 135 130,7

Trung bình 26,4 69,6 139 136,98

Giữa hai thời vụ trồng thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của cà chua vụ đông xuân dài hơn so với vụ hè, do điều kiện nhiệt đọ vụ hè cao hơn, lượng mưa nhiều hơn là các yếu tố cơ bản rút ngắn thời gian sinh trưởng của cà chua. Tương tự như vậy do được sinh trưởng phát triển trong điều kiện thuận lợi nên chiều cao cây vụ đông xuân cũng đạt cao hơn vụ hè (Bảng 21 và 22)

Bảng 22: Đặc điểm sinh trưởng của cà chua Anna trong mô hình vụ hè năm 2012

TT Tên hộ Số ngày đến….(ngày) Chiều cao

cây (cm) 50% số cây

ra hoa

Thu quả đầu Kết thúc thu

1 Nguyễn Văn Lành 22 62 107 134,6

2 Trần Văn Mạng 23 62 100 135,2

3 Trấn tấn Xí 23 63 103 137,2

4 Nguyễn Đình Quy 23 63 100 130.6

5 Huỳnh Thị Gái 23 64 106 136,4

Trung bình 22,8 62,8 103,2 135,85

Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính

Cà chua là đối tượng của rất nhiều loại sâu bệnh hại, trong đó bệnh sương mai (Phytophthora infestans), bệnh đốm lá (Cladosporium farlvum), héo xanh vi khuẩn (Ralstonia Solanacearum) và bệnh virus xoăn vàng lá (Tomato Yellow Leaf Curl Virus - TYLCV) là những bệnh chủ yếu được người sản xuất cũng như nhà chọn giống đặc biệt quan tâm. Đặc biệt với điều kiện sản xuất cà chua của Lâm Đồng, nơi có điều kiện trồng quanh năm các loại rau nói chung và cà chua nói riêng, áp lực về các loại sâu bệnh hại rất cao

Kết quả theo dõi tình hình bệnh hại trên đồng ruộng cho thấy không xuất hiện bệnh héo xanh vi khuẩn trên cà chua tại mô hình thí điểm.

Sương mai là loại bệnh hại phát triển mạnh và gây hại nghiêm trọng trên cà chua trong những năm gần đây tại Lâm Đồng nói chung và Thạnh Nghĩa-Đơn Dương nói riêng, do vậy vấn đề sử lý thuốc BVTV để phòng trừ bệnh này trở nên rất nghiêm trọng, lượng thuốc sử dụng nhiều, thời gian phun trung bình trong một vụ rất cao, là nguyên nhân chính ảnh hưởng tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm.

Các hộ tham gia mô hình đã được tập huấn kỹ thuật về sản xuất rau theoVietGAP, được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc đã góp phần giúp bà con có nhận thức đúng và có biện pháp sử dụng thuốc BVTV hợp lý hơn, tránh lãng phí thuốc, công lao động mà hiệu quả trừ sâu bệnh tốt hơn.

Kết quả triển khai mô hình cho thấy do được phun phòng trừ kịp thời nên cà chua của các hộ gia đình tham gia mô hình chỉ nhiễm bệnh ở mức điểm 1 (Nhiễm nhẹ) trong thang điểm 5 ở cả bệnh sương mai và bệnh đốm lá cà chua.

Virus là bệnh hại quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng cà chua đặc biệt trong khoảng 10 năm trở lại đây. Bọ phấn trắng là môi giới truyền bện rất nguy hiểm, bên cạnh việc truyền bệnh Virut, bọ phấn trắng còn là loại côn trùng thuộc nhóm chích hút, chúng hút nhựa cây trường hợp nặng có thể làm cho lá và thân cây bị khô, hạn chế việc vận chuyển dinh dưỡng cho câycây sinh trưởng, trong trường hợp mật độ

bọ phấn trắng cao chúng bám trên bề mặt lá và thân làm cho cây mất khả năng quang hợp, phát triển kém . Kết quả theo dõi cho thấy cà chua trong nhà lưới mật độ bọ phấn giảm hơn rất nhiều so với cà chua trồng ngoài đồng, đồng thời tỷ lệ bệnh Virut có tỷ lệ thuận với mật độ bọ phấn trắng. Trong mô hình thí điểm, mật độ bọ phấn trắng có xu hướng tăng vào giai đoạn cuối thu hoạch của cà chua, do vậy mức độ thiệt hại do chúng gây nên là không cao, cà chua trong mô hình vẫn cho năng suất rất cao.

Vụ đông xuân do điều kiện thời tiết khô hanh thuận lợi cho bọ phấn trắng phát triển là lý do làm cho cà chua vụ này bị nhiễm bệnh virus cũng như mật độ bọ phấn trắng cao hơn vụ hè.

Sâu đục quả là loại sâu hại quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả cà chua. Do được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật nên tỷ lệ sâu hại trong mô hình không cao chỉ khoảng 0,3-1,2% vụ đông xuân, tuy nhiên trong vụ hè do độ ẩm cao, ánh sáng yếu, mưa nhiều và liên tục là nguyên nhân dẫn đến cà chua bị hại bởi sâu đục quả cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nứt quả của cà chua trong vụ hè tăng cao, trung bình khoảng 0,88% trong khi ở vụ đông xuân toàn bộ cà chua trong mô hình đều không bị nứt quả, đây cũng là yếu tố làm tăng tỷ lệ thương phẩm của cà chua.(Bảng 23; 24)

Bảng 23: Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính trên cà chua Anna trong mô hình vụ đông xuân 2011-2012

TT Hộ thực hiện mô hình

Bệnh sương mai (Điểm 1- 5)

Bệnh đốm lá (Điểm 1- 5)

Bệnh virus (%)

Tỷ lệ nứt quả (%)

Bọ phấn trắng

Sâu đục quả (%)

1 Nguyễn văn lành 1 1 1,5 0 + 0,5

2 Trần Văn Mạng 1 1 3,5 0 +++ 1,2

3 Trấn tấn Xí 1 1 1,5 0 + 0,3

4 Nguyễn Đình Quy

1 1 2,5 0 ++ 0,5

5 Huỳnh Thị Gái 1 1 3,0 0 ++ 0,5

TB 1 1 2,4 0 ++ 0,6

Bảng 24: Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính trên cà chua Anna trong mô hình vụ hè 2012

TT Hộ thực hiện mô Bệnh Bệnh Bệnh Tỷ lệ Bọ Sâu

hình sương mai (Điểm 1- 5)

đốm lá (Điểm 1- 5)

virus (%)

nứt quả (%)

phấn trắng

đục quả (%) 1 Nguyễn Văn

Lành

1 1 1,5 0 + 0,7

2 Trần Văn Mạng 1 1 1,7 1,5 + 1,3

3 Trấn Tấn Xí 1 1 1,7 0 + 1,3

4 Nguyễn Đình Quy

1 1 1,8 1,7 + 1,5

5 Huỳnh Thị Gái 1 1 1,5 1,2 + 0,8

TB 1 1 1,64 0,88 1,12

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất là các yếu tố đầu tiên được cả nhà chọn giống và người sản xuất quan tâm. Kết quả triển khai mô hình cho thấy giống cà chua Anna sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện Thạnh Mỹ- Đơn Dương –Lâm Đồng. Tuy nhiên tùy điều kiện kỹ thuật chăm sóc, thời gian trồng năng suất cà chua có khác nhau. Trong mô hình với 02 hộ trồng trong nhà lưới, được bảo vệ tốt bởi các loại sâu bệnh hại nên mẫu mã quả sáng và đẹp hơn, tuy nhiên do cà chua là loại cây ưa cường độ ánh sáng cao, vụ đông xuân lại là thời điểm có cường độ ánh sáng thấp nhất trong năm do vậy cà chua trồng trong nhà lưới có biểu hiện cây vươn lóng dài hơn, cuống quả dài hơn dẫn đến hiện tượng cà chua hay bị gẫy cuống, khả năng vận chuyển dinh dưỡng nuôi quả kém hơn làm cho khối lượng quả giảm so với điều kiện trồng ngoài đồng dẫn đến năng suất giảm hơn so với cà chua trồng ngoài đồng ở cùng điệu kiện canh tác, cụ thể năng suất cà chua đạt cao nhất tại hộ gia đình Ông Trần Văn Mạng với 125 tấn/ha trong khi đó cà trồng trong nhà lưới đạt khoảng 105 tấn/ha tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Lành và Trần Tấn Xí. Các hộ khác do kỹ thuật canh tác thấp hơn nên năng suất đạt thấp hơn chỉ khoảng 95,57 tấn/ha và 90,75 tấn/ha tại hộ gia đình Ông Nguyễn Đình Quy và bà Huỳnh Thị Gái vụ đông xuân năm 2011-2012. Tỷ lệ thương phẩm của cà chua trong mô hình đạt rất cao 96,3%.

Trong vụ hè do điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, ẩm độ cao làm giảm thời gian thu hoạch của cà chua, sâu bệnh hại phát triển, tỷ lệ nứt quả tăng, đặc biệt là khả năng cho thu hoạch chùm quả cuối thấp, ảnh hưởng đến năng

suất cà chua đặc biệt là năng suất thương phẩm. Với năng suất trung bình đạt khoảng 64,26 tấn/ha và tỷ lệ thương phẩm đạt 90,51% thấp hơn nhiều so với vụ đông xuân (Bảng 25; 26).

Bảng 25. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cà chua của các hộ tham gia mô hình vụ đông xuân 2011-2012

TT Hộ thực hiện mô hình

Số quả/cây

Năng suất cá thể (kg/cây)

Năng suất thương phẩm (Tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Tỷ lệ thương phẩm (%) 1 Nguyễn Văn Lành 52,7 4,5 105,63 110,75 95,38

2 Trần Văn Mạng 63,5 5,05 125,27 128,68 97,35

3 Trấn tấn Xí 57,8 4,67 104,83 110,92 94,51

4 Nguyễn Đình Quy 53,5 4,3 95,56 98,46 97,05

5 Huỳnh Thị Gái 53,8 4,2 90,75 93,35 97,21

TB 56,26 4,544 104,408 108,432 96,30

Đối chứng 50,87 4,25 92,76 96,87 95,76

Bảng 26: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cà chua của các hộ tham gia mô hình vụ hè năm 2012

TT Hộ thực hiện mô hình

Số quả/cây

Năng suất cá thể (kg/cây)

Năng suất thương phẩm (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Tỷ lệ thương phẩm (%) 1 Nguyễn Văn Lành 40,5 3,0 65,73 75,0 87,64

2 Trần Văn Mạng 37,5 2,7 60,35 67,5 89,41

3 Trấn Tấn Xí 35,8 2,6 60,27 65,0 92,72

4 Nguyễn Đình Quy 38,5 2,7 62,52 67,5 92,62

5 Huỳnh Thị Gái 43,8 3,2 72,45 80,0 90,56

TB 39,22 2,84 64,26 71,0 90,51

Đối chứng 38,6 2,62 62,75 69,85 89,83

Nghiên cứu năng suất cũng như các yếu tố cấu thành năng suất của cà chua thuộc mô hình và cà chua sản xuất thông thường chúng tôi nhận thấy, do bà con HTX Thạnh Nghĩa có trình độ canh tác cà chua tương đối cao và đồng đều, do vậy năng suất cũng như các yếu tố cấu thành năng suất của cà chua trong mô hình và sản xuất bình thường có sự chênh lệch không đáng kể ở cả hai vụ trồng, do vậy, điểm khác biệt cần quan tâm ở đây là chất lượng và hiệu quả kinh tế của hai loại sản xuất này.

Kết quả phân tích chất lượng của cà chua sản xuất trong mô hình

Chất lượng sản phẩm an toàn là tiêu chí quan trọng và cần thiết trong sản xuất rau hiện nay. Kết quả phân tích chất lượng cà chua ở cả hai thời vụ trồng cho thấy sản phẩm thu được từ mô hình đều không phát hiện thấy dư lượn của các loại hoạt chất của thuốc BVTV và vi sinh vật gây bệnh. Phát hiện thấy có tồn dư về kim loại nặng tuy nhiên chúng đều dưới ngưỡng cho phép, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảng 27. Kết quả phân tích chất lượng của cà chua sản xuất trong mô hình

STT Tên chỉ tiêu Kết quả phân tích Giới hạn cho phép Vụ đông

xuân

Vụ hè

1 Abamectin KPH KPH (0,02)

2 Benomyl KPH KPH (0,02)

3 Chlorpyrifos KPH KPH (0,1)

4 Cypermethrine KPH KPH (0,05)

5 Metalaxyl KPH KPH (0,5)

6 Deltamethrin KPH KPH (0,5)

7 Arsen (As) mg/kg 0,052 0,064 1,0*

8 Cadimi (Cd) mg/kg 0,014 0,019 0,1*

9 Đồng (Cu) mg/kg 0,70 1,06 30*

10 Thủy ngõn (Hg) mg/kg 0,006 0,008 0,05*

11 Chỡ (Pb) mg/kg 0,061 0,059 0,1*

12 Nitrate (NO3-) mg/kg 135 128 150*

13 Salmonella TB/g KPH KPH 0*

14 E.coli TB/g KPH KPH 10*

15 Coliform TB/g 20 15 200*

Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất cà chua theo VietGAP

Bảng 28. Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua tại HTX Thạnh Nghĩa

ĐVT : 1000 m2

TT Hạng mục

Vụ xuân hè Vụ đông xuân

Sản xuất theo VietGAP

Sản xuất thường

Sản xuất theo VietGAP

Sản xuất thường I Chi (đồng) 18.993.000 19.791.000 15.992.000 16.232.000

1 Cây giống 1.750.000 1.750.000 1.750.000 1.750.000 2 Phân bón 4.553.000 4.553.000 3.747.000 3.747.000 3 Thuốc BVTV 3.625.000 4.123.000 1.510.000 1.750.000 4

Vật tư khác (Dàn dóc,

màng phủ, dây buộc) 1.565.000 1.565.000 1.565.000 1.565.000 5 Công lao đồng 7.500.000 7.800.000 7.420.000 7.420.000

II Thu 32.130.000 31.375.000 62.670.000 55.656.000

1 Năng suất (kg) 6.426 6.275 10.445 9.276

2 Giá bán (đồng) 5.000 5.000 6.000 6.000

III

Lãi thuần (Tổng

thu-Tổng chi)(đồng) 13.137.000 11.584.000 46.678.000 39.424.000

Kết quả nghiên cứu bảng 28 bước đầu cho thấy sản xuất cà chua theo VietGAP giúp nông dân tiết kiệm được chi phí mua thuốc BVTV đồng thời tiết kiệm được chi phí công lao động. Tính trên 1000m2 trồng cà chua, trong vụ hè người nông dân có thể thu lãi được khoảng 13 triệu đồng trong khi sản xuất thông thường lãi được 11,5 triệu đồng. Trong vụ đông xuân, sản xuất cà chua cho năng năng suất cao, tỷ lệ thương phẩm cao giúp người nông dân thu được lợi nhuận cao với 46,678 triệu với sản xuất theo VietGAP và 39,42 triệu đồng với sản xuất thường.

Như vậy từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy nếu áp dụng quy trình sản xuất cà chua theoVietGAP sẽ tạo được sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời giảm chi phí cả về thuốc BVTV cũng như chi phí công lao động, giúp sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất thông thường.

Do vậy sản xuất rau theo VietGAP là hướng đi hoàn toàn đúng mang lại nhiều lợi ích cho cả người sản xuất, người tiêu dung và cho cả cộng đồng.

4.3.2.2. Cây cải bắp

Cải bắp thuộc nhóm rau có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ thích hợp để cho sự hình thành bắp là 15 - 20C, nhiệt độ > 25C và < 10C đều làm giảm sự sinh trưởng của cải bắp. Một lợi thế rất lớn của Lâm Đồng nói chung và Đơn Dương nói riêng là có thể trồng cải bắp quanh năm, tuy nhiên vụ đông xuân vẫn là thời vụ có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho cải bắp sinh trưởng phát triển

Quan sát đặc điểm sinh trưởng của giống cải bắp Nova trong mô hình cho thấy chúng sinh trưởng phát triển tốt, ổn định tuy nhiên khả năng sinh trưởng của chúng có khác nhau tùy vào điều kiện kỹ thuật chăm sóc. Cải bắp Anna cho thời gian thu hoạch khoảng 90 ngày sau trồng với chiều cao cây trung bình khoảng 28 cm và rộng tán khoảng 63,52 cm, số lá ngoài khoảng 15,34 lá và số lá trong đạt khoảng 59,02 lá. Do có điều kiện chăm sóc tốt nên tỷ lệ % số cây cho thu hoạch đạt rất cao 96,4%, tuy nhiên có hộ gia đình tỷ lệ này đạt thấp hơn chỉ khoảng 90%.

Trong điều kiện vụ hè nhiệt độ cao, ẩm độ cao rút ngắn thời gian sinh trưởng của cải bắp đồng thời ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất như số lá và kích thước bắp cũng như tỷ lệ số cây được thu hoạch (Bảng 29; 30).

Bảng 29. Đặc điểm sinh trưởng của giống cải bắp Nova trong mô hình vụ đông xuân 2011-2012

TT Công thức Số ngày từ trồng đến...

Cao cây (cm)

Rộng tán (cm)

Số lá ngoài/cây

(lá)

số lá trong/cây

(lá)

Tỷ lệ cây cho thu hoạch (%) Trải

Thu hoạch

1 Thái Kế Thành 26 90 28,53 65,5 15,4 59,5 98,5

2 Huỳnh Tấn Công 27 90 27,74 63,3 15,7 59,3 97,8

3 Nguyễn Hữu Hạnh 26 90 28,35 62,7 15,5 58,9 96,3

4 TrầnVăn Tình 26 90 28,52 66,3 15,4 59,7 98,8

5 Nguyễn Đa 28 90 26,35 59,8 14,7 57,7 90,6

Trung bình 26,6 90 27,89 63,52 15,34 59,02 96,4

Bảng 30. Đặc điểm sinh trưởng của giống cải bắp Nova trong mô hình vụ hè năm 2012

TT Công thức Số ngày từ trồng đến...

Cao cây (cm)

Rộng tán (cm)

Số lá ngoài/

cây (lá)

số lá trong/cây

(lá)

Tỷ lệ cây cho thu hoạch (%) Trải

Thu hoạch

1 Thái Kế Thành 24 85 25,53 57,5 15,2 54,5 90,5

2 Huỳnh Tấn Công 25 85 24,74 58,3 15,3 56,3 87,8

3 Nguyễn Hữu Hạnh 24 85 25,35 58,7 14,9 55,9 92,3

4 TrầnVăn Tình 24 85 25,52 60,3 14,8 56,7 93,8

5 Nguyễn Đa 25 85 23,35 54,8 14,7 55,7 86,6

Trung bình 24,4 85,0 24,9 57,92 14,98 55,92 90,2

Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại

Sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn và cháy viền lá bắp là đối tượng nguy hại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cải bắp nói chung và cải bắp tại Lâm Đồng nói riêng, đặc biệt thời gian gần đây bệnh sưng rễ cải bắp đang là loại dịch hại nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của những vùng trồng bắp cải tại Lâm Đồng.

Bảng 31: Tình hình nhiễm mộ số sâu bệnh hại của giống cải bắp Nova trong mô hình vụ đông xuân 2011-2012

Mã hộ

Tên hộ Bệnh cháy viền lá (điểm)

Bệnh thối nhũn (%)

Sâu tơ(con/cây) Sâu xanh (điểm)

Sưng rễ (%) 15-30

NST

40-60 NST

1 Thái Kế Thành 1 1,33 0,8 0,5 + 0,3

2 Huỳnh Tấn Công 1 1,67 0,9 0,7 + 0,2

3 Nguyễn Hữu Hạnh 1 1,67 1,1 0,8 + 0,2

4 TrầnVăn Tình 1 0 0,7 0,3 + 0

5 Nguyễn Đa 1 3,53 2,2 1,2 + 3,2

Trung bình 1 1,64 1,14 0,70 + 0,78

Bảng 32: Tình hình nhiễm mộ số sâu bệnh hại của giống cải bắp Nova trong mô hình vụ hè 2012

Mã hộ

Tên hộ Bệnh cháy viền lá (điểm)

Bệnh thối nhũn (%)

Sâu tơ(con/cây) Sâu xanh (điểm)

Sưng rễ 15-30 (%)

NST

40-60 NST

Một phần của tài liệu Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) cho thương mại (Trang 46 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)