- Xã Hiệp Cường - huyện Kim Động - tỉnh Hưng Yên: 1 ha cà chua quả nhỏ và 1 ha dưa chuột bao tử x 2 vụ
- HTX Thạnh Nghĩa - huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng: 1 ha cà chua và 1 ha cải bắp x 2 vụ
- HTX dịch vụ nông nghiệp 19/5- TT Nông trường - Sơn La: Cây su su an toàn trồng có diện tích 8.000 m2 và Cây cà chua trồng 4.000 m2.
- Bản Tự Nhiên - xã Đông Sang - huyện Mộc Châu - Sơn La: 2000 m2 3.3.2. Thời gian
+ vụ đông xuân: tháng 10/2011 – tháng 2/2012 + vụ xuân hè: tháng 3/2012 – 7/2012
2.3.3. Phương pháp triển khai
- Phương pháp xây dựng mô hình trình diễn có sự tham gia của cộng đồng (PTD - Participatory technology development)
- Tổ chức hội nghị đầu bờ tham quan, đánh giá các mô hình. Từ đó khuyến cáo mở rộng sản xuất thay dần tập quán sản xuất cũ.
- Phổ biến tuyên truyền kỹ thuật mới qua báo chí, truyền hình.
3.3.4. Kỹ thuật đồng ruộng
Áp dụng quy phạm khảo nghiệm VCU và quy trình sản xuất cà chua, cải bắp an toàn theo VietGAP do dự án biên soạn trên cây cà chua và cải bắp. Các quy trình sản xuất dưa chuột bao tử, cà chua quả nhỏ, su su an toàn theo VietGAP do dự án biên soạn.
+ Với cây cà chua:
ĐVT: Lượng phân bón tính cho 01 ha
Loại phân Tổng số
Bón lót Bón thúc
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
Phân chuồng mục (Tấn) 30 30 - -
Vôi (kg) 1000 1000
Borat (kg) 100 100
Phân N: P:K loại 16:16:8 (kg) 1500 250 500 500 250
Phân lân super Lâm Thao (kg) 1000 1000
Ure Phú mỹ (kg) 450 200 250
Kali Clorua 250 250
Phương pháp bón:
- Bón lót: toàn bộ lượng phân chuồng, vôi và lân, rải lên mặt luống. đảo đều và phủ nilon trước khi trồng cây 7 ngày.
- Bón thúc:
+ Lần 1: Sau trồng 15 ngày + Lần 2: sau trồng 30 ngày + Lần 3: sau trồng 65-70 ngày + Lần 4 : Sau trồng 90 ngày.
Tưới bổ sung phân bón lá vào thời điểm sau trồng 30-45 ngày, lượng dung 100 g Humic/ha/lần, 500 g monseren/ha/lần phun (Phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày)
+ Với cây cải bắp
ĐVT: Lượng phân bón cho 01ha
Loại phân Tổng số Thời kỳ bón
Bón lót Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Phân hữu cơ (tấn) 30 30
Vôi ( Kg) 1500 1500
Đạm urê (Kg) 300 30 100 100 10
Lân vi sinh (kg) 1500 1500
Kalicrorua (kg) 350 100 100 150
NPK 20:20:10 1100 300 400 400
NPK 15:5:20 150 150
Trước khi trồng
10 -15ngày sau trồng
25-30 ngày sau
trồng
40-45 ngày sau trồng
50 ngày sau trồng
Trong quá trình chăm sóc phun thêm các loại phân bón lá:
- Atonic: tưới gốc 1 lần, phun qua lá 1 lần , liều lượng 600ml/ha/lần phun -Sau mỗi lần bón thúc, phun phân bón lá Rong biển 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Liều lượng 600 ml/ha/lần phun
+ Với cây su su
Lượng phân chuồng hoai mục cho 1 ha là 15 - 20 tấn dùng bón lót, nếu không có phân chuồng hoai mục có thể dùng phân hữu cơ sinh học với lượng dùng 1,5 -2 tấn/ha.
Tổng lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2): vôi bột 20 kg, phân chuồng hoai 500-700 kg, lân supe 50 kg, kali clorua 10 kg, đạm urê 30 kg.
Liều lượng và cách bón phân cho 1ha như sau:
Loại phân
Lượng phân bón Bón lót (%)
Bón thúc (%) (kg
/ha)
(kg/sà o)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
PC hoai mục/
Phân vi sinh
15.000 - 20.000
1500 - 2000
540- 720 55 - 72
100
Urê 400 30 0 20 30 20 20 10
Supe lân 250 9 10 20 20 20 20 10 Kali
clorua 130 4,6 0 10 20 30 20 20
Vôi bột 560 20 100
- Bón lót trước trồng 7 ngày toàn bộ phân chuồng và vôi bột + 10%
supelân.
- Bón thúc làm 5 đợt:
Lần 1: sau trồng 15 – 20 ngày khi cây bắt đầu leo dàn Lần 2: khi cây bắt đầu ra hoa
Lần 3: Khi cây ra hoa đậu quả hoặc bắt đầu cho cắt ngọn lứa đầu tiên Lần 4: Sau khi thu quả lứa đầu
Lần 5: Sau thu quả 2 -3 lần tiếp tục bón thúc cho cây.
+ Cây dưa chuột Lượng bón:
Loại phân Số lượng
(kg/ha)
Số lượng (kg/ sào)
Bón lót (%)
Bón thúc (%)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Phân chuồng hoai mục 15.000-
20.000
750-1000 100 - - -
N 120 5 0 20 40 40
P2O5 90 4 50 25 25 -
K2O 120 5 30 10 30 30
Nếu không có phân chuồng hoai mục có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 3.000-3.500 kg/ha
Cách bón phân:
+ Lần 1: Sau khi cây bén rễ hồi xanh. Bón kết hợp với vun xới nhẹ + Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa cái
+ Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu 3.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi.
+ Đối với cà chua
- Một số đặc điểm sinh trưởng của cây cà chua: Chiều cao cây cuối cùng, khả năng phân cành, thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng,
- Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại của cây cà chua: bệnh sương mai, bệnh virut, bệnh cháy lá, sâu đục quả, bọ phấn.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: số quả /cây; khối lượng trung
bình quả; năng suất cá thể, năng suất thực thu.
- Hàm lượng NO3, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV (mg/kg), vi sinh vật trước thu hoạch.
- Tính hiệu quả kinh tế + Đối với cải bắp
- Một số đặc điểm sinh trưởng của cây cải bắp: Chiều cao cây (cm), chiều rộng tán (cm), số lá trong, số lá ngoài, thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng,
- Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại của cây cải bắp: bệnh thối nhũn, bệnh đốm lá, sưng rễ, sâu tơ, sâu xanh.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: khối lượng bắp; năng suất thương phẩm, năng suất thực thu (tấn/ha).
- Hàm lượng NO3, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV (mg/kg), vi sinh vật trước thu hoạch.
- Tính hiệu quả kinh tế + Đối với su su
- Một số đặc điểm sinh trưởng của cây su su: Chiều cao cây (cm), chiều rộng tán (cm), thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng,
- Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại của cây su su: bệnh sương mai, bệnh đốm lá, sâu xanh.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: số quả/cây, khối lượng quả;
năng suất thương phẩm, năng suất thực thu (tấn/ha).
- Hàm lượng NO3, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV (mg/kg), vi sinh vật trước thu hoạch.
- Tính hiệu quả kinh tế + Đối với dưa chuột
- Một số đặc điểm sinh trưởng của cây dưa chuột: Chiều cao cây (cm), chiều rộng tán (cm), thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng,
- Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại của cây dưa chuột: bệnh sương mai, bệnh đốm lá, sâu xanh.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: số quả/cây, khối lượng quả;
năng suất thương phẩm, năng suất thực thu (tấn/ha).
- Hàm lượng NO3, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV (mg/kg), vi sinh vật trước thu hoạch.
- Tính hiệu quả kinh tế