PHẦN 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
4.1. Kết quả thực hiện mô hình tỉnh Hưng Yên
- Dự án hỗ trợ kinh phí cho tổ chức sản xuất và kinh phí xây dựng một bể chứa phân hữu cơ, một bể chứa bao bì thuốc BVTV và một nhà vệ sinh tại chan đồng của Công ty HAVECO.
4.1.2. Kết quả mô hình
- Cán bộ chỉ đạo mô hình 4 người: 02 người của Viện Nghiên cứu Rau quả (01 cán bộ kỹ thuật - Nguyễn Xuân Điệp; 01 cán bộ giám sát VietGAP-Nguyễn Thị Hương); 01 người của sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên; 01 người của công ty Haveco
- Chủng loại rau trong mô hình: Dưa chuột bao tử và cà chua quả nhỏ;
- Giống, thời vụ, diện tích triển khai mô hình sản xuất: 04 ha (02 thời vụ; mỗi thời vụ trồng 01 ha dưa chuột bao tử; 01 ha cà chua bi)
Bảng 13: Mô hình trồng cà chua quả nhỏ và dưa chuột bao tử vụ đông xuân và xuân hẻ 2011-2012 tại Kim Động, Hưng Yên.
Cây Giống
Diện tích trồng
Thời gian trồng
Thời gian thu hoạch
Thời gian kết thúc thu hoạch
Năng suất (tấn/ha)
Thời vụ 1 Dưa chuột
bao tử Giống Anoso 1 ha 2/10/2011 10/11/2011 15/12/2011 27,6 Cà chua
quả nhỏ
Giống Thúy
Hồng 1 ha 26/10/2011 7/12/2011 15/02/2012 58,7 Thời vụ 2
Cà chua quả nhỏ
Giống Thúy
Hồng 1 ha 15/1/2011 25/03/202 4/6/2012 50,2 Dưa chuột
bao tử Giống Anoso 1 ha 25/02/2012 7/4/2012 23/5/2012 31,8 - Loại sâu bệnh hại chính trong năm: Đối với từng loại cây trồng chịu ảnh hưởng của các loại dịch, bệnh khác nhau
+ Cây cà chua: Bệnh sương mai, bệnh đốm lá, sâu vẽ bùa, sâu đục quả ...
+ Cây dưa chuột: Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bệnh thối nhũn, bệnh lở cổ rễ, mốc sương, phấn trắng, sương mai ...
- Loại phân bón, thuốc BVTV nông dân thường sử dụng:
+ Thuốc trừ sâu: Sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất như:
Emamectin Benzoate, Abamectin ...
+ Thuốc trừ bệnh: Sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất như:
Metalaxyl, Mancozeb, Validamycin, Cacbendazim, Chlorothalonil... để phòng và trị bệnh;
- Cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV:
Sản xuất rau trong vùng dự án sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo
“nguyên tắc 4 đúng”. Thuốc BVTV trên thị trường có nhiều chủng loại, nếu không được sử dụng đúng vừa không hiệu quả mà còn gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình sản xuất, trước khi bón phân hay phun thuốc BVTV, lao động được cán bộ quản lý trực tiếp hướng dẫn chi tiết: “Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách”.
Các loại cây trồng trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt. So sánh với giới hạn cho phép về chỉ tiêu dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, nitrat và vi sinh vật, tất cả các sản phẩm đều đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảng 14: Chất lượng cà chua quả nhỏ và dưa chuột bao tử vụ đông xuân và xuân hẻ 2011-2012 tại Kim Động, Hưng Yên.
Nguồn: Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng Rau quả
- Quá trình sinh trưởng, phát triển, thu hoạch, sơ chế sản phẩm:
Các loại cây trồng trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, thu hoạch bán được giá cao. Các hộ trong mô hình khi thu hoạch đều thực hiện tốt các biện pháp thu hoạch theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, giảm tổn thất khi thu hoạch.
STT Tên chỉ tiêu
Vụ 1 Vụ 2
Giới hạn cho phép Cà chua
quả nhỏ
Dưa chuột bao tử
Cà chua quả nhỏ
Dưa chuột bao tử
1 Abamectin KPH KPH KPH KPH (0,02)
2 Benomyl KPH KPH KPH KPH (0,02)
3 Chlorpyrifos KPH KPH <0,0002 KPH (0,1)
4 Cypermethrine KPH KPH KPH KPH (0,05)
5 Metalaxyl KPH KPH KPH KPH (0,5)
6 Deltamethrin KPH KPH KPH KPH (0,5)
7 Arsen (As) mg/kg
0,0184 0,152 0,0195 0,152 1,0*
8 Cadimi (Cd) mg/kg
0.0547 0,014 0,0248 0,014 0,1*
9 Đồng (Cu) mg/kg
1,0958 0,70 1,548 0,70 30*
10 Thủy ngân(Hg) mg/kg
0,0014 0,006 0,0013 0,006 0,05*
11 Chì (Pb) mg/kg
0,1278 0,061 0,02801 0,061 0,1*
12 Nitrate(NO3-) mg/kg
142 135 146 135 150*
13 Salmonella TB/g
0 KPH KPH KPH 0*
14 E.coli TB/g
4 KPH 5 KPH 10*
15 Coliform TB/g 50 90 85 90 200*
- Công tác vệ sinh đồng ruộng, quản lý chất thải được thực hiện tốt: với sự giúp đỡ của Dự án các loại phân chuồng, tàn dư thực vật được ủ trong bể xây với men vi sinh, vỏ thuốc BVTV sau khi phun được thu gom cho vào thùng chứa và đưa đi tiêu hủy, ... đáp ứng tiêu chí của VietGAP.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm, khai thác thị trường:
Các loại rau trồng trong mô hình được công ty HAVECO thu mua với giá cao và xuất khẩu sang các nước như Đài Loan, Pháp, Nga,... với giá trị kinh tế cao Bảng 15: Hiệu quả kinh tế 1ha mô nình:
ĐVT: 1.000 đ Chủng loại cây Thu nhập(đ) Giá đầu vào(đ) Lãi thuần(đ) Thời vụ 1
+ Cây cà chu quả nhỏ 352.200 167.300 184.900 + Cây dưa chuột bao tử 220.800 102.500 118.300 Thời vụ 2
Trước khi có DA
Sau khi thực hiện DA
Sau
+ Cây cà chu quả nhỏ 301.200 167.300 133.900 + Cây dưa chuột bao tử 254.400 102.500 151.900
- Nhận thức của công nhân và nông dân trong sản xuất rau an toàn áp dụng VietGAP:
Thời gian trước khi dự án được triển khai công nhân và nông dân nhận thức về sản xuất rau an toàn áp dụng theo VietGAP còn nhiều hạn chế: phun thuốc không theo định kỳ, phun quá liều lượng hướng dẫn, sử dụng các loại thuốc BVTV có độ độc cao, bón nhiều phân vô cơ nhất là phân đạm, bón các loại phân không cân đối, không có thói quen ghi chép nhật ký đồng ruộng. Tuy nhiên, sau khi dự án triển khai, cùng với sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hưng Yên cũng như Viện nghiên cứu Rau quả đã giúp cho công nhân của công ty HAVECO và nông dân nâng cao nhận thức, hiểu được lợi ích sản xuất rau theo VietGAP. Ghi chép đầy đủ nhật ký đồng ruộng
Có cán bộ kỹ thuật chỉ đạo trực tiếp nên công tác chăm sóc đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu, bệnh hiệu quả hơn, giảm số lần phun thuốc, đảm bảo thời gian cách ly...
b. Công tác đánh giá nội bộ:
- Nội dung: Các tổ nhóm giám sát nhau, hướng dẫn bổ sung kỹ thuật cho nhau trong quá trình triển khai thực hiện;
- Cách thức: Cán bộ chỉ đạo trực tiếp tham gia cùng tổ nhóm tham gia sản xuất trong vùng dự án tự kiểm tra và đánh giá lẫn nhau, nêu lên những điểm đã làm tốt, những điểm chưa làm tốt để rút kinh nghiệm trong thời gian tới.
Thuận lợi, khó khăn - Thuận lợi:
+ Các hoạt động của dự án nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban quản lý dự án, lãnh đạo sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên, UBND, HTXDV Nông nghiệp xã Hiệp Cường, các đoàn thể như hội Phụ nữ, hội Nông dân,...Sản xuất rau an toàn đang được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các cấp, các ngành của Hưng Yên quan tâm; trong thời gian tới, sẽ xây dựng kế hoạch đầu tư cơ chế, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, tăng cường năng lực để phát triển sản xuất rau an toàn tại địa phương;
+ Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý từ tỉnh đến huyện, xã được đào tạo chính quy, có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm tổ chức, chỉ
đạo sản xuất; có khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới, chuyển giao cho nông dân thực hiện;
+ Vùng dự án có vị trí giao thông thuận lợi cho việc triển khai, thực hiện dự án;
+ Người lao động tham gia dự án có trình độ thâm canh khá cao, nhanh nhạy tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều vùng sản xuất nông sản theo hướng tập trung đã hình thành
+ Với nội dung và phương pháp giảng mới kết hợp học lý thuyết trong phòng và thực hành ngoài đồng ruộng đã thu hút được người học tham gia sản xuất trên cánh đồng của mình đạt kết quả tốt.
- Khó khăn:
+ Chậm thay đổi toàn bộ thói quen về canh tác, sử dụng phân bón hoá học, thuốc BVTV tuỳ tiện của người thực hiện;
+ Việc tổ chức sản xuất phải tốn công sức, để nhiều lao động cùng làm theo một quy trình nghiêm ngặt là điều không dễ. Việc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên cơ sở tự nguyện, nên không thể dùng biện pháp hành chính để bắt buộc, mà chỉ thông qua tuyên truyền, vận động;
+ Chi phí sản xuất lớn, chưa xây dựng được thương hiệu nên thị trường tiêu thụ còn hạn chế.
+ Việc ghi chép nhật ký phức tạp gây khó khăn cho người thực hiện.
4.1.3. Hội nghị đầu bờ giới thiệu mô hình sản xuất cà chua quả nhỏ và dưa chuột bao tử an toàn theo VietGAP
Thời gian: Ngày 12/6/2012
Địa điểm: UBND xã Hiệp Cương, huyện Kim Động, Hưng Yên Thành phần tham gia: 50 người, bao gồm:
Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Hưng Yên: bao gồm Phòng Trồng trọt, chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản, chi cục BVTV, Trung tâm khuyến nông.
Huyện Kim Động: Phòng Nông nghiệp huyện.
Xã Hiệp Cường: Lãnh đạo và cán bộ xã, hợp tác xã Nông dân xã Hiệp Cường
Công ty HAVECO: lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên cứu Rau quả
Đài truyền hình tỉnh Hưng Yên.
Hội nghị đã nghe các kết quả thực hiện dự án tại tỉnh Hưng Yên về tập huấn và xây dựng mô hình. Các bài phát biểu của địa phương và nông dân đều đánh giá tốt và mong muốn mở rộng hoạt động của dự án cả về quy mô và đối tượng cây trồng. Hội nghị còn đề xuất thị trường tiêu thụ và mối liên kết giữa các đối tác trong dự án cần đẩy mạnh hơn nữa.