Gia tăng quy mô các nguồn lực trong khu vực kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

1.2.2. Gia tăng quy mô các nguồn lực trong khu vực kinh tế tư nhân

Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất kinh được hiểu là số lượng các doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân có sự tăng lên theo thời gian, năm sau nhiều hơn so với năm trước.

- Phải gia tăng số lượng các doanh nghiệp tư nhân vì đó chính là các cơ sở sản xuất, nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh, là nơi diễn ra sự kết hợp các yếu tố nguồn lực để tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Doanh nghiệp càng nhiều thì càng sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ.

Để các doanh nghiệp tư nhân ra đời và phát triển, thì việc cải thiện và đổi mới trong các dịch vụ công đối với khu vực doanh nghiệp, hướng tới nền hành chính và công vụ hiệu quả phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp là rất quan trọng, đó là điều kiện thuận lợi đề các doanh nghiệp phát triển.

Số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực KTNN càng tăng thì sự đóng góp vào nền kinh tế quốc dân sẽ càng lớn.

- Tiêu chí đánh giá: Để đánh giá sự gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh, thường sử dụng các tiêu chí sau:

+ Số lượng doanh nghiệp qua các năm (tổng số và từng loại);

+ Mức tăng về số lượng doanh nghiệp qua các năm;

+ Tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp qua các năm;

+ Tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập.

1.2.2. Gia tăng quy mô các nguồn lực trong khu vực kinh tế tư nhân

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nó giúp doanh nghiệp tăng đề kháng đối với các đối thủ và biến động

của nền kinh tế. Các nguồn lực của doanh nghiệp là tổng thể các yếu tố sản xuất, tổng thể các nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất.

Gia tăng quy mô các nguồn lực có nghĩa là tăng quy mô các yếu tố sản xuất, từng nguồn lực sản xuất như: Lao động, vốn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý doanh nghiệp…

- Nội dung gia tăng quy mô các nguồn lực:

a.Tài chính

- Nguồn lực tài chính bao gồm các nguồn vốn sở hữu, khả năng vay nợ và tự tài trợ của doanh nghiệp.

Vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Tất cả các doanh nghiệp muốn bắt đầu hoạt động sản xuất đều cần có vốn;

vốn đầu tư của doanh nghiệp bao gồm vốn đầu tư cho xây dựng, mua sắm máy móc, trang thiết bị, mua nguyên vật liệu…

Trong quá trình hoạt động, tùy thuộc vào chiến lược sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp có thể huy động vốn dựa trên quan hệ xã giao hoặc vay ngân hàng. Khả năng tài trợ và khả năng vay nợ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tiêu chí đánh giá: Để đánh giá quy mô nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp trong kinh tế tư nhân, thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Vốn chủ sở hữu bình quân của một doanh nghiệp qua các năm;

+ Tỷ trọng doanh nghiệp theo mức vốn;

+ Cơ cấu vốn sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.

b. Lao động

- Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, bao gồm thể lực và trí lực; được huy động vào quá trình sản xuất.

Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, bao gồm lao động, vốn, công nghệ thì lao động là yếu tố có tính chất quyết định nhất; một doanh nghiệp có

thể có vốn, máy móc thiết bị hiện đại…tuy nhiên nếu nguồn lao động bị hạn chế thì các yếu tố trên không phát huy tác dụng.

- Để nâng cao chất lượng lao động cần thiết phải:

+ Đào tạo và thường xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực để nâng cao năng lực người lao động, bao gồm: Trình độ kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ…

+ Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực bằng cách điều chỉnh tiền lương, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến…

- Trong nguồn nhân lực, nguồn nhân lực quản lý cần phải đặc biệt chú ý, bao gồm trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Nó thể hiện ở khả năng điều hành, năng lực khảo sát thị trường…ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất doanh nghiệp.

- Việc sử dụng tốt nguồn lao động sẽ là điều quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Số lượng lao động bình quân 1 doanh nghiệp;

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động;

+ Cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động;

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giám đốc;

c. Ngun lc vt cht

- Là toàn bộ cơ sở vật chất của doanh nghiệp với tất cả các phương tiện vật chất được sử dụng để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm: Mặt bằng kinh doanh, nhà xưởng, trang thiết bi, máy móc, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa…

Nguồn lực vật chất là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nó quyết định năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp trang bị tốt các nguồn lực trên thì sẽ có nhiều cơ

hội thuận lợi để phát triển.

Phát triển mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp không đơn thuần là mở rộng diện tích sản xuất kinh doanh mà còn xây dựng các mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp, thuận tiện và hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy, mặt bằng sản xuất kinh doanh thuận lợi cũng là một lợi thế so sánh, tạo ra thế mạnh không nhỏ cho doanh nghiệp.

Ngoài các yếu tố khác, sự phát triển của doanh nghiệp còn biểu hiện qua trang thiết bị máy móc, kho bãi, phương tiện vận chuyển.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Giá trị cơ sở vật chất qua từng năm;

+ Sự thuận lợi của mặt bằng kinh doanh.

d. Công ngh

- Nguồn lực công nghệ bao gồm trình độ công nghệ, mức độ hiện đại của máy móc thiết bị, bằng sáng chế phát minh của doanh nghiệp, nhãn hiệu thương mại, phần mềm, bản quyền phát minh của doanh nghiệp.

Trong quá trình hội nhập hiện nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Vì thế, các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư thay đổi công nghệ, máy móc, thiết bị phù hợp. Phát triển công nghệ, máy móc thiết bị công nghệ không chỉ là mua máy móc thiết bị mà phải quan tâm đến các phương pháp sản xuất, năng lực quản lý. Công nghệ phát triển giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng nhờ đổi mới và cải tiến quy trình công nghệ sản xuất.

- Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất biểu hiện tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Mức độ hiện đại của công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)