CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1.1. Căn cứ vào xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân
Phát triển kinh tế tư nhân - xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Dù ở cấp toàn cầu, quốc gia hay từng địa phương, KTTN đã, đang và sẽ ngày càng phát triển và đảm nhận vị thế quan trọng hơn trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, những quốc gia và địa phương nào sớm nắm bắt được nhu cầu, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của khu vực KTTN thì càng khai thác được nhiều hơn các tác động tích cực,
phòng ngừa hoặc giảm thiểu được các tác động tiêu cực từ sự phát triển KTTN.
Mức độ đóng góp của KTTN vào tổng sản phẩm trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục qua các năm cho thấy khu vực KTTN ngày càng quan trọng, trở thành động lực lớn đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, số lượng các doanh nghiệp trong khu vực KTTN tăng lên trong khi kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước đang có xu hướng giảm số lượng. Loại hình công ty TNHH có tốc độ tăng nhanh nhất;
quy mô vốn doanh nghiệp KTTN tương đối nhỏ và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực TM-DV.
Khu vực KTTN đóng góp nhiều nhất vào GDP và tạo ra việc làm nhiều
nhất, xấp xỉ 50% GDP và gần 90% số lao động. Thế nhưng, khu vực này hầu như không được hưởng ưu đãi nào, chưa kể những bất cập về chính sách, các cơ quan hành chính gây khó dễ, cơ chế xin - cho gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp. KTTN ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy, cần có những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho KTTN phát triển.
Theo đó, cần coi KTTN là bộ phận cấu thành và động lực phát triển ngày càng quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Cần lấy sự phát triển nhanh KTTN và hiệu quả kinh tế - xã hội chung, sự cải thiện chất lượng sống mọi mặt của nhân dân làm tiêu chuẩn đánh giá tính đúng đắn của những cơ chế, chính sách được lựa chọn.
3.1.2. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế tư nhân của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Huyện Lệ Thủy tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao gắn với phát triển bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khai thác tốt mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hoá, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu, sau năm 2020 đưa huyện Lệ Thuỷ ra khỏi tình trạng huyện thuần nông - kém phát triển, trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh.
Tốc độ phát triển kinh tế: giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 12,0- 12,5%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 13,6-14%/năm. Cơ cấu kinh tế như sau: Đến năm 2015: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 35%; công nghiệp - xây dựng 28%; dịch vụ 37%. Đến năm 2020: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 29%;
công nghiệp - xây dựng 32%; dịch vụ 39%. Thu nhập bình quân đầu người: đến năm 2015 đạt 26 triệu đồng/năm và đến năm 2020 đạt 50,22 triệu đồng/năm.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh và khu vực. Tiếp tục đầu tư công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. Khai thác tốt các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề ở nông thôn nhằm thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch kinh tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Tập trung đầu tư để hình thành và phát triển một số khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mở rộng những ngành nghề truyền thống: Thủ công mỹ nghệ, chế biến nông - lâm - thuỷ sản; hình thành một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, hàng đặc sản, hàng lưu niệm chủ lực có thương hiệu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2011- 2020 đạt 15,5%. Đến năm 2020, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu như sau:
nước khoáng 30.000 nghìn lít; titan 4.000 tấn; gạch tuynel 30.000 nghìn viên;
gạch không nung 15.000 nghìn viên; giấy kraft 20.000 tấn; cát sạn 300 nghìn m3; may xuất khẩu 1.000 - 2.000 nghìn sản phẩm.
Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ thương mại, buôn bán vật tư hàng hóa, khách sạn, nhà hàng, du lịch, vận tải, bưu chính - viễn thông; khai thác có hiệu quả các điểm du lịch trên địa bàn. Phấn đấu giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ bình quân đạt 16,0%/năm; đến năm 2020, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 39,0%.
Chú trọng phát triển mạng lưới thương mại- dịch vụ rộng rãi; đầu tư nâng cấp chợ đầu mối. Quy hoạch phát triển trung tâm thương mại tại thị trấn Kiến Giang để về lâu dài trở thành trung tâm thương mại phía Nam tỉnh.
Tranh thủ các nguồn vốn, xúc tiến đầu tư nâng cấp các khu du lịch - dịch vụ.
3.1.3. Một số quy định có tính nguyên tắc khi đề ra giải pháp
Một là, phát triển kinh tế tư nhân - xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay trở thành động lực lớn đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước.
Hai là, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy phải được đặt trong và tuân thủ các nội dung của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020; đồng thời phải được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Miền Trung và mối liên kết với các vùng, địa phương khác trong cả nước; đồng thời phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như cam kết và thông lệ của quốc tế.
Ba là, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Lệ Thủy phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Phát triển KTTN bền vững, xây dựng định hướng phát triển các ngành trên quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, các lợi thế về địa lý và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.
Bốn là, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho KTTN đầu tư SXKD, đồng thời tăng cường sự quản lý của nhà nước để kinh tế huyện Lệ Thủy đi theo chiến lược đã vạch ra.
Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức chính trị-xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trong khu vực KTTN.
Sáu là, phát triển KTTN phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa