Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN LỆ THỦY ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy a. V trí địa lý, địa hình

- Vị trí địa lý:

Lệ Thủy là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Quảng Bình. Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp với huyện Quảng Ninh và phía Đông giáp biển Đông.

Huyện Lệ Thủy được chia thành 28 xã và thị trấn, trên địa bàn có tuyến đường sắt, quốc lộ 1A, và đường Hồ Chí Minh đi qua. Vì thế huyện Lệ Thủy có vị trí quan trọng về kinh tế, là cửa ngõ phía Nam vào tỉnh Quảng Bình; có

tuyến đường sắt Bắc – Nam tuyến, quốc lộ 1A và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua góp phần thuận lợi cho sự giao lưu hàng hóa trong nước và phát triển du lịch; có Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo tiếp giáp tỉnh Khammouan của Lào là nơi luân chuyển hàng hóa và khách du lịch đến các nước Đông Dương. Vị trí huyện Lệ Thủy gần tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây đi qua cửa khẩu Lao Bảo, nên có thể vai thuận lợi cho sự phát triển trao đổi hàng hóa ra bên ngoài và phát triển du lịch dịch vụ các nước như Thái Lan, Myanmar, Campuchia dễ dàng.

- Địa hình:

Địa hình đa dạng, chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp. Mức độ chia cắt lớn nên việc di chuyển giữa các vùng tương đối khó khăn. Phía tây huyện là dãy Trường Sơn, địa hình dốc theo hướng đông với vùng núi, đồi, có suối nước khoáng Bang với nguồn nước khoáng đang được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai. Phần giữa huyện là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang. Ven biển là những dải cồn cát trắng kéo dài hàng chục cây số. Ngoài làng chài và một bãi tắm, đa phần còn lại đều hoang sơ.

- Khí hậu thủy văn:

Lệ Thủy - một huyện phía Nam thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình nằm trong khu vực miền Trung, chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 22-24,40C. Vào mùa khô có những đợt nắng nóng kéo dài, vào mùa mưa có những đợt rét đậm, rét hại và hàng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió, bão vào tháng 9, tháng 10, tháng 11.

b. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất 141.611 hécta, với nhiều loại đất khác nhau như đất nông nghiệp, đất cát ven biển, đất nhà ở. Với tổng diện tích đất nông nghiệp

gồm 127.490,53ha trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 22.454,11ha và diện tích đất lâm nghiệp là 104.683,20ha. Có nhiều diện tích đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cao su như đất rừng tự nhiên nghèo kiệt, diện tích đất rừng trồng, tập trung tại các xã vùng núi và vùng gò đồi như Văn Thủy, Phú Thủy, Trường Thủy, Sơn Thủy, Sen Thủy, Thái Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy.

- Tài nguyên du lịch

Tiềm năng du lịch của huyện Lệ Thủy là vô cùng lớn. Một số điểm du lịch nổi tiếng ở huyện như: Khu du lịch nước suối Bang, nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bãi biển Ngư Thủy, Bàu Sen…Với vị trí địa lý thuận lợi về cả đường bộ và đường sắt đi qua nên trong tương lai dịch vụ du lịch sẽ là động lực phát triển kinh tế.

- Tài nguyên rừng

Địa hình Lệ Thủy với khoảng 2/3 là địa hình đồi núi. Vì thế, tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng; trên địa bàn huyện diện tích đất lâm nghiệp là 104.683 ha, đồi núi gần như đã được phủ đầy các loại cây công nghiệp như keo, bạch đàn, tràm, thông, cao su cho giá trị kinh tế cao. Các cây gỗ quý như lim, táu…vẫn còn tuy chỉ chiếm phần nhỏ. Thực tế hiện nay, tài nguyên rừng đã góp phần nâng cao đời sống của người dân ở các xã miền núi.

- Tài nguyên biển:

Bờ biển huyện Lệ Thủy dài khoảng 20km kéo dài qua nhiều xã với cát trắng, sạch. Bãi biển Ngư Thủy có bãi tắm đẹp có tiềm năng phát du lịch. Bên cạnh đó, vùng biển Lệ Thủy rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản; biển cung cấp nguồn lợi thủy sản dồi dào, phong phú, gồm nhiều loài cá và hải sản quý có giá trị kinh tế cao; ngư trường đánh bắt không chỉ ở huyện mà mở rộng ra các tỉnh lân cận. Ngoài ra, vùng biển Lệ Thủy còn có nhiều mỏ Titan với trữ lượng lớn và là tài nguyên xuất khẩu trong những năm gần đây.

- Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt phong phú với con sông Kiến Giang và có nhiều hồ đập, trạm bơm trên địa bàn huyện. Chất lượng nước khá tốt thích hợp cho sinh họa của người dân, sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)