CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.4. Thực trạng về phát triển thị trường
- Sự hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố thị trường, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, đây là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của các doanh nghiệp
; dựa vào thị trường mà các doanh nghiệp điều tiết hoạt động SXKD của mình. Có nhiều tiêu thức phân loại thị trường khác nhau, trong phạm vi luận văn này chỉ căn cứ vào các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất có thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu ra.
Thị trường các yếu tố đầu vào bao gồm thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu máy móc thiết bị và thị trường vốn; thị trường các yếu tố đầu ra chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Thực trạng mở rộng thị trường: Những năm qua, việc mở rộng thị trường trên địa bàn và các địa phương lân cận của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đang gặp nhiều trở ngại không nhỏ. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp KTTN và các cơ quan nhà nước là rất quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp KTTN nắm bắt kịp thời chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành, cá đơn vị kinh tế có liên quan. Tuy nhiên, mối quan hệ này còn lỏng lẽo, thậm chí nhiều doanh nghiệp dường như không quan tâm đến vấn đề này.
Một thực tế cho thấy các doanh nghiệp KTTN luôn gặp khó khăn trong vấn đề thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh, các thông tin về ngoại
thương chưa nắm bắt được, các kết quả nghiên cứu thị trường chung còn nằm ngoài khả năng tiếp cận của họ, hơn nữa độ tin cậy của thông tin hiện nay chưa cao, nội dung thông tin còn nghèo nàn, ít được cập nhật thường xuyên và lạc hậu so với biến động của thị trường.
Hầu hết các doanh nghiệp đều có mối quan hệ với ngân hàng, nhưng các doanh nghiệp KTTN được hưởng các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp chiếm ở mức không đáng kể, việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tham gia vào mở rộng hoạt động SXKD chưa đạt kết quả cao; các thủ tục hành chính còn bị phân biệt đối xử so với các doanh nghiệp nhà nước như thủ tục lâu hơn, chi phí nhiều hơn. Vì thế, cần có những biện pháp khả thi để khắc phục những hạn chế nêu trên, nhằm thức đẩy mở rộng hoạt động SXKD đối với các doanh nghiệp KTTN là vấn đề hết sức cần thiết.
- Tiêu chí quan trọng thể hiện phát triển thị trường là sự thay đổi doanh thu của doanh nghiệp.
Bảng 2.16. Doanh thu theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thuộc KTTN qua các năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng (triệu đồng) 201817 216831 274159 332579 384347
CN-XD 89561 91568 88985 68257 62364
DV-TM 112256 125263 185174 264322 321983
Tỷ trọng (%):
CN-XD 44,38 42,23 32,46 20,52 16,23
DV-TM 55,62 57,77 67,54 79,48 83,77
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Dựa vào bảng trên, nhìn chung doanh thu của doanh nghiệp trong khu
vực KTTN có xu hướng tăng rõ rệt, năm 2009 đạt doanh thu 201817 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 216831 triệu đồng, sang năm 2011 có sự tăng mạnh lên đến 274159 triệu đồng, qua năm 2012,2013 có doanh thu đạt lần lượt là 332579 triệu đồng và 384349 triệu đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng doanh thu giữa hai lĩnh vực SXKD có sự khác biệt, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực DV-TM có doanh thu tăng liên tục qua các năm, năm 2009 là 112256 triệu đồng, năm 2010 đạt 125263 triệu đồng
Xét về tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực DV-TM luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 đạt 112.256 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,62%, năm 2010 có sự gia tăng nhẹ đạt 125.263 triệu đồng chiếm tỷ trọng 57,77%, những năm sau tỷ trọng doanh thu có sự gia tăng mạnh mẽ, năm 2011 đạt doanh thu 185.174 triệu đồng chiếm 67,54%, năm 2012 doanh thu lên đến 264.322 triệu đồng chiếm 79,48% và năm 2013 đạt doanh thu lớn nhất là 321.983 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,77%. Lĩnh vực CN-XD, doanh thu có xu hướng giảm rõ rệt, cụ thể năm 2010 doanh thu đạt 89.561 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44,38%, năm 2010 doanh thu có sự gia tăng nhẹ lên 91.568 triệu đồng nhưng tỷ trọng giảm xuống 42,23% có thể giải thích là năm 2010 sự gia tăng doanh thu của lĩnh vực này không bằng doanh thu của lĩnh vực TM-DV; các năm tiếp theo doanh thu và tỷ trọng đều giảm, năm 2011 doanh thu đạt 88.985 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,46%, năm 2012 giảm xuống 68.257 triệu đồng chiếm 20,52%, năm 2013 tiếp tục giảm chỉ còn 62.364 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16,23% là mức thấp nhất trong 5 năm qua. Như vậy, trong những năm vừa qua các doanh nghiệp KTTN hoạt động trong lĩnh vực CN-XD không có hiệu quả và liên tiếp sụt giảm doanh thu, trong khi đó các doanh nghiệp KTTN hoạt động trong lĩnh vực TM-DV có sự phát triển mạnh mẽ góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế huyện nhà.
- Một tiêu chí quan trọng nữa để đánh giá sự mở rộng thị trường là tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Bảng 2.17. Tốc độ tăng doanh thu theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thuộc KTTN qua các năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng (triệu đồng) 201817 216831 274159 332579 384347
Tốc độ tăng % - 7,44 26,44 21,31 15,57
CN-XD 89561 91568 88985 68257 62364
Tốc độ tăng % - 2,24 -2,82 -23,29 -8,63
DV-TM 112256 125263 185174 264322 321983
Tốc độ tăng % - 11,59 47,83 42,74 21,81
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy Phân tích số liệu ở bảng trên, nhìn chung tốc độ gia tăng doanh thu của doanh nghiệp KTTN luôn dương qua các năm và gia tăng ở mức cao; cụ thể năm 2010 tốc độ gia tăng mới chỉ là 7,44% nhưng qua năm 2011 đã tăng lên 26,44% , năm 2012 có giảm nhẹ so với năm 2011 ở mức 21,31%, năm 2013 là 15,57%. Phân theo lĩnh vực hoạt động, tốc độ gia tăng ở hai lĩnh vực hoàn toàn trái ngược nhau, doanh nghiệp KTTN hoạt động trong lĩnh vực CN-XD có tốc độ gia tăng doanh thu năm 2010 là 2,24%, các năm còn lại tốc độ gia tăng doanh thu luôn âm, năm 2011 là (-2,82%), năm 2012 giảm sút mạnh xuống (-23,29%) và năm 2013 là (-8,63%); ngược lại, các doanh nghiệp KTTN hoạt động trong lĩnh vực DV-TM luôn đạt tốc độ gia tăng dương và cao qua các năm, năm 2010 đạt tốc độ tăng doanh thu 11,59%, năm 2011 tăng lên mạnh mẽ đạt đến 47,83%, năm 2012 có tốc độ tăng doanh thu là 42,74%
và năm 2013 đạt 21,81%. Như vậy, trong những năm vừa qua doanh thu doanh nghiệp trong khu vực KTTN có sự gia tăng với tốc độ khá cao, đó là
điều thành công, nhưng sự gia tăng này thực sự không chất lượng khi chỉ có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực DV-TM là tăng trong khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN-XD có xu hướng giảm. Đây là thực trạng đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của huyện trong những năm đến.